Download miễn phí Báo cáo Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích 1
2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án 2
3. Tổ chức thực hiện 2
3. Phương pháp thực hiện 3
CHƯƠNG I 5
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 5
1.1. Điều kiện tự nhiên 5
1.1.1. Vị trí địa lý 5
1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 5
1.1.3. Khí hậu 6
1.1.4. Thuỷ văn 7
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 8
1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Hà Giang 12
1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 12
1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế 13
1.3. Dân số, đời sống xã hội 16
1.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 16
1.3.2. Văn hoá dân tộc và lễ hội truyền thống 18
CHƯƠNG II 20
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ GIANG 20
2.1. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên 20
2.2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường Hà Giang 21
2.3. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hà Giang 22
2.4. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Giang 24
CHƯƠNG III 26
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 26
3.1. Hiện trạng quản lý môi trường 26
3.2. Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh 28
 Khu vực I gồm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang 31
3.2.1. Thị xã Hà Giang 31
3.2.2. Huyện Bắc Quang 33
3.2.3. Huyện Vị Xuyên 34
 Khu vực 2: Gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình 35
3.2.4. Huyện Hoàng Su Phì 35
3.2.5. Huyện Xín Mần 37
3.2.6. Huyện Quang Bình 38
 Khu vực 3: gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ 39
3.2.7. Huyện Bắc Mê 39
3.2.8. Huyện Yên Minh 40
3.2.9. Huyện Quản Bạ 41
 Khu vực 4: bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc 42
3.2.10. Huyện Đồng Văn 42
3.2.11. Huyện Mèo Vạc 44
3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang 45
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ 45
3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng 50
3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp 52
3.4. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt 55
3.4.1. Thị xã Hà Giang 55
3.4.2. Các huyện thị còn lại 56
3.5. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn nguy hại 58
CHƯƠNG IV 60
HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 60
4.1. Nước thải sinh hoạt 61
4.1.1 Nước thải thị xã Hà Giang 61
4.1.2. Nước thải sinh hoạt huyện Vị Xuyên 65
4.1.3.Nước thải sinh hoạt thị trấn Việt Quang 67
4.2. Nước thải bãi chôn lấp rác 68
4.3. Nước thải bệnh viện 70
4.4. Nước thải nhà hàng 72
CHƯƠNG V 74
DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 74
5.1. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 75
5.2. Dự báo chất thải rắn khác 82
5.2.1. Chất thải rắn nông nghiệp 82
5.2.2. Chất thải rắn y tế 83
CHƯƠNG VI 86
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015 86
6.1. Đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn 86
61.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt 86
6.1.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại 92
6.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Giang đối với CTR 94
6.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư thiết bị thu gom 94
6.2.2. Giảm thiểu nồng độ bụi 96
6.2.3. Hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung tại thị xã Hà Giang 97
6.2.4. Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện 98
6.3. Định hướng bảo vệ môi trường tỉnh Hà Giang trong quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt 100
6.3.1. Một số nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thu gom nước thải 100
6.3.2. Định hướng quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 101
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Kiến nghị 106
MỞ ĐẦU

1. Mục đích
Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay.
Cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị xã đến các huyện lỵ và nông thôn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp, các ngành khai thác khoáng sản. Đồng thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao…ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ các ngành lại là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý hay tìm cách né tránh chi phí dành cho bảo vệ môi trường.
Để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường thực hiện báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Báo cáo được xây dựng với mục tiêu trước mắt là đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về hiện trạng chất thải sinh hoạt; thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời, đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra giải pháp quy hoạch, xây dựng các bãi chôn lấp phù hợp nhằm tăng hiệu quả thu gom và quản lý rác thải, đề xuất các dự án xử lý và tái chế rác thải. Đồng thời, đưa ra một số định hướng chủ yếu trong việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án
- Hợp đồng số 2903/HĐ-TNMT ngày 29/3/2008 giữa Sở Tài nguyên và môi trường Hà Giang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/12/2005.
- Nghị định số 80/NĐCP được chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 3370/TT-MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hứơng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường.
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu Công nghiệp.
- Quyết định số 86/1998/QĐ-BNN-BVTV ngày 24/06/1998 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam.
- Thông tư liên tịch số 1529/1998 ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng.
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ.
- Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo quyết định số 155/1999 QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ.

3. Tổ chức thực hiện
Báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang” do Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Giang chủ trì.
Cơ quan tư vấn: Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ Tài nguyên và Môi trường - Công ty Đo đạc ảnh Địa hình.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top