funfubi_yhdp

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật





MỤC LỤC
 
 
I. BẢN CHẤT PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI 1
I.1. Đặc trưng thời đại 1
I.2. Quan điểm triết học của một số triết gia tiêu biểu thời Hy lạp - La mã cổ đại 2
I.3. Quan điểm mỹ học của một số triết gia tiêu biểu thời kì Hy lạp - La mã cổ đại 3
I.4. Bản chất của phạm trù cái đẹp thời Hy lạp - La mã cổ đại 6
II. BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT THỜI HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI 7
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bản chất của phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hy lạp - La mã cổ đại và biểu hiện của nó trong nghệ thuật
I. BẢN CHẤT PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI
I.1. Đặc trưng thời đại
Vào thời kỳ Hy lạp - La mã cổ đại thương nghiệp đã xuất hiện và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển của kinh tế đã dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, xã hội có sự phân chia đẳng cấp và giàu nghèo. Tư tưởng về tư hữu và chế độ tư hữu xuất hiện, cùng với nó là sự xuất hiện của ý thức cá nhân con người trong tư duy của người Hy lạp - La mã cổ đại.
Trong lao động đã có sự phân công rõ ràng, đó là việc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Sự phân công trong lao động, trong đó đặc biệt là việc lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay đã làm xuất hiện trong xã hội một tầng lớp chuyên lao động trong lĩnh vực tư tưởng, trí óc. Đây chính là cơ sở xã hội cho sự ra đời của những tri thức khoa học, triết học, mỹ học.
Ở thời Hy lạp - La mã cổ đại, mặc dù còn sơ khai nhưng các thành tựu khoa học của toán học, vật lý học, thiên văn học… đã góp phần không nhỏ và là cơ sở khoa học cho các triết gia, các nhà khoa học nói riêng, và người Hy lạp - La mã cổ đại nói chung lí giải cho các hiện tượng tự nhiên, vấn đề bản nguyên của thế giới…, đưa thế giới quan của người Hy lạp - La mã bước ra khỏi thế giới quan thần thoại đã tồn tại từ thời nguyên thủy.
Thời Hy lạp - La mã, nhà nước đã xuất hiện dưới hình thức các thành bang. Mỗi thành bang chính là một thành thị, thể chế chính trị theo hai dạng là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc (tiêu biểu là hai thành bang Spac và Aten). Với thể chế chính trị như thế đã làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ và bóc lột ở Hy lạp - La mã cổ đại không đến mức quá khắc nghiệt, đồng thời tạo điều kiện cho cá nhân con người khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của bản thân.
I.2. Quan điểm triết học của một số triết gia tiêu biểu thời Hy lạp - La mã cổ đại
Từ những đặc trưng thời đại nêu trên đã quy định nên một số đặc điểm của triết học Hy lạp - La mã cổ đại như: triết học Hy lạp - La mã cổ đại là ý thức hệ của giai cấp chủ nô; triết học thời kì này coi trọng vấn đề con người; những tư tưởng triết học ở giai đoạn này đều xuất hiện một cách tự phát và mang tính biện chứng sơ khai. Đại diện cho triết học thời gian này là các triết gia như Pitago, Heraclit, Đêmôcrit, Xôcrat, Platon, Arixtôt.
Pitago: Dựa vào các thành tựu toán học, đặc biệt là về các con số, Pitago cho rằng bản chất của thế giới là các con số. Chính trật tự và sự hòa điệu của các con số đã định hình nên thế giới này.
Heraclit: Được đánh giá là nhà triết học tối nghĩa trong thời đại của mình, triết học của Heraclit mang nhiều yếu tố biện chứng và duy vật. Trước hết ông khẳng định bản nguyên hay nguồn gốc của thế giới này là lửa. Sự vận động của lửa tạo nên sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vạn vật trong thế giới này luôn không ngừng vận động như sự vận động không ngừng chảy trôi của dòng sông. Luận điểm nổi tiếng của ông bàn về vận động chính là “người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”.
Đêmôcrit: Là nhà triết học theo trường phái nguyên tử luận, Đêmôcrit cho rằng khởi nguyên của thế giới là nguyên tử - vạn vật trong thế giới này có sự đa dạng, phong phú và khác nhau là do sự khác nhau về hình dạng và trật tự sắp xếp của các nguyên tử.
Xôcrat: Triết học của Xôcrat được Heghen đánh giá là “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại”. Khác với các triết gia đi trước Xôcrat không hướng triết học của mình vào vấn đề tự nhiên mà đi vào nghiên cứu về vấn đề con người. Trong vấn đề con người, Xôcrat tập trung nghiên cứu về đạo đức con người và phạm trù trung tâm của đạo đức học Xôcrat là phạm trù đức hạnh. Đức hạnh chính là sự tự chủ, lòng dũng cảm và sự công bằng. Như vậy đạo đức học nói riêng và triết học nói chung của Xôcrat là một nền đạo đức học, triết học duy lí chủ quan.
Platon: Là học trò của Xôcrat, triết học của Platon là sự kế thừa triết học của Xôcrat theo hướng duy tâm khách quan với nền tảng là học thuyết ý niệm. Ý niệm theo Platon là cơ sở, nguồn gốc, nguyên mẫu của mọi sự vật cảm tính. Hay nói cách khác thế giới vạn vật chính là cái bóng, là bản sao của thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm tồn tại vĩnh hằng, bất biến và là bản chất của thế giới hiện thực.
Arixtôt: Là học trò của Platon song ông lại phê phán học thuyết ý niệm của Platon và ông đưa ra quan điểm nổi tiếng thầy rất quý nhưng chân lý còn quý hơn cả. Ông đã xây dựng học thuyết triết học của mình theo khuynh hướng duy vật. Trước hết Arixtôt đưa ra thuyết bốn nguyên nhân để giải thích tồn tại. Theo ông bản chất của sự vật nằm ngay trong chính bản thân nó. Chính vì vậy mà đối tượng của nhận thức con người chính là thế giới hiện thực khách quan.
I.3. Quan điểm mỹ học của một số triết gia tiêu biểu thời kì Hy lạp - La mã cổ đại
Dựa trên cơ sở triết học, mỹ học thời kì Hy lạp - La mã cũng hình thành và phát triển cùng với triết học. Các triết gia cũng chính là nhà mỹ học, vì vậy mà các quan điểm mỹ học của họ đều có cơ sở từ chính hệ thống triết học của mình. Một số triết gia tiêu biểu đó là Pitago, Heraclit, Đêmocrit, Xocrat Platon, Arixtôt.
Pitago: Xuất phát từ quan niệm về các con số và thuyết hòa điệu, Pitago cho rằng: cái đẹp là dấu hiệu hòa điệu của sự vật. Cơ sở của cái đẹp là tính tỉ lệ đúng đắn giữa các bộ phận. Cái đẹp là tính hợp quy luạt của con số. Như vậy theo quan niệm của Pitago thì cái đẹp chính là sự hòa điệu và hợp lí về tỉ lệ giữa các bộ phận.
Heraclit: Khác với Pitago, là một nhà duy vật Heraclit cho rằng cái đẹp không có cơ sở trong các quan hệ số lượng mà nằm ngay trong tính chất của các sự vật. Cái đẹp ở đây vừa mang tính cụ thể lại vừa mang tính tương đối. Cái đẹp được nảy sinh trong tính thống nhất giữa các mặt đối lập, mà cơ sở của tính thống nhất này chính là sự hòa điệu. Với quan điểm này Heraclit đã khẳng định tính vật chất và thống nhất giữa các mặt đối lập của cái đẹp dựa trên cảm xúc thẩm mỹ.
Đêmôcrit: Là nhà triết học theo trường phái nguyên tử luận, Đemocrit đã đưa ra quan điểm duy vật khách quan về cái đẹp. Theo Đemocrit, cái đẹp có cơ sở khách quan là tính vật chất, một sự vật, hiện tượng được coi là đẹp khi nó nằm trong một trật tự, có sự hài hòa, cân xứng về các mặt.
Xocrat: Xuất phát từ đối tượng triết học là cái tui đạo đức, những quan điểm về mỹ học nói chung và phạm trù cái đẹp nói riêng của Xocrat mang tính duy tâm chủ quan. Theo Xocrat cái đẹp ở đây là cái đẹp tâm hồn, là sự kết hợp giữa vẻ đẹp với phẩm chất tâm hôn. Chính vì vậy ông đòi hỏi trong nghệ thuật các nghệ sĩ phải thể hiện được những “trạng thái của tâm hồn”. Nói cách khác cái đẹp của Xocrat là cái đẹp đạo đức, chú trọng nội du...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người và ứng dụng trong giáo dục Môn đại cương 0
D Bài giảng BẢN CHẤT CỦA MARKETING Luận văn Kinh tế 0
D Những quá trình sản xuất cơ bản CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN ĐẠM URE VÀ CÁC CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG, NGUỒN GỐC CỦA CHẤT THẢI Khoa học Tự nhiên 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
R Bản chất, ưu điểm và nhược điểm của bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại: thương lượng, Luận văn Luật 0
L Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu của Công ty Hoá chất - Vật liệu điện và Vật tư K Luận văn Kinh tế 0
N .Bản chất của cổ phần hóa và sự cần thiết cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top