de_con

New Member

Download miễn phí Bài giảng Chọn giống vật nuôi





- Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát, dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi.
VD: muốn giám định trâu cày, người ta dắt trâu để xem bước đi, dáng điệu khi nghe hiệu lệnh, phát hiện những sai phạm trên cơ thể. Hay muốn giám định bò sữa, người ta quan sát nửa phần thân phía sau: hai chân sau thẳng choãi ra; bầu bú to, đều nhau; núm vú dài tương đối, đều cách xa nhau; tĩnh mạch nổi rõ; khi dùng ngón tay ấn vào đầu vú thấy vết lõm mất đi từ từ là giống tốt.
Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời (vì dùng mắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của cơ thể con vật).
Nhược điểm: chỉ là định tính và yêu cầu có kinh nghiệm.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ống lợn kiêm dụng thịt-mỡ như lợn Cornwall;
+ Giống gà kiêm dụng trứng-thịt Rhode Island...
1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc các giống vật nuôi được chia làm 2 nhóm sau:
v Giống địa phương: Là các giống có nguồn gốc tại địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của địa phương. Chẳng hạn, lợn Móng Cái, bò vàng, vịt Cỏ là các giống địa phương của nước ta.
+ Đặc điểm của các giống địa phương: Các giống địa phương có khả năng thích ứng cao với điều kiện và tập quán chăn nuôi của địa phương, sức chống bệnh tốt, song năng suất thường bị hạn chế.
v Giống nhập: Là các giống có nguồn gốc từ vùng khác hay nước khác.
VD: Lợn Yorkshire, bò Holstein, vịt Khaki Campbell là các giống nhập nội.
+ Đặc điểm của các giống nhập nội: Các giống nhập nội thường là những giống có năng suất cao hay có những đặc điểm tốt nổi bật so với giống địa phương. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát ở vùng có điều kiện môi trường khác biệt với nơi nhập vào nuôi, các giống nhập phải thích ứng với điều kiện sống mới. Điều này tuỳ từng trường hợp vào khả năng thích nghi của giống nhập, vào những điều kiện mà con người tạo ra nhằm giúp chúng dễ thích ứng được với điều kiện sống ở nơi ở mới.
2. Đặc điểm của các giống vật nuôi ở nước ta
2.1 Giống bò
Người ta tạo ra các giống bò có hướng sản xuất khác nhau. Bò sữa, bò thịt, bò kiêm dụng, … Do chức năng sản xuất khác nhau nên đã có đặc điểm riêng của từng giống.
2.1.1 Bò ngoại nhập
ư Bò Holstein (bò lông trăng đen, bò Hà Lan)
- Nguồn gốc: Bò có nguồn gốc ở Hà Lan, được nhập vào Việt Nam từ thập kỷ 60 qua con đường Trung Quốc, năm 1970 ta lại tiến hành nhập từ Cu Ba. Bò này được nuôi nhiều ở Mộc Châu, Ba Vì, Hà Nội, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh.
- Đặc điểm ngoại hình: Màu lông đen trắng, tỷ lệ đen trắng không đồng nhất. Đầu thanh nhỏ, trán hẹp, sừng thẳng ngắn, mắt to, bầu vú phát triển.
+ Sản lượng sữa trung bình 4.500kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
ư Bò nâu Thụy Sĩ (Brouen - Wiss)
- Có nguồn gốc từ Thụy Sĩ.
- Đặc điểm: Lông màu nâu, sừng ngắn, đầu hơi ngắn, có khả năng chịu nóng cao. Thể trọng trung bình 700kg, sản lượng sữa trung bình 4.500kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
ư Bò Sind (ấn Độ)
- Nguồn gốc: từ ấn Độ.
- Đặc điểm: Lông màu nâu hay nâu nhạ; đầu to, ngắn; trán dô; mắt hơi to; sừng ngắn; cổ to có yếm dài đến bụng; có u to cao nên gọi là bò u.
- Là bò kiêm dụng thịt - sữa và cày kéo, chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh kém. Sản lượng sữa trung bình 1500 – 2000kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
2.1.2 Bò nội
ư Bò vàng Việt Nam
- Thuộc loại bò U (Bosindicus) chủ yếu là cày kéo và cho thịt.
- Đặc điểm: Thể vóc nhỏ (200 – 300kg). Màu lông vàng, lông sẫm hay trắng nhạt hay đen. Có khả năng chịu nóng tốt, chịu lạnh kém, sữa chỉ đủ nuôi con.
- ở mỗi địa phương có giống bò vàng của riêng mình như: Bò Vàng Cao Bằng, bò vàng Lào Cai, thể vóc 180-220kg, bò vàng Nghệ An, bò vàng Thanh Hoá (200-300kg), bò Gia Lai KonTum, bò Đắc Lắc (250-300kg).
ư Bò Lai Sind
- Do tạp giao giữa bò ấn Độ và bò Vàng Việt Nam. Bò Lai Sind có thể vóc lớn hơn (P = 300-500kg) màu lông vàng hay thẫm, ngực có yếm nhỏ. Bò kéo cày và cho thịt tốt hơn bò vàng.
2.2 Giống trâu
2.2.1 Trâu Murrah
Nguồn gốc từ ấn Độ, được nhập vào Việt Nam năm 1980, hiện nay đang được nuôi tại sông Bé.
- Đặc điểm:
+ Đặc điểm ngoại hình: toàn thân màu đen bóng, đầu nhỏ, trán to, sừng soắn, vú rất phát triển, da mỏng.
+ Sức sản xuất và khả năng thích nghi: sản lượng sữa 1500 – 2000kg/305 ngày tiết sữa, mỡ sữa 7 – 9%.
Nuôi thích nghi kém với điều kiện khí hậu ở nước ta, sản lượng sữa giảm. Hiện nay sử dụng công thức lai trâu Murrah với trâu Việt Nam mục đích tạo ra giống trâu mới của Việt Nam.
2.2.2 Trâu Việt Nam
Đặc điểm ngoại hình: Trâu toàn thân màu đen, rất ít con màu trắng tầm vóc nhỏ.
- Trâu được chia thành 2 nhóm trâu ngố và trâu ré.
+ Trâu ngố: thể vóc to hơn, có sừng cánh ná, nuôi nhiều ở Tây Bắc.
+ Trâu Việt Nam chủ yếu được nuôi để dùng làm cày kéo và lấy thịt, chúng được nuôi hầu hết ở trong nước.
2.3 Giống lợn
Nói chung lợn đang là loài cung cấp thịt chủ yếu cho nhu cầu của thị trường, vì vậy các giống lợn rất phong phú.
2.3.1 Lơn ngoại nhập
ê Lợn Berkshine (Anh): Lông đen, da đen, có 6 đốm trắng (đầu, 4 chân và đuôi). Thành thục sớm, tỷ lệ nạc thấp.
ê Lợn Đại Bạch (nhập từ Liên Xô)
Toàn thân trắng, tai to, thẳng, mông thẳng.
Là giống kiêm dụng nạc, mỡ.
ê Lợn Large – White (Anh): Ta nhập từ Liên Xô cũ. Giống lợn này toàn thân màu trắng, mõm cong, tai to thẳng, là giống kiêm dụng. Giống có sức sinh sản tốt, có tính chịu đựng cao.
ê Lợn Landrace:
- Có nguồn gốc từ Đan Mạch.
- Toàn thân có màu trắng; tai to cụp xuống; mõm hơi cong; 4 chân hơi nhỏ, thon dài, tỷ lệ nạc cao (51 – 55%)
2.3.2 Lợn nội: rất phong phú
ê Lợn Móng Cái
- Nguồn gốc: Phát sinh từ vùng Móng Cái, Quảng Ninh.
- Được nuôi phổ biến ở miền Bắc.
- Lợn Móng Cái được chia ra làm 3 nhóm chính: Móng Cái xương to, Móng Cái xương nhỡ, Móng Cái xương nhỏ. Ba nhóm này đều có ngoại hình giống nhau là:
+ Có lang đen trắng hình yên ngựa, bụng trắng, 4 chân trắng.
+ Sức sản xuất ngang nhau chỉ khác nhau về tầm vóc.
ê Lợn ỉ
- Nguồn gốc: Hải Hậu, Nam Định.
- Có tốc độ tăng trưởng chậm, năng suất thấp, nuôi 6 tháng tuổi chỉ đạt 40 – 50kg
ê Lợn Mường Khương: có nguồn gốc từ Lào Cai.
2.4 Các giống gia cầm
Rất phong phú vì ngành chăn nuôi gia cầm phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Phát triển phát triển nhất là các giống gà công nghiệp đã cho năng suất trứng và thịt cao.
ĩ Các giống gà
* Các giống gà nhập nội
+ Có nhiều giống gà chuyên sản xuất trứng như: gà Leghorn, gà Movaria, năng suất trứng từ 250 – 280quả/năm; gà Lohmann Brown cho năng suất trứng 285 – 295quả/năm; gà Hyline Brown đạt năng suất 260 – 270quả/năm; …
+ Các giống gà kiêm dụng trứng thịt như: giống gà Plymounth – Island (Mỹ) đặc điểm gà có lông màu trắng; Lương Phượng (Trung Quốc); Sasso (Pháp); Kabir (Israel); …
+ Các giống gà chuyên thịt như Hybrro: có màu lông trắng, tăng trọng nhanh, đạt 2.3kg ở 49 ngày tuổi, thịt thơm. Được nuôi phổ biến ở nước ta với nhiều dạng nhưng điển hình là ở dòng V1, V2, V3.
* Các giống gà địa phương:
- Các giống gà địa phương cũng rất phong phú, chúng có đặc điểm là năng suất thịt và trứng rất thấp. Gà còn mang đặc tính hoang dã nhiều như tự ấp và nuôi con, tự kiếm ăn trong thiên nhiên.
- Các giốn phổ biến là: gà Ri, gà Pha, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mán, gà H’Mông, gà ác, gà đen, gà Văn Phú, gà Tre, gà Rốt Ri, gà chọi, …
ĩ Các giống vịt
* Các giống vịt nội: vịt Cỏ (chiếm một tỷ trọng cao trong tổng đàn vịt của cả nước), vịt Kỳ Lừa (nguồn gốc từ Kỳ Lừa – Lạng Sơn, số lượng thuần chủng còn lại không nhiều), Vịt Bầu (nguồn gốc từ chợ Bến – Hoà Bình).
* Các giống vịt nhập nội: vịt chạy ấn Độ (có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giống v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top