s0ic0nmafja

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý





MỤC LỤC
Trang
Phần I: MỞ ĐẦU 1
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 2
1. Khái niệm giao tiếp 2
2. Đặc điểm giao tiếp 4
2.1 Giao tiếp hoạt động 4
2.2 Đặc điểm giao tiếp hoạt động 5
Chương 2: Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý 11
1. Khái niệm cán bộ quản lý 11
1.1 Khái niệm 11
1.2 Đặc điểm của cán bộ quản lý 11
1.3 Chức năng của cán bộ quản lý 11
1.3.1 Chức năng lập kế hoạch 12
1.3.2 Chức năng tổ chức 12
1.3.3 Chức năng chỉ huy 13
1.3.4 Chức năng kiểm tra 14
2. Đặc điểm giao tiếp trong quản lý của người cán bộ quản lý 14
2.1 Nhu cầu giao tiếp 15
2.2 Mục đích giao tiếp 16
2.3 Nhận thức trong giao tiếp 16
2.4 Các phẩm chất nhân cách trong giao tiếp 16
2.4.1 Tính quyết đoán 17
2.4.2 Tính đồng cảm 17
2.5 Phong cách giao tiếp 18
2.6 Kỹ năng giao tiếp 18
2.7 Nội dung giao tiếp 19
2.8 Hình thức giao tiếp 20
2.9 Hiệu quả giao tiếp 20
Phần III: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

- người để thực hiện hoá các quan hệ xã hội người ta với nhau”(1) Phạm Minh Hạc - Tâm lý học, tr44, Nxb Giáo dục - 1998
.
Trong giáo trình “Tâm lý học đại cương”, Nguyễn Quang Uẩn viết: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể giao tiếp này với chủ thể khác”(2) Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học đại cương, trang 49, Nxb ĐHQGHN - 2000
.
Trong “Vấn đề giao tiếp”, Nguyễn Văn Lê đã chỉ ra rất nhiều định nghĩa về giao tiếp tiểu biểu như:
- Các nhà tâm lý học nhân cách cho rằng: “Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người và người thông qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hoá”.
- Các nhà Tâm lý học kinh doanh định nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình trong đó một kích thích dưới dạng một thông điệp, được một bộ phát tin truyền đi nhằm tác động và gây ra một hiệu quả khi đi tới một bộ thu”.
Như vậy, giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp và nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau có định nghĩa thu hẹp, có định nghĩa mở rộng khái niệm giao tiếp. Tuy nhiên, các nhà Tâm lý học Mác xít và đa số các nhà tâm lý học Việt Nam đều có chung quan điểm là công nhận giao tiếp là sự tiếp xúc tam lý giữa người và người, trong đó có sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Từ định nghĩa này, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp với tư cách là một phạm trù đồng đẳng với hoạt động:
+ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý (nhu cầu, mục đích, nhận thức, tình cảm, ý chí...) giữa hai hay nhiều người.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Giao tiếp diễn ra trong những tình huống cụ thể với phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
+ Trong giao tiếp có sự khác biệt về nhận thức, tình cảm, ý chí, vai trò, vị trí xã hội của các chủ thể trong giao tiếp.
+ Tính được nhận thức của giao tiếp thể hiện ở chỗ: trước khi tiếp xúc, mỗi chủ thể đều phải ý thức rõ ràng về mục đích, nội dung, phương tiện mà mình sẽ sử dụng để thực hiện giao tiếp cũng như những diễn biến tâm lý của mình, đối phương khi họ đang giao tiếp với mình.
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện mà còn là nội dung cơ bản của hoạt động nhất định.
Tóm lại, để phục vụ nghiên cứu đề tài về đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý, dựa trên các dấu hiệu trên, chúng tui thống nhất định nghĩa giao tiếp như sau: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa hai hay nhiều người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau dựa vào phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, diễn ra trong những tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của một hoạt động nhất định.
2. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP.
2.1. Giao tiếp và hoạt động:
A.A. Leonchiev xem giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đối tượng, biểu hiện sự tác động qua lại giữa chủ thể - chủ thể.
B.Ph.Lourov xem giao tiếp là phmj trù đồng đẳng với phạm trù hoạt động, biểu hiện sự tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau giữa chủ thể - chủ thể.
Các nhà Tâm lý học cho rằng: hoạt động là quy luật chung nhất của Tâm lý học về con người. Giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể - khách thể. Hai khái niệm này ngang bằng nhau và có quan hệ gắn bó khăng khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con người, của sự phát triển tâm lý.
Giao tiếp và hoạt động thống nhất với nhau khi giao tiếp là một dạng, một nội dung của hoạt động, có cấu trúc, đặc điểm của nó, đồng thời giao tiếp vẫn giữ được cấu trúc đặc điểm của mình.
2.2. Đặc điểm giao tiếp trong hoạt động:
Giao tiếp vừa mang những đặc điểm riêng, và khi tham gia vào hoạt động, nó còn mang đặc điểm của hoạt động. Các đặc điểm giao tiếp trong hoạt động bao gồm ba nhóm sau:
1. Chủ thể hoạt động bao gồm các đặc điểm nhu cầu giao tiếp, các phẩm chất nhân cách, phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.
2. Đối tượng hoạt động có đặc điểm giao tiếp - đặc điểm hoạt động sau: nhu cầu giao tiếp, nhận thức trong giao tiếp, các phẩm chất nhân cách trong giao tiếp, phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp. Nếu là tập thể, nhóm còn bao gồm một số yếu tố tâm lý xã hội trong giao tiếp như tâm lý nghề nghiệp, dư luận xã hội.
3. Sự tác động qua lại giữa chủ thể hoạt động và đối tượng hoạt động tạo nên quá trình hoạt động - giao tiếp, có đặc điểm giao tiếp - đặc điểm hoạt động sau: mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp, hiệu quả giao tiếp.
Quá trình giao tiếp, nhất là nội dung giao tiếp phải thể hiện được mối quan hệ với nhau, hoạt động cùng nhau, nhận thức lẫn nhau... giữa hai chủ thể giao tiếp.
Đặc điểm giao tiếp của chủ thể hoạt động là những nét riêng biệt có giá trị hoạt động nổi lên ở nó trong quá trình giao tiếp với đối tượng hoạt động. Chủ thể hoạt động - chủ thể giao tiếp có đặc điểm giao tiếp - đặc điểm hoạt động sau: Nhu cầu giao tiếp, mục đích giao tiếp, nhận thức trong giao tiếp, các phẩm chất nhân cách trong giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp, một số yếu tố tâm lý xã hội của đối tượng hoạt động trong giao tiếp, hiệu quả giao tiếp.
- Nhu cầu giao tiếp:
Đặc điểm cơ bản của nhu cầu giao tiếp của chủ thể giao tiếp là có đối tượng. Đó là sự hướng tâm lý của chủ thể giao tiếp về một chủ thể giao tiếp nhất định, để trao đổi thông tin, phối hợp đồng cảm trong hoạt động.
- Mục đích giao tiếp:
Trước khi giao tiếp, chủ thể giao tiếp phải đặt ra một số mục đích nhất định (tính mục đích). Đó là sự hình dung trước kết quả giao tiếp của chủ thể giao tiếp.
- Nhận thức trong giao tiếp:
Để mã hoá thông tin cần truyền đạt và giải mã thông tin phản hồi, chủ thể giao tiếp cần có các tri thức về mình và người khác, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật, chuyên môn, đời sống thực tiễn, văn hóa giao tiếp.
- Các phẩm chất nhân cách trong giao tiếp.
+ Tính mục đích: những thuộc tính tâm lý biểu hiện thái độ quan tâm, nỗ lực, cố gắng của chủ thể trong giao tiếp để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Tính tự chủ: những thuộc tính tâm lý biểu hiện sự kiềm chế các cảm xúc, hành vi không có lợi cho giao tiếp của chủ thể.
+ Tính lịch thiệp: Những thuộc tính tâm lý biểu hiện sự giao tiếp với thái độ thẳng thắn, thật thà, chân thành của chủ thể giao tiếp.
+ Tính tự tin: Những thuộc tính tâm lý biểu hiện sự tin tưởng của chủ thể giao tiếp vào bản thân trong giao tiếp.
+ Tính dân chủ: những thuộc tính tâm lý biểu hiện thái độ tôn trọng và lắng nghe để phát huy ý kiến của mọi người của ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top