daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY ĐÔNG MÁU ACL 200 3
QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY HUYẾT HỌC CELLTACF 4
( 28 thông số ) 4
QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY LI TÂM ROTINA 380 5
QUY TRÌNH CHẠY CALIBRATION VÀ QUALYTIONCONTROL TRÊN MÁY ĐÔNG MÁU TỰ ĐỘNG ACL 200 6
QUY TRÌNH LẤY MÁU TĨNH MẠCH LÀM XÉT NGHIỆM 7
QUY TRÌNH NHẬN MẪU XÉT NGHIỆM 9
QUY TRÌNH NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM 10
TRUYỀN MÁU 11
QUY TRÌNH CẤP PHÁT MÁU AN TOÀN BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA HÀ NỘI 13
HỆ NHÓM MÁU ABO – Rh 14
KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO – Rh 14
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG KHI GẶP 20
NHÓM MÁU KHÓ 20
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHẢN ỨNG CHÉO 27
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM COOMBS 29
THỜI GIAN MÁU ĐÔNG 31
THỜI GIAN MÁU CHẢY 32
XÉT NGHIỆM ĐO TỐC ĐỘ MÁU LẮNG VSS 33
CHỈ ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ĐÔNG CẦM MÁU 36
XÉT NGHIỆM CÔNG THỨC MÁU 48
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HỒNG CẦU LƯỚI 51
QUY TRÌNH NHUỘM LAM PHIẾN ĐỒ ÂM ĐẠO 51
XÉT NGHIỆM TẾ BÀO TRONG NÃO TỦY 52



QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY ĐÔNG MÁU ACL 200

I. Chuẩn bị:
• Chuẩn bị các loại hóa chất cần thiết cho những loại xét nghiệm cần làm.
• Đổ bình nước thải.
• Kiểm tra lọ đựng dung dịch Refence Emusion, nếu hết thay lọ mới.
II. Khởi động máy:
• Bật công tắc điện sau lưng máy, máy sẽ bắt đầu khởi động. Đầu Probe khởi động. Màn hình hiển thị: ngày, tháng, năm, giờ, phút. Máy cho phép người sử dụng nhập ngày tháng tại vị trí con trỏ chuột nhấp nháy. Sau khi nhập xong dữ liệu ngày tháng năm, con trỏ biến mất, màn hình hiển thị.
• Trong khi chờ cho máy ủ ấm 370C và làm lạnh ở khay đựng hóa chất, nhấn phím “ PROG ” trên bàn phím, màn hình hiển thị các chức năng sử dụng. Di chuyển con trỏ đến mục PRIMING, chu trình mồi rửa bắt đầu hoạt động.
• Thời gian để máy ủ nhiệt độ khoảng 25 phút, sau khi máy hoàn thành xong công việc này, màn hình hiển thị dòng chữ thông báo “ READY”. Sau đó để bệnh phẩm vào vị trí trên khay, chọn chương trình làm việc, ấn “ ENTER”, máy bắt đầu làm việc.
• Sau khi chạy xong kết quả được hiển thị trên màn hình và được in ra.
III. Tắt máy:
• Sau khi chạy xong bệnh phẩm hàng ngày, đưa về màn hình chính, chạy PRIMING. Sau khi chạy xong chương trình kiểm tra lại máy, dụng cụ, thu dọn dụng cụ, lau sạch máy và các vùng bên cạnh máy, tắt công tắc điện sau lưng máy.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY HUYẾT HỌC CELLTACF
( 28 thông số )

I. Bật máy:
• Bật công tắc phía sau máy, đảm bảo đèn LED sáng xanh.
• Chờ cho đến khi máy hoàn tất các thủ tục kiểm tra hóa chất và làm đầy đường ống.
II. Tiến hành đo mẫu:
• Chạy máy ở chế độ bằng tay ( đo từng mẫu ):
- Chuyển máy về chế độ đo bằng tay.
- Đặt mẫu máu ngập dưới kim hút và ấn chuyển mạch đếm COUNT SWITCH. Sau tiếng beep đưa mẫu ra khỏi kim hút.
• Chạy máy ở chế độ đo tự động ( work list):
- Nhấn phím “ Set For Each Sample” tại màn hình READY.
- Nhập các thông tin bệnh nhân từ phần mềm DMS trên máy tính.
- Xếp bệnh phẩm vào khay đo, kiểm tra và đóng chặt nắp bệnh phẩm.
- Nhấn phím “sent” để chuyển thông tin bệnh nhân sang máy huyết học.
- Tại màn hình huyết học nhấn OK để nhận thông tin bệnh nhân.
- Nhấn phím START trên máy huyết học để tiến hành đo mẫu.

 Lưu ý: Số thứ tự RACK trên màn hình máy huyết học phải trùng với số thứ tự RACK trên phần mềm DMS của máy tính.
III. Tắt máy:
• Nhấn phím tắt nguồn phía trước máy, máy sẽ tự động rửa và tắt máy. Sau đó tắt phím nguồn phái sau máy.
IV. In lại mẫu đã xét nghiệm:
Vào MENU/DATA/CHỌN MẪU/DETAIL/TRANSFER
V. Sửa số ID của mẫu xét nghiệm:
Vào MENU/DATA/CHỌN MẪU/EDIT ID

 Chú ý: Chỉ nên bật và tắt máy 1 lần trong ngày, tránh việc bật tắt thường xuyên. Trong các trường hợp máy báo lỗi, tiến hành rửa máy bằng nút CLEAN phía trước máy. Nếu không khắc phục được liên hệ với kỹ sư máy.



QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY LI TÂM ROTINA 380

1. Phải là cán bộ chuyên khoa mới được sử dụng
2. Trước khi cho máy chạy cần xem lại trong các lỗ để ống type xem còn sót lại ống cũ nào không.
3. Chọn ống li tâm và ống đối không rạn nứt, phải cân bằng 2 ống trước khi cho máy chạy.
4. Sau khi để tốc độ theo yêu cầu và khi để máy chạy, người sử dụng không được bỏ ra ngoài lâu. Khi máy dừng không nên dùng bất cứ vật gì để cho máy dừng lại.
5. Trường hợp vỡ ống li tâm cần đem cọ rửa sạch.


QUY TRÌNH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

1. Điện sử dụng: 220V
2. Bật đèn nguồn, điều chỉnh ánh sáng theo yêu cầu.
3. Đặt lam cần đọc, điều chỉnh ốc địa cấp để tìm vi trường ( tùy độ phóng đại mà sử dụng vật kính và thị kính cho thích hợp).
4. Dùng ốc vi cấp để đọc tiêu bản.
5. Khi đọc xong, tắt đèn, vặn kính về vị trí nghỉ.
6. Vệ sinh thường xuyên, khi hỏng phải báo kỹ sư.


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN JUDE LABO

1. Chỉ có cán bộ chuyên khoa, mới được sử dụng máy.
2. Trước khi sử dụng máy cần kiểm tra lượng nước bên trong máy đã đủ chưa, nếu chưa đủ thì đổ vào cho đủ.
3. Bật công tắc đằng sau máy, kiểm tra xem điện đã vào máy hay chưa.
4. Chờ đến khi nhiệt độ JUDE LABO đạt mức ổn định thì mới được sử dụng.
5. Khi sử dụng xong tắt công tắc đằng sau máy, lau dọn vệ sinh sạch sẽ.
6. Hàng tuần, hàng tháng thực hiện tổng vệ sinh trong và ngoài máy.

QUY TRÌNH CHẠY CALIBRATION VÀ QUALYTIONCONTROL TRÊN MÁY ĐÔNG MÁU TỰ ĐỘNG ACL 200

I. Chuẩn bị công cụ và hóa chất:
• Bật máy đông máu, nhập giờ, ngày, tháng, năm. Để máy ủ ấm cho đủ nhiệt.
• Chuẩn bị hóa chất PT-Fibrinogen, APTT, Ca++, diluent, pha hóa chất calibration, normal control, rotor sạch, cup sạch.
II. Quy trình thực hiện calibration:
• Khi máy đã ủ đủ nhiệt độ, tiến hành chạy calibration.
• Đặt hóa chất đúng theo thứ tự vào ô, đặt cup đựng hóa chất diluent vào vị trí dill, đặt mẫu call vào vị trí poll.
• Ấn chạy PT-APTT/Ca++ -> enter -> calibration , nhập mũi tên đi lên -> nhập số lô hóa chất PT, APTT, Fibrinogen trên tờ phơi theo lo hóa chất
-> accept -> enter chạy calibration.
• Sau khi chạy calibration, in kết quả đầy đủ, thấy cả 2r2 =1 ( hay r2~1) thì kết quả được chấp nhận, lưu kết quả vào sổ.
III. Quy trình chạy normal control:
• Khi chạy bệnh phẩm bình thường vào đầu ngày, tiến hành normal control để kiểm tra chất lượng, đặt QC vào vị trí poll chạy cùng bệnh phẩm như bình thường, khi thấy 1 trong 3 giá trị PT, APTT, Fibrinogen quá dài hay quá ngắn ta tiến hành kiểm tra lại hóa chất và máy móc, nếu QC lại vẫn thấy như vậy thì ta tiến hành calibration lại như trên.
• Kết quả bình thường ghi vào sổ đầu ngày.












QUY TRÌNH LẤY MÁU TĨNH MẠCH LÀM XÉT NGHIỆM

I. Chuẩn bị dụng cụ
1. công cụ vô khuẩn:
• Bơm tiêm (tùy số lượng máu làm xét nghiệm)
• Kim tiêm.
2. Những công cụ sạch:
• Bông tẩm cồn 70, bông khô.
• Găng tay sạch đảm bảo lấy máu mỗi bệnh nhân một đôi.
• Ống nghiệm dán nhãn có đánh số thứ tự, họ tên, tuổi bệnh nhân, có chất chống đông hay không tùy loại xét nghiệm, ghi rõ giờ trả kết quả vào giấy xét nghiệm và đồng thời thông báo để bệnh nhân biết.
• Dây ga rô.
• Khay quả đậu sạch.
• Gối nhỏ bọc nylon, khay xếp để ống máu, trụ cắm panh, panh
II. Chuẩn bị bệnh nhân.
• Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.
• Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân bằng xà phòng.
• Cho người bệnh nhịn ăn, trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy máu xong mới đi làm các kỹ thuật khác (XQ, điện tim, nội soi...)
III. Tiến hành
• Cho bệnh nhân ngồi thoải mái, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trẻ khỏi giãy.
• Đối chiếu số thứ tự, họ tên, tuổi của bệnh nhân phù hợp giữa giấy xét nghiệm và ống xét nghiệm.


• Chọn tĩnh mạch thích hợp, thường lấy ở nếp gấp khuỷu tay, đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch vùng đầu, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vùng cẳng chân, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển
• Kiểm tra bơm kim tiêm theo yêu cầu về số lượng máu làm xét nghiệm.
• Buộc dây garo cách chỗ lấy máu 5cm về phía trên.
• Sát khuẩn da thật kĩ và để khô.
• Đưa kim vào tĩnh mạch, kéo nhẹ nhàng đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.
• Tháo dây garo, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.
• Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.
 Đặt bơm chếch với thành ống nghiệm góc 450.
 Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu
 Bơm đủ số lượng máu vào từng ống nghiệm theo thứ tự:
- Ống xét nghiệm đông máu (chống đông bằng Natri Citrat 3,8%)
- Ống xét nghiệm công thức máu (chống đông bằng EDTA),
- Ống xét nghiệm Hóa sinh máu (chống đông bằng Heparin).
 Lắc nhẹ nhàng 5 - 10 lần để trộn đều máu và chất chống đông.
• Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm lên phòng xét nghiệm.
IV. Những điểm cần lưu ý:
• Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.
• Phải xác định lại thông tin bệnh nhân và đối chiếu thông tin bệnh nhân giữa ống xét nghiệm và giấy xét nghiệm…
• Kiểm tra và lắc ống máu tránh hiện tượng đông dây

Kết quả xét nghiệm Huyết Học:
- Hệ ABO : O
- Hệ Rh: dương
- Thời gian máu chảy: 3 phút => BT
- Thời gian máu đông: 7 phút => BT
Kết quả xét nghiệm Đông Máu:
- PT (s): 13,2 s => tăng nhẹ so với mức bình thường
- PT (%): 106% => BT
- INR: 0,97 => BT
- Fibrinogen: 5,04 g/L => tăng so với mức bình thường
- APTT (s): 25,5s => giảm so với mức bình thường
- APTT- bệnh/ chứng ĐM : 0,86 => có sự rối loạn đông máu nội sinh
 Có sự rối loạn hay thiếu hụt các yếu tố đông máu nội sinh.
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:
Kết quả xét nghiệm phù hợp với chẩn đoán bệnh nhân.





Họ tên bệnh nhân: Phạm Thị Soa
Tuổi: 1931
Giới tính: Nữ
Chẩn đoán: cao huyết áp vô căn ( nguyên phát)
Kết quả xét nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu:
- Số lượng bạch cầu ( WBC): 6,4 x109/L => bình thường
- Tỉ lệ % bạch cầu trung tính ( %NE): 66,0% => bình thường
- Tỉ lệ % bạch cầu Lympho ( % LYM): 25,0% => bình thường
- Tỉ lệ % bạch cầu Mono ( % MONO): 9,0 % => bình thường
 Không có dấu hiệu của sự viêm nhiễm.
- Số lượng hồng cầu ( RBC): 2,94 x1012/L => giảm so với mức bình thường
- Lượng huyết sắc tố ( HGB): 95 g/L => giảm so với mức bình thường
- Thể tích khối hồng cầu ( HCT): 0,296 l/L => giảm so với mức bình thường
- Thể tích trung bình của 1 hồng cầu ( MCV): 100,4 fL => tăng so với mức bình thường
- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu ( MCH): 32,2 pg => tăng so với mức bình thường
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong 1 hồng cầu trên 1 đơn vị thể tích hồng cầu ( MCHC) : 321 g/L => bình thường
- Độ phân bố hồng cầu ( RDW): 14,8 % => tăng so với mức bình thường
- Số lượng tiểu cầu ( PLT): 142 x 109/L => giảm so với mức bình thường
 Thiếu máu bình sắc hồng cầu to
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:
Kết quả xét nghiệm đáng tin cậy, trả được cho bệnh nhân.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top