daigai

Well-Known Member
Giới thiệu 1 số bài nghị luận mẫu để anh em tham khảo



Bài 1

Thiên nhiên đã gắn bó chặt chẽ với con người ngay từ thủa sơ khai đến thời công nghiệp hiện đại, là môi trường sống không thể thiếu cho sự sinh tồn. Thế nhưng, những hành động vô ý thức của mọi người đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đang suy sụp và bị phá hoại ấy.

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên, đó là không khí ta hít thở, là dòng nước ta đang uống, là mặt đất ta đang đứng trên, là những cánh rừng bát ngát - lá phổi xanh của trái đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng tươi tắn sáng sáng trải dài trên phố,... Môi trường nhân tạo, hay còn gọi là môi trường xã hội, là tất cả các nhân tố do con người tạo nên, là ngôi nhà ta đang ở, là cái xe ta đang đi, là ngôi trường ta đang học, là công viên ngày ngày ta đi dạo, là những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa,....... Nói chung, chúng là cuộc sống thanh bình và ước mơ của mỗi người.
Thế nhưng, chỉ vì cái lợi lộc trước mắt, mà đã hằng bao nhiêu lưỡi cưa sắc nhọn cứa vào thân gỗ, bao ngọn lửa bùng lên triệt tiêu cả khu rừng,.... Hàng triệu cây gỗ bị đốn xuống, hàng triệu khu rừng bị đốt cháy,... màu xanh dần biến mất, khí hậu không được điều hòa trở nên ngột ngạt, lũ lụt tràn về, mùa màng thất bát, dịch bệnh và thương vong.....; bỗng chốc khung cảnh quê hương tươi xanh yên bình nay chỉ còn đồi trơ đất trọc. Đó chẳng phải là tổn thất quá lớn vì ý thức mỗi người ngày một nhạt nhòa và rơi vào làng quên ?! Rồi những nguồn lợi vật chất quý giá như gỗ, hương liệu, thuốc, thực phẩm,.... dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa. Chỉ một hành động vô ý thức thôi, nhiều kẻ đã phá hủy tất cả những gì đẹp đẽ quý giá của rừng - những gì con người k thể tạo ra.
Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật. Bắn chết cả một con voi chỉ để lấy được đôi ngà, săn bắt cả đàn hổ chỉ để có được bộ da, không ngần ngại cầm súng chỉ để thu lấy cặt sừng nai cứng cáp... Những loài thú quý hiếm cần bảo vệ, những loài thú đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong,.... đều là do bàn tay phá hoại của con người. Những loài vật ấy nổi giận là điều không tránh khỏi, điển hình là việc "Voi húc chết người" ở Tân Phú - Đồng Nai. Sau khi diện tích rừng bị thu hẹp, không còn chỗ ở, đàn voi đã giận dữ tấn công làm 12 người chết, cho đến khi cả đàn được chuyển lên rừng Bản Đôn. Voi vốn là loài thông minh và cũng gắn bó với con người; nếu bạn đi xem xiếc, bạn sẽ thấy màn xiếc voi đặc sắc của những nghệ sĩ; vậy mà chúng cũng đã nổi giận. Đến khi nào thì con người sẽ bị diệt vong ?
Môi trường là bầu không khí ta thở. Những nhà máy xí nghiệp hiện đại mà chúng ta vốn tự hào chính là khói xả bốc lên bầu trời, khói xả của ô tô liên tục phun ra đen bụi cả đường phố. Bầu không gian trở nên ngột ngạt và ô nhiễm, kéo theo sự diệt vong của các loài sinh vật. Tầng ô-zôn bị thủng ngày càng lớn, tia cực tím và tia tử ngoại chiếu xuống trái đất đem đến bão từ và bệnh tật. Mưa axit xảy ra làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người....
"Rừng vàng, biển bạc". Mặt biển xanh vỗ về bãi cát trắng, con đò quê hương trôi êm đềm trên con sông, dòng suốt róc rách, cá bơi tung tăng. Tưởng tượng xem, nếu như bây giờ mặt biển bập bềnh những rác, những cá ốc tôm... chết, nước đen đục vẩn,....... mùi hôi thôi xộc lên, và con người lại sử dụng nguồn nước đó, sinh ra bao nhiêu là bệnh tật. Ôi, thật là kinh khủng! Nhưng nó đã trở thành sự thật. Đã biết sợ hãi cái khung cảnh đó, mà con người vẫn cứ trút rác xuống sông, đồ ăn thừa vẫn đổ xuôi theo dòng, dầu vẫn lan tràn mặt biển. Không nói đâu xa, có lẽ ai cũng biêt đến con sông Tô Lịch nổi tiếng "trong xanh". Ý thức con người đã bị giảm sút, nhiều kẻ chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không lo hại cộng đồng.
Phá hoại môi trường cũng là phá hoại nền kinh tế trầm trọng. Đất sẽ bị khô cằn, nứt nẻ, bạc mòn không còn chất dinh dưỡng, làm cây cối trở nên khô héo, không sống được, nền nông nghiệp sa sút. Đất bị ô nhiếm, rồi đây, những sinh vật trên mặt đất này biết đâu sẽ không còn thấy được sự tươi tốt trù phú bao phủ mọi nơi nữa.
Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên đã lên tới mức nguy cấp, gây biến đổi cả khí hậu toàn cầu, tạo ra những hiện tượng thiên nhiên bất thường liên tục như động đất, sóng thần, núi lửa, nóng - lạnh... làm suy giảm sức khỏe và gây tử vong cho con người. Bởi vậy, chúng ta cần sống hòa hợp với thiên nhiên.
Văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" có lẽ đã nói lên điều này rõ ràng nhất.
"Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?"
Họ tăm tối và hoang dã, nhưng họ hiểu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường, và biết quý trọng chúng. Còn những người như chúng ta, văn minh và thanh lịch, thì lại trực tiếp phá hoại những thứ mà ta không thể tạo ra.
Môi trường nhân tạo - chính là cuộc sống thường ngày của chúng ta đây, là trường lớp, là đường phố, là nhà cửa,...... Vứt rác bừa bãi, viết vẽ bậy, nói tục gây gổ,.... chính là ta đang làm xấu môi trường mà ta đang sống, đi lại, hít thở, học hành ở đó; làm cho nó trở nên không còn an toàn, k còn hạnh phúc; xâm phạm đến lợi ích của người khác và cả thế hệ mai sau.
Những thảm cảnh đáng sợ là điều không thể tránh khỏi nếu con người cứ phá hoại môi trường. Nếu đã lỡ hại thiên nhiên rồi thì hãy tìm cách khôi phục lại nó đy; rừng đã phá thì hãy trồng thêm thật nhiều cây xanh; đất trống thì khai hoang làm ruộng đi...... Mỗi người không thể làm việc quá lớn, vạy thỳ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ: vệ sinh nhà cửa, vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc bảo về cây,.... Rồi cùng nhau chung tay tuyên truyền bảo vệ môi trường, cùng nhau bảo vệ ao hồ sông biển,... Những thầy cô giáo đặc biệt có trách nhiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. Thiên nhiên đã ban tặng những điều kì diệu thì cũng có thể lấy đi tất cả.
Hãy bảo vệ Trái Đất mãi là "hành tinh xanh" nhé.


Bài 2:
Đời sống của con người luôn gắn liền và tác động đến môi trường. Mọi hoạt động dù lớn, dù nhỏ của chúng ta đều ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Muốn có cuộc sống tốt phải có môi trường tốt. Vậy nên ý thức con người trong bảo vệ môi trường là hết sức to lớn. Nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống thì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.

Ngày nay, vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường diễn ra như thế nào là tùy thuộc vào ý thức của mỗi người, bởi ý thức quyết định việc làm. Hiển nhiên, một người thì không thể bảo vệ được hay có tác động gì lớn, chỉ khi tất cả mọi người cùng hành động thì kết quả để lại mới thực sự rõ ràng. Vậy nên nếu mọi người đều không có ý thức bảo vệ môi trường sống thì môi trường sẽ dần bị hủy hoại.

Mỗi hành động của con người đối với thiên nhiên đều mang ý nghĩa tiêu biểu cho lợi ích hay thiệt hại của hành động đó. Khi mỗi người đều vô ý thức, ai cũng sẽ trở thành những kẻ phá hoại. Không ai cố gắng bảo toàn thiên nhiên thì đương nhiên thiên nhiên sẽ chống lại con người. Và cho tới khi không còn bất cứ thứ gì thuộc về thiên nhiên có thể che chở, hỗ trợ con người, con người sẽ đứng trước bờ vực tự hủy hoại chính mình. Có thể mỗi cá thể tác động chỉ rất nhỏ đến môi trường nên mọi người chủ quan: "tui làm có bao nhiêu đâu, thế giới này vẫn rộng lớn vô cùng mà". Đúng vậy, một mình bạn thì chỉ như vậy nhưng nếu ai cũng như bạn thì thế giới này sẽ ra sao? Loài người là một lực lượng khổng lồ. Con người lại có thể phá hoại gấp trăm ngàn lần, thậm chí là tỉ lần những gì con người làm ra. Vì vậy, sức "công phá" của con người trở nên thật khủng khiếp với hành tinh này.

Nếu không ai chăm sóc, bảo vệ môi trường, quả địa cầu này sẽ không còn là một hành tinh xanh nữa. Trái đất này cũng giống như Hỏa Tinh, mãi mãi không còn sự sống. Sự sống có mặt ở mọi nơi trên trái đất, tuy nhiên khi tinh cầu này bị tàn phá nặng nề như con người tàn phá nó bằng những hóa chất độc hại, huy hoại bầu không khí mình đang hít thở. Những cuộc chiến tranh đã đưa ra những chất cực kì độc hại như điôxin rải trên trái đất, chúng ngấm vào lòng đất. Nhiều đời sau hậu quả khủng khiếp của nó vẫn còn. Nhìn những em bé dị tật được sinh ra khiến người ta đau nhói tim, tất cả cũng là do con người hủy hoại môi trường và tán sát chính loài người. Những mảnh đất như vậy liệu sự tồn tại kéo dài được bao lâu?

Vậy nên, thay vì mỗi người vứt một túi rác ra sông, ra biển để tạo ra những núi rác bốc mùi làm mất cảnh quan, làm ô nhiễm, mỗi người hãy nhặt rác lên và bỏ vào thùng. Việc làm này tuy nhỏ thế nhưng đã góp phần lớn trong việc giữ gìn môi trường sạch đẹp. Thày vì chặt cây, phá rừng, mỗi người hãy tự trồng cây xanh và tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường. Những công việc đơn giản như thế mà đối với nhiều người sao khó khăn. Bằng chứng, khi ra biển, dù những bãi biển này nằm trong danh sách những bãi biển đẹp nhất thế giới người ta vẫn dễ thấy những sản phẩm của con người nằm rải rác trên bờ cát. Ra đường những cảnh như người ta ăn một cái bánh, uống một túi nước rồi đem vứt toẹt ra đường mà không hề bận tâm vẫn dễ bắt gặp mặc dù thùng rác ngay trước mặt đó. Tất cả các việc làm thiếu ý thức bảo vệ môi trường chung đó là biểu hiện của sự vô ý thức. Sự vô ý thức đó gây ra hậu quả khủng khiếp. Người ta chỉ chú trọng đến những cái tiện, cái lợi trước mắt mà quên đi hậu quả sau này sẽ để lại cho con cháu thế hệ sau. Những động vật quý hiếm đang bị tuyệt chủng, những cánh rừng bị tàn phá, diện tích đất rừng phủ xanh càng giảm, diện tích đồi trọc càng tăng...là bao nhiêu hậu quả khủng khiếp khi thiên nhiên phẫn nộ sẽ ập xuống đầu con người.

Không một lực lượng cảnh sát, bảo vệ môi trường nào có thể đi theo tất cả mọi người để bắt phạt, không đội ngũ dọn vệ sinh đặc nhiệm nào có thể bảo vệ môi trường hoàn thiện được. Tất cả là ý thức của mỗi người. Mọi người phải tự ý thức việc làm của mình là bảo vệ môi trường sống của mình. Có như vậy Trái Đất này mới là một hành tinh vĩnh cửu của sự sống.

Theo Những bài văn hay 7*



Bài 3:
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam


Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hay bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)...
(Theo VOV)

Chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đất ngập nước.

Hưởng ứng chủ đề môi trường toàn cầu năm nay về "Bảo vệ đất ngập nước", dự thảo Chiến lược Bảo vệ & Phát triển bền vững đất ngập nước của Việt Nam vừa được xây dựng và đưa ra thảo luận tại hội thảo quốc gia "Đất ngập nước Việt Nam" do Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Động vật học Việt Nam và Bộ môn Động vật có Xương sống (Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) phối hợp tổ chức ở Hà Nội từ 10- 11/10.

Trong số 5 mục tiêu trước mắt của chiến lược, đáng chú ý có mục tiêu chấm dứt sử dụng không bền vững đất ngập nước, quá chú trọng tới lợi ích kinh tế trước mắt hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu cơ sở khoa học, mục tiêu bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học hiện còn của hệ sinh thái đất ngập nước và mục tiêu khôi phục lại hệ sinh thái đất ngập nước ở những vùng nhạy cảm về môi trường cũng như áp dụng các hệ canh tác kết hợp nông - lâm - ngư bền vững.

Mặc dù an ninh lương thực chưa được đảm bảo, Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn về lương thực. Đã đến lúc cần nghĩ đến việc có cần khai thác triệt để các vùng đất có khả năng phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển trồng lúa nước, hay không...

Sông Hương đổi màu

Sau cơn lũ nhỏ đầu mùa (hôm 19-8), nước sông Hương bắt đầu bị đục. Tưởng như mọi năm nước sẽ trong trở lại sau vài ngày lũ rút, nhưng từ đó đến nay nước sông vẫn cứ đỏ quạch. TS Hồ Ngọc Phú, nguyên trưởng ban quản lý dự án sông Hương, cho biết mọi năm nước sông chỉ đục khi có lũ báo động 2 trở lên, và chỉ có màu vàng do đất cát trên bề mặt gò đồi bị rửa trôi; còn lần này là màu đỏ với những hạt đất đỏ bazan rất mịn nằm lơ lửng trong nước tạo thành thứ dung dịch huyền phù, không lắng được ngay cả khi dòng chảy chậm.

Kết quả khảo sát của Sở Khoa học - Công nghệ môi trường Thừa Thiên - Huế (hôm 6-10) đã cho thấy rõ hơn sự bất thường đó. Tại vị trí Đập Đá ở trung tâm thành phố, độ đục trên lớp nước mặt đo được là 81 NTU (đơn vị quốc tế đo độ đục của nước, chỉ số của nước bình thường khoảng 20 - 40 NTU), trong khi nước bên nhánh sông Như ý cạnh đó chỉ 19 NTU. Khi chiếc thuyền đi đến ngã ba Tuần, tất cả thành viên đoàn khảo sát đều ồ lên trước hình ảnh tương phản: một bên là dòng nước trong xanh của dòng Tả Trạch, một bên là dòng nước đỏ ngầu đổ ra từ dòng Hữu Trạch. Khúc sông Hương ở ngã ba (do hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch hợp thành) chia thành hai phần xanh - đỏ rất rõ nét.
ở trước lăng Minh Mạng độ đục của tầng nước mặt là 240 NTU, nhưng đến chân cầu Bình Thành đã lên đến 704 NTU. Rõ ràng đang có sự tác động môi trường rất lớn ở phía thượng nguồn Hữu Trạch.

Nếu như người dân cố đố ngậm ngùi vì sông Hương, con sông tâm hồn của ngươi Huế, đã đổi màu thì liền đó là những âu lo về nguồn nước sinh hoạt. Theo phòng hóa nghiệm của Công ty Cấp thoát nước Huế, chi phí để sản xuất nước sinh hoạt phải tăng lên do phải thêm hóa chất lọc cũng như chu kỳ súc lọc bể chứa phải gia tăng. Anh Võ Đại Thu, sống bên sông Hữu Trạch (thuộc xã Hương Thọ, Hương Trà), cho biết xưa nay người dân ở đây quen uống nước sông nên cả tháng nay phải khổ cực vì không có nước; áo quần giặt xong là như nhuộm màu vàng.
Vào những hôm có mưa lớn đầu nguồn, dòng nước đỏ đó kéo dài ra tận cửa sông, nhuộm đỏ mặt phá Tam Giang. TS Võ Văn Phú, chủ nhiệm bộ môn tài nguyên và môi trường (khoa sinh học ĐH Khoa học Huế), cho biết chất huyền phù đó ắt sẽ gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến nguồn tài nguyên sinh vật trong đầm phá.
Giải pháp nào?

Theo ông Nguyễn Hữu Quyết, phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ môi trường Thừa Thiên - Huế, nguyên nhân của sự bất thường này có thể do các công trường xây dựng ở đầu nguồn đang thi công với cường suất lớn, khi mưa lớn đất đá theo các khe suối đổ về. TS Hồ Ngọc Phú khẳng định đoạn đường mới mở xuyên rừng A Roàng phải bạt cả những sườn núi và đào hầm để mở đường. Thứ đất đỏ bazan trong lòng núi hạt rất mịn và khó lắng trong nước, khác với đất cát pha trên bề mặt đồi núi. Ông Nguyễn Hữu Quyết cho biết Sở đã gửi công văn cho Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn để nhờ các cơ quan trung ương giải quyết cũng như can thiệp bằng các giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin phản hồi nào từ phía các cơ quan trung ương.


xem thêm
TỪ HIỆN TƯỢNG CÁ CHẾT HÀNG LOẠT TẠI VEN BIỂN MIỀN TRUNG, ANH CHỊ HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA MÌNH VỀ ĐẾN VẤN ĐỀ Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN NAY ĐANG BỊ HỦY HOẠI NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG


 

daigai

Well-Known Member
Bổ sung thêm

Nghị luận về "Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp"



Bài viết số 16: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

Bài viết tham khảo

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hay những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hay nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hay bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.

(Nguồn: Sưu tầm)



Vài suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi trường học

Ngày nay, những hành động xả rác ra môi trường không chỉ có ở các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các cảng sông biển ... mà còn len lỏi vào trường học - nơi vốn được coi là thành trì vững chắc đào tạo, rèn luyện ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Vậy, thực chất của tình trạng này thế nào?


Ở các trường học, việc giữ gìn vệ sinh chung được chăm lo hết sức cẩn thận. Buổi sáng khi đến lớp, thầy cô và các bạn học sinh đều thấy thoải mái, hài lòng vì sân trường, lớp học, hành lang đều rất sạch sẽ do các bạn lao công đã chăm chỉ quyét dọn.

Tuy nhiên, sự sạch đẹp đó, tiếc thay lại chẳng được bao lâu. Chỉ hết tiết 1 thôi, nếu đi một vòng quanh trường, bạn sẽ thấy lác đác nào là vỏ kẹo cao su, bã kẹo cao su, giấy lộn, hạt ô mai, vỏ hạt bí, hạt hướng dương, giấy bóng đựng bánh trái rơi vãi chỗ này, chỗ kia ở trong phòng học, trên cầu thang, ở các gốc cây và rất nhiều trong các hộc bàn. Đó chính là sản phẩm để lại một cách thiếu ý thức của những bạn hay ăn quà vặt, những bạn tức bực vì bài kiểm tra điểm kém, những bạn gấp giấy làm máy bay rồi phi lung tung trong lớp, những bạn viết giấy cho nhau trong giờ vứt ra. Càng đến cuối buổi học, những lại giấy rác ây ngày càng nhiều và chẳng ai còn có thể vui vẻ, tự hào về cái diện mạo tinh tươm lúc sáng nữa. Có bạn còn vô ý đến nỗi gắn bã kẹo cao su lên ghế, lên bàn đê những bạn khác vô tình ngồi lên, dựa vào, khi biết được thì cậy ra rất khó.

Việc xả rác bừa bãi ra trường học không chỉ đơn giản là làm mất đi sự sạch đẹp của ngôi trường mà nó còn để lại những ấn tượng, dư vị không mấy tốt đẹp cho môi trường học tập. Trường học vốn là nơi rèn luyện nhân cách, hành vi ứng xử cho tốt hơn, hoàn thiện hơn, từ đó mà đóng góp cho xã hội. Vậy mà, lại có những bạn học sinh thiếu ý thức, không chịu bỏ rác vào đúng nơi quy định, xả một cách bừa bãi ra những nơi công cộng trong khuôn viên trường. Hành động xả rác đó thật đáng phê phán, trách cứ.

Để góp phần xây dựng ngôi trường sạch đẹp, mỗi chúng ta nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế việc tạo ra rác không cần thiết, biết nhắc nhở các bạn khác thực hiện đúng nội quy về vệ sinh trường lớp, chăm chỉ, hăng hái tham gia những buổi lao động tập thể làm sạch ngôi trường. Đó cũng là một cách để chúng ta rèn luyện nhân cách của mình để khi rời ghế nhà trường, chúng ta cũng biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống chung của mọi người.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D SKKN bước đầu sử dụng công cụ mạng xã hội để hỗ trợ dạy học dự án một số bài trong chương trình sinh học phổ thông Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải một số bài tập ở chương 2, 3. hình h Luận văn Sư phạm 0
D Slide hóa 11 bài 35 benzen và đồng đẳng , một số hidrocacbon thơm khác tiết 1 Luận văn Sư phạm 0
D 28 một số bài toán hình học không gian lớp 11 phát triển năng lực tư duy Luận văn Sư phạm 0
D một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài các tư thế, động tác co bản vận động trên ch Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 Ban cơ bản có sử dụng Luận văn Sư phạm 0
P Biên soạn phần mềm soạn thảo nhanh một số bài tập Vật lý 11 cơ bản phần điện học Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top