cobetocdai775

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập ở Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị





Phòng TC QTHC có trách nhiệm giúp cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Chịu trách nhiệm trước hết về việc giúp cho công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh qua việc thiết kế các chương trình nguồn nhân lực.
Công tác quản lý, sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với tình hình phát triển SXKD của TCT. Từ đó xây dựng phương án về quy hoạch đội ngũ cán bộ, lực lượng công nhân kỹ thuật của TCT và Công ty mẹ, đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc phạm vi quản lý theo nhiệm vụ cụ thể.
Phòng tiến hành lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm, cử người đi học, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân kỹ thuật, CBCNVC nhằm phát triển nguồn nhân lực của TCT.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y): TCT ĐTPTHTĐT được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty San nền và các công ty thành viên. Công ty thực hiện các dự án đầu tư thiết bị công nghệ, xây dựng các công trình. Hiện nay, TCT đã mở rộng ngành nghề và thị trường, chủ động tìm kiếm việc làm và khách hàng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Công ty mẹ và công ty Sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục để cổ phần hóa trong năm 2010.
LĨNH VỰC KINH DOANH
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 111/2004/QĐ-UB, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển chung của Thành phố.
Xây dựng định hướng chiến lược SXKD, kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; SXKD các chủng loại vật liệu xây dựng.
Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; Tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đầu tư, xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường…), công nghiệp, điện (đường dây và trạm biến áp đến 110 KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao; Trang trí nội, ngoại thất công trình.
SXKD vật liệu xây dựng nung và không nung, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại bê tông thương phẩm; Chuyển giao công nghệ, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng.
Xuất khẩu lao động.
Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, vận tải, du lịch, kho hàng,dịch vụ quảng cáo.
Thi công và khai thác mỏ khoáng sản.
Trong số các ngành nghề trên thì doanh thu ngành đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của TCT.
1.4 GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
Là một TCT lớn trong ngành tư vấn đầu tư xây dựng thì công xây lắp, TCT ĐTPTHTĐT hoạt động chủ yếu vẫn là tư vấn đầu tư xây dựng các loại công trình, dự án trong và ngoài nước chiếm hơn 40% doanh thu của TCT. Một số công trình và dự án tiêu biểu đã và đang được TCT thực hiện gồm có:
Dự án xây dựng Tổ hợp nhà cao tầng 27 Huỳnh Thúc Kháng
Dự án nhà ở cao tầng kết hợp văn phòng và dịch vụ tại 27 Huỳnh Thúc Kháng là một trong những công trình nhà ở có chiều cao và tiện nghi bậc nhất Hà Nội ở thời điểm này.
1.4.2. Khu đô thị mới Nam Thăng Long
Đây là công trình xây dựng được liên doanh với tập đoàn Ciputra ( Indonesia) đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Nam Thăng Long với diện tích 392 ha và tổng mức đầu tư 2.1 tỷ USD. Khu đô thị Nam Thăng Long là một khu đô mới đầu tiên do nhà đầu tư Inđônêxia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội. Khu đô thị Nam Thăng Long được đánh giá là đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1.4.3. Khu phố mới Trung Yên
Là một trong những công trình tiêu biểu, dự án Khu phố mới Trung Yên với diện tích 37.05 ha, vốn đầu tư riêng phần hạ tầng là 281 tỷ đồng.
1.4.4 Công trình: Nhà 4F Khu Đô Thị Trung Yên
1.4.5 Công trình: Số 5 Nguyễn Chí Thanh
Có thể nói đây là những công trình, dự án trọng điểm với số vốn rất lớn vì thế nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của TCT. TCT luôn chú trọng đến việc đổi mới, nâng cao quy trình công nghệ thi công để các công trình luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng được giao, qua đó nâng cao uy tín của TCT trên thị trường.
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Quá trình triển khai thi công công trình bao gồm 14 giai đoạn như sau:
Bắt đầu:
Là giai đoạn tiếp nhận thông báo trúng thầu, giao thầu từ Chủ đầu tư. Soạn thảo các quyết định giao việc, sau đó trình TGĐ phê duyệt. Giai đoạn này do phòng Kế hoạch thực hiện.
Xem xét của Nhà thầu chính:
Là giai đoạn phân công trách nhiệm, kiểm tra tài liệu, hồ sơ thiết kế. Giai đoạn này do nhà thầu chính thực hiện và phòng Kế hoạch kiểm tra.
Biện pháp tổ chức thi công công trình:
Tổ chức kế hoạch, tiến độ thi công. Tổng mặt bằng xây dựng, xây dựng các biểu thống kê. Đưa ra các giải pháp tổ chức, quản lý, kỹ thuật, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường…Sau đó trình TGĐ phê duyệt. Giai đoạn này do các nhà thầu chính, các đơn vị được giao phối hợp. Phòng Kỹ thuật – công nghệ kiểm tra.
Lựa chọn đơn vị tham gia thi công:
Lập kế hoạch lựa chọn, lựa chọn đơn vị tham gia thi công. Lập danh sách đơn vị chính thức tham gia thi công, sau đó trình phê duyệt lên TGĐ. Giai đoạn này do các nhà thầu chính, các đơn vị được giao phối hợp thực hiện.
Ký kết hợp đồng:
Là giai đoạn thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng thi công. Giai đoạn này do đơn vị thi công, phòng chức năng và TGĐ thực hiện.
Xem xét của nhà thầu phụ:
Đây là giai đoạn phân công trách nhiệm cho các đơn vị thi công. Kiểm tra tài liệu, hồ sơ, mặt bằng. Nhà thầu phụ là đơn vị thực hiện, nhà thầu chính là đơn vị là đơn vị kiểm tra.
Biện pháp tổ chức thi công chi tiết:
Giai đoạn này thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công phần việc nhận thầu. Tổ chức nguồn lực, mặt bằng thi công, kế hoạch vật tư, các bản vẽ biện pháp thi công, kỹ thuật an toàn. Sau đó, trình phê duyệt. Nhà thầu phụ thực hiện, nhà thầu chính và phòng Kỹ thuật – công nghệ kiểm tra.
Chuẩn bị thi công:
Là giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công, chuẩn bị nguồn lực. Phổ biến thủ tục, quy định về kỹ thuật, chất lượng, an toàn. Chuẩn bị cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ thi công. Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị thi công thực hiện.
Công tác vật tư, vật liệu:
Giai đoạn này nhằm cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị…vật tư đầu vào. Xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng.
Triển khai hợp đồng thi công:
Tiến hành thi công và nghiệm thu từng công việc, hạng mục, bộ phận theo các công trình thi công tương ứng.
Nghiệm thu hoàn thành công trình:
Là giai đoạn kiểm tra các điều kiện đưa công trình vào sử dụng, đánh giá chất lượng, kiểm tra sự phù hợp của công trình với hồ sơ thiết kế, dự toán.
Bàn giao công trình:
Là giai đoạn bàn giao bộ phận, bàn giao toàn bộ công trình đã thi công. Lập hồ sơ hoàn công công trình: phần hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.
Quyết toán, thanh lý hợp đồng:
Tổng hợp tài liệu, chứng từ, văn bản. Lập hồ sơ hoàn công, hoàn chỉnh công trình.
Kết thúc:
Lập báo cáo tổng kết, họp tổng kết quá trình thi công công trình.
Bắt đầu
Sơ đồ 1: Tóm tắt quy trình triển khai thi công công trình. Nguồn: Phòng Kỹ thuật – công nghệ
Xem xét của Nhà thầu chính
Biện pháp tổ chức thi công công trình
Lựa chọn đơn vị tham gia thi công
Ký kết hợp đồng
Xem xét của nhà thầu phụ
Biện pháp tổ chức thi công chi tiết
Chuẩn bị thi công
Công tác vật tư, vật liệu
Triển khai thi công hợp đồng
Nghiệm thu hoàn t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top