tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae ketnooi


MỞ ĐẦU
Nhân sâm được dùng trong y học phương Đông hàng ngàn năm nay.
Người Trung Quốc đã sử dụng nhân sâm từ hàng ngàn năm trước như một
thứ dược liệu vô cùng chân quý chỉ có các vua chúa và các quan lớn mới có
loại thảo dược này. Tác dụng của nhân sâm được đề cập trong các trước tác
của Shi You (khoảng những năm 48-33 TCN) hay Shanghan Lun (khoảng
những năm 200 SCN).
Chi Nhân sâm (Panax L.) là một chi nhỏ trong họ Ngũ gia bì
(Araliaceae) gồm 15 loài [14], tất cả đều có giá trị làm thuốc, một số loài
thuộc chi Panax L. (Araliaceae) được sử dụng làm giá trị cao như Nhân
sâm (Panax ginseng), Tam thất (Panax notoginseng). Ở Việt Nam, có một
số loài thuộc chi này như Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất
hoang (Panax stipuleanatus) và Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis) [11].
Các loài Panax bipinnatifidus thường phân bổ chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn
Độ và Nepal. Các loài này đang trong tình trạng nguy cấp, vốn hiếm gặp
trong tự nhiên lại bị săn tìm ráo riết để thu hái nên đang bị đe dọa tuyệt
chủng. Ở Việt Nam sâm Ngọc Linh đã được xác định là một cây thuốc quý
do có chứa nhiều thành phần saponin, hàm lượng acid amin, các chất
khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn hẳn những loại sâm khác [16]. Do
vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức đã khiến sâm Ngọc Linh
rơi vào nhóm đe dọa và loài này đã bị coi như tuyệt chủng ngoài tự nhiên
và hiện chỉ còn tồn tại ở một số vườn trồng tại các khu bảo tồn tại một số
vườn trồng tại các khu bảo tồn của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, vì vậy
việc nghiên cứu bảo tồn loài sâm này hết sức cấp bách. Cho đến nay sâm
Ngọc Linh vẫn được coi là loài đặc hữu hẹp, chỉ phân bố trên núi Ngọc
Linh thuộc địa phân hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum với độ cao trên
1500m so với mặt biển [11], tuy nhiên Zhu và cộng sự [58] đã ghi nhận
Panax vietnamensis có phân bố ở Vân Nam, Trung Quốc nên chúng tui đặt
khả năng loài này có thể phân bố ở các tỉnh vùng núi phía bắc của Việt
Nam. Năm 2012, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt đề
tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN “Nghiên cứu phân
loại, phân bố và thành phần hóa học của cây Sâm mọc ở Lai Châu” mã số
VAST 04.07/12-13 do Tiến sĩ Phan Kế Long làm chủ nhiệm với mục đích
xác định tên khoa học và phân bố của loài sâm mọc tự nhiên ở Lai Châu và
thành phần hóa học chủ yếu của nó. Vì vậy chúng tui sử dụng phương pháp
phân tích di truyền để định loại các mẫu sâm này dựa trên cơ sở so sánh
trình tự ITS – rDNA, là vùng gen mang nhiều biến dị có khả năng bộc lộ
quan hệ giữa những loài có nguồn gốc tiến hóa gần gũi [56].
Trên có sở dự án trên, chúng tui đã tiến hành Luận văn này được
thực hiện trên cơ sở phân tích một số mẫu vật thu được trong đợt điều tra
khảo sát ở huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu của dự án trên với với tiêu đề:
“Nghiên cứu đặc điểm di truyền của loại sâm mới Panax sp. ở huyện
Phong Thổ tỉnh Lai Châu”
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sâm Panax sp. (Araliaceae) ở huyện Phong
Thổ tỉnh Lai Châu dựa trên cơ sở so sánh trình tự ITS – rDNA, là vùng
gen mang nhiều biến dị có khả năng bộc lộ quan hệ giữa những loài có
nguồn gốc tiến hóa gần gũi.
Nội dung nghiên cứu
- Thu thập mẫu Sâm mới Panax sp. từ huyện Phong Thổ tỉnh Lai
Châu
- Tách DNA tổng số của các mẫu, nhân bản vùng gen ITS – rDNA.
- Giải trình tự gen ITS – rDNA.

- Phân tích số liệu: so sánh, phân tích các trình tự DNA của các mẫu
thu được và so sánh với Panax vietnamsis ở Quảng Nam, và các loài trong
chi Panax

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về chi sâm Panax và Sâm Ngọc Linh
1.1.1. Giới thiệu về chi sâm Panax
Chi Nhân sâm (Panax L.) là một chi nhỏ trong họ Ngũ gia bì
(Araliaceae). Toàn bộ chi Sâm (Panax L.) trên thế giới hiện đã biết chắc
chắn có 11 loài và 1 dưới loài (thứ -var.). Sự phân bố của chi Panax L. trên
thế giới cho thấy chúng chỉ xuất hiện ở Bắc bán cầu, kéo dài từ vùng rừng
núi giáp bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ bao gồm Bắc Hoa Kỳ và Tây-Nam
Canada (có 2 loài P. quinquefolius và P. trifoliatus) [12, 42, 43]. Vùng
Đông Bắc Á (gồm Viễn Đông Nga, Đông Bắc Trung Quốc, bán đảo Triều
Tiên và Nhật Bản) có 2 loài là P. ginseng và P. japonica. Trung tâm phân
bố của chi Panax L. có thể từ vùng Tây- Nam của Trung Quốc lan toả
xuống phía Bắc của Việt Nam. Thực chất khu vực này gồm 2 tỉnh biên giới
kề nhau là Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam), ở đây đang có
tới 7 loài và dưới loài (thứ) mọc hoàn toàn tự nhiên, 2 loài trồng là P.
notoginseng (nhập từ Bắc Mỹ) và P. pseudoginseng (không tìm thấy trong
hoang dại, nhưng giả thiết có nguồn gốc từ vùng cận Himalaya hay là kết
quả của lai tự nhiên giữa 2 loài gần gũi nào đó). Đây có thể coi là trung tâm
phân bố của chi Sâm (Panax L.) của thế giới. Ở Bắc Mỹ hiện có 3 loài (P.
notoginseng; P. quinquefolius và P. trifoliatus). Giới hạn cuối cùng về phía
Nam của chi Panax L. là loài Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) ở Miền
Trung của Việt Nam, tại 140
15’
vĩ độ Bắc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top