dochinhha

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương
và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 3
I. Tổ chức hạch toán tiền lương: 3
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương: 3
2. Qũy tiền lương và thành phần của qũy tiền lương: 3
3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (chế độ tiền lương) 4
a. Hình thức trả lương theo thời gian 4
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm 4
c. Lương khoán 7
4. Nội dung hạch toán tiền lương: 7
a. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: 7
b. Tài khoản sử dụng: 8
c. Trình tự và phương pháp hạch toán: 8
II. Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
1. Khái niệm, nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
2. Sự hình thành và sử dụng qũy BHXH, BHYT, KPCĐ: 11
3. Nội dung hạch toán: 12
III. Hạch toán các khoản thu nhập khác của người lao động: 14
IV. Chứng từ , sổ sách dùng để hạch toán tiền lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ: 14
1. Chứng từ dùng để hạch toán: 14
a. Bảng chấm công 15
b. Bảng thanh toán tiền lương 15
c. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 15
d. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội 16
e. Bảng thanh toán tiền thưởng 16
f. Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành 16
g. Phiếu báo làm thêm giờ 16
h. Hợp đồng giao khoán: 17
i. Biên bản điều tra tai nạn lao động 17
2. Sổ sách dùng để hạch toán: 17
CHƯƠNG II: Thực trạng hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà nội 22
I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty
ảnh hưởng đến công tác kế toán: 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 22
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 23
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 27

II. Thực trạng lao động, phân phối tiền lương tại Công ty: 29
1. Các loại lao động trong công ty 29
2. Các hình thức trả lương hiện nay ở công ty: 30
3. Thực trạng phân phối tiền lương tại Công ty trong ba năm gần đây: 30
III. Hạch toán tiền lương chính sách: 32
IV. Hạch toán tiền lương khoán: 35
V. Hạch toán BHXH phải trả cho người lao động
và các khoản tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động: 41
VI. Hạch toán các khoản trích theo lương 42
1. Trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 42
2. Các tài khoản sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương 43
3. Hạch toán các khoản trích theo lương : 43
VII.Trình tự hạch toán lương: (Lương chính sách và lương khoán) 47
1. Tính ra tiền lương phải trả CNV 47
2. Tạm ứng lương 49
CHƯƠNG III
Phương hướng hoàn thiện tiền lương
với việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 59
I. Đánh giá chung về tình hình hạch toán tiền lương
và các khoản trích theo lương 59
1. Ưu điểm 60
2. Nhược điểm: 60
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
tại Công ty viễn thông Hà nội 62
1. Tạo nguồn tiền lương 62
2. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương hợp lý 63
3. Công tác ghi sổ kế toán cần chi tiết và kịp thời hơn nữa 64
4. Tổ chức tốt công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương 65
III. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: 65
Kết luận 67
Danh mục tài liệu tham khảo 68

Lời mở đầu
Qua nghiên cứu, chúng ta đã nhận thấy trong quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt lõi nhất, cũng đồng thời là vấn đề tinh tế, phức tạp nhất. Khai thác được những tiềm năng của nguồn lực con người chính là chìa khoá để mỗi doanh nghiệp đạt được thành công trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân chia và kết hợp các lợi ích phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Các lợi ích đó bao gồm: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích của ông chủ (hay của doanh nghiệp) và lợi ích xã hội. Lợi ích vật chất của cá nhân người lao động được thể hiện ở thu nhập của người đó.
Thu nhập và tiền lương đối với người lao động là hai phạm trù kinh tế khác nhau. Tiền lương dùng để chỉ số tiền nhà nước trả cho người lao động trong khu vực nhà nước thông qua các thang, bảng lương và phụ cấp. Thu nhập bao gồm ngoài khoản tiền lương, còn tiền thưởng, tiền chia lợi nhuận và các khoản khác mà các doanh nghiệp phân phối cho người lao động theo sản lượng hay chất lượng lao động. Trong đó, tiền lương là phần thu nhập chính, chiếm tỷ trọng lớn, nó có tác dụng lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của người lao động. Vì vậy, đối với mọi doanh nghiệp, vấn đề tiền lương trong những năm tới có vị trí quan trọng đặc biệt.
Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người lao động, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một cách quản lý, hạch toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi ngộ, nhưng cũng phải có những ứng dụng sáng tạo căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Công ty Viễn thông Hà nội là đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đơn vị có nhiều đóng góp nỗ lực cho sự phát triển vượt bậc của ngành Bưu điện. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty Viễn thông Hà Nội đã tự khẳng định được mình trên thương trường. Công ty đã có những bước đi vững chắc, phát triển một cách toàn diện và nhanh chóng hội nhập vào mạng lưới thông tin quốc gia, quốc tế. Những thành tựu của Ngành Bưu chính Viễn thông nói chung và của Công ty Viễn thông nói riêng đã góp phần to lớn vào công cuộc xã hội hoá thông tin của đất nước .
Là sinh viên khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, qua thời gian thực tập tại Công ty Viễn thông Hà Nội, tui đã có điều kiện củng cố, tích luỹ, làm sáng tỏ những kiến thức tiếp thu được trong nhà trường về cách thức tổ chức, nội dung trình tự công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình thực tập tốt nghiệp đã giúp tui có thêm những kiến thức thực tế về lĩnh lực mà tui mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn. Đó là vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp.
Nội dung bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông Hà Nội.
Chương III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiền lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động.
Vì lĩnh vực nghiên cứu này còn mới mẻ đối với bản thân tui cho nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. tui xin chân thành Thank và rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng








dẫn của các thầy cô trong Khoa Kế toán.
tui xin chân thành Thank Lãnh đạo, Phòng Kế toán Tài chính và Phòng Tổ chức Hành chính của Công ty Viễn thông Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tui hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình tại Công ty. tui cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Cô giáo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thị Gái đã giúp tui hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này.


CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

I. Tổ chức hạch toán tiền lương:
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương:
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất trước hết cần bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Nói cách khác, tiền lương chính là nhân tố thúc đầy tăng năng suất lao động.

2. Qũy tiền lương và thành phần của qũy tiền lương:
Qũy tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần qũy tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian(tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ, đắt đỏ…), tiền thưởng trong sản xuất. Qũy tiền lương (hay tiền công) bao gồm nhiều loại, tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.

3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (chế độ tiền lương)
a. Hình thức trả lương theo thời gian
Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai yếu tố: số thời gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động.
Chế độ trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, nhưng nhược điểm là chỉ mới xem xét đến mặt số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng, nên vai trò kích thích sản xuất của tiền lương hạn chế.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn áp dụng hình thức trả lương này để trả cho đối tượng công nhân chưa xây dựng được định mức lao động cho công việc của họ, hay cho công việc xét thấy trả lương theo sản phẩm không có hiệu quả, ví dụ: sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm hay sản xuất những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương theo thời gian, người ta áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng.
Trong những năm vừa qua, hình thức trả lương theo thời gian có xu hướng thu hẹp dần. Nhưng xét về lâu dài, khi trình độ khoa học phát triển cao, trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao thì hình thức lương theo thời gian lại được mở rộng ở đại bộ phận các khâu sản xuất, vì lúc đó các công việc chủ yếu là do máy móc thực hiện.
+ Các đơn vị trực thuộc phati tự gửi bản chấm điểm các chỉ tiêu yêu cầu để thường trực tập hợp, theo dõi, đối soát với bảng chấm điểm của các chức chức năng và lập bảng tổng hợp trình Hội đồng.
- Chế độ làm việc của Hội đồng:
+ Tập trung, dân chủ, Chủ tịch Hội đồng là người quyết định và chịu trách nhiệm.
+ Hàng tháng, nhóm thường trực tổng hợp số liệu và dự thảo quyết định xếp
loại chất lượng cho các đơn vị.
+ Sau khi có quyết định, nếu có gì chưa rõ, các đơn vị có quyền khiếu nại để Hội đồng xem xét điều chỉnh vào tháng sau(nếu có).
*Quy định thời gian làm việc của Hội đồng:
- Hàng tháng, từ ngày 26 đến ngày 30, các đơn vị sản xuất và chức năng báo cáo số liệu cho Tổ thường trực Hội đồng lương khoán.
- Từ ngày 1 đến ngày 5 của tháng sau, thường trực Hội đồng tổng hợp, xử lý cùng số liệu của các phòng ban chức năng và lập báo cáo.
- Từ ngày 6 đến ngày 10 tiếp theo, thường trực Hội đồng báo cáo trình Hội đồng và ra quyết định phân loại chất lượng các đơn vị.
- Từ ngày 11 đến ngày 15 tiếp theo, các đơn vị sau khi nhận được quyết định xếp loại chất lượng thì có trách nhiệm phân phối thu nhập(phần lương khoán) cho CBCNV.
Nội quy này được áp dụng từ ngày 01/09/1997. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bưu điện Hà nội(Phòng TCCB-LĐTL) để tổng hợp trình Giám đốc bổ sung sửa đổi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top