piggyaig

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết noi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB 3
1.1. KHÁI NIỆM LĐCB 3
1.1.1. Định nghĩa LĐCB 3
1.1.2. Phân loại LĐCB: 5
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ BỎ LĐCB: 7
1.3. KINH NGHIỆM CỦA ILO VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC XOÁ BỎ LĐCB: 9
1.3.1. Kinh nghiệm của ILO về xoá bỏ LĐCB: 9
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xoá bỏ LĐCB: 11
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB 13
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB: 13
2.1.1. Đối với lao động trong doanh nghiệp: 13
2.1.2. Đối với người chưa thành niên mại dâm: 18
2.1.3. Đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm: 19
2.1.4. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng: 20
2.1.5. Đối với người thi hành án phạt tù phải lao động cải tạo: 21
2.1.6. Đối với người bị buôn bán: 222.1.7. Đối với lao động di trú: 23
2.1.8. Đối với một số đối tượng là học sinh, sinh viên ra trường: 26
2.1.9. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự: 27
2.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG LĐCB: 32
2.2.1. Về chế tài dân sự: 32
2.2.2. Về chế tài hành chính: 32
2.2.3. Về chế tài hình sự: 32
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG LĐCB Ở VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĐCB 35
3.1. THỰC TRẠNG LĐCB Ở VIỆT NAM: 35
3.1.1. Lao động trong doanh nghiệp: 35
3.1.2. Lao động của người chưa thành niên mại dâm: 39
3.1.3. Lao động của các đối tượng nghiện ma tuý, người mại dâm: 40
3.1.4. Lao động giáo dưỡng: 43
3.1.5. Lao động cải tạo của phạm nhân: 43
3.1.6. Lao động di trú và người bị buôn bán: 44
3.1.7 Đối với học sinh, sinh viên ra trường: 49
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB: 50
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về LĐCB: 50
3.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về LĐCB và xoá bỏ LĐCB: 52
3.2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về LĐCB và xoá bỏ LĐCB 52
KẾT LUẬN 60


LĐCB đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay, là mặt trái của quá trình toàn cầu hoá. Nó xâm phạm đến một trong những quyền cơ bản, thiêng liêng của con người, đó chính là quyền tự do lao động, tự do thân thể. Tuy nhiên, LĐCB diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Lợi nhuận lớn thu được từ quá trình cưỡng bức sức lao động của người khác khiến cho bọn tội phạm chăng vòi bạch tuộc khắp toàn cầu để tìm kiếm nạn nhân. Các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma tuý xuyên quốc gia ngày càng gia tăng tỷ lệ thuận với tính chất nguy hiểm, phức tạp của chúng. Do đó, đây không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đòi hỏi phải có sự đồng thuận của tất cả Chính phủ trên thế giới trong công cuộc phòng chống và xoá bỏ loại tội phạm này.
Tuy nhiên việc phòng ngừa, hạn chế và xoá bỏ LĐCB là vấn đề phức tạp về lý luận cũng như thực tiễn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù pháp luật nước ta đã có những quy định về LĐCB; có hệ thống pháp luật tương đối phù hợp với các quy định của quốc tế và cũng đã phê chuẩn Công ước 29 về LĐCB, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa phù hợp với Điều ước quốc tế, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Nội dung của Công ước 29 cũng như vấn đề xoá bỏ LĐCB còn khá mới mẻ đối với nước ta, song lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, trong sự nghiệp xây dựng phát triển con người, phát triển đất nước. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên em đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xoá bỏ LĐCB” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Khoá luận giải thích về sự cần thiết phải xoá bỏ LĐCB, bảo vệ quyền con người; đi sâu vào nghiên cứu phân tích chính sách pháp luật hiện hành quy định về LĐCB ở nước ta. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đó trên thực tế, người viết mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mỗi công dân trong xã hội.
Nội dung của khoá luận được kết cấu như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về LĐCB và xoá bỏ LĐCB.
Chương II: Pháp luật Việt Nam hiện hành về LĐCB và xoá bỏ LĐCB.
Chương III: Thực trạng LĐCB ở Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến LĐCB.
Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta, mặt khác lại là lần đầu tiên làm công tác nghiên cứu khoa học và còn nhiều hạn chế về kiến thức nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn.
Luận văn được viết trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về LĐCB và xoá bỏ LĐCB nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan và toàn diện nhất.




CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LĐCB
VÀ XOÁ BỎ LĐCB

1.1. KHÁI NIỆM LĐCB
1.1.1. Định nghĩa LĐCB
Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organisation- viết tắt là ILO) được thành lập năm 1919 là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nằm trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc. ILO có mục tiêu thúc đẩy cải thiện các quyền của NLĐ tại nơi làm việc, các điều kiện làm việc của NLĐ, đấu tranh chống nạn thất nghiệp, bảo vệ lao động phụ nữ, trẻ em, NLĐ cao tuổi, tự do nghiệp đoàn, thúc đẩy nâng cao mức sống của NLĐ; thừa nhận quyền kí kết thoả ước lao động tập thể; hợp tác đấu tranh chống đói nghèo.
Tính đến ngày 01/07/2007, ILO đã thông qua 188 Công ước, trong đó có 8 Công ước cơ bản trực tiếp thể hiện các tinh thần, giá trị nền tảng của Tổ chức này. Công ước 29 về LĐCB được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 28/06/1930 tại kì họp thứ 14 và Công ước 105 về xoá bỏ LĐCB thông qua ngày 25/06/1957 là hai trong tám Công ước cơ bản đó.
Theo Công ước 29 LĐCB được hiểu là “mọi công việc hay dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm”. Tức là, một người bắt buộc phải làm công việc, dịch vụ cho người khác, nếu không sẽ phải chịu hình phạt do người đó gây ra cho mình hay người thân của mình được gọi là LĐCB. Định nghĩa này được sử dụng thống nhất cho cả Công ước 29 và Công ước 105.
Như vậy theo Công ước 29 thì một hoạt động lao động được coi là LĐCB khi thoã mãn đồng thời cả ba yếu tố sau:
- Thứ nhất, một người thực hiện một công việc hay một dịch vụ cho người khác;
- Thứ hai, người đó không tự nguyện mà bắt buộc phải làm công việc hay dịch vụ đó. Trên thực tế, sự thiếu tự nguyện của người bị cưỡng bức lao động có thể biểu hiện dưới các dạng: bị bắt cóc; bị buôn bán; bị cầm tù tại nơi làm việc hay bị lừa gạt về điều kiện làm việc.
- Thứ ba, người thực hiện công việc hay dịch vụ đó bị đe dọa sẽ phải chịu một hình phạt nếu không thực hiện công việc hay dịch vụ đó.
Theo tổng kết của ILO nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động có thể gặp rất nhiều hình thức đe doạ khác nhau từ phía người cưỡng bức, trong đó có các dạng chủ yếu như:
ã Sử dụng vũ lực chống lại NLĐ hay thân nhân của họ;
ã Đe doạ bắt, giam giữ NLĐ hay thân nhân của người đó;
ã Đe doạ áp dụng các trừng phạt tài chính đối với NLĐ hay thân nhân của người đó;
ã Đe doạ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của NLĐ hay thân nhân của người đó;
ã Đe doạ sa thải hay phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối với NLĐ hay thân nhân của người đó;
ã Đe doạ ngăn cản NLĐ hay thân nhân của người đó trong việc tham gia sinh hoạt cộng đồng và xã hội;
ã Đe doạ tước bỏ các đặc quyền mà đáng lẽ NLĐ hay thân nhân của người đó được hưởng;
ã Đe doạ tước đoạt nhu yếu phẩm, đuổi khỏi nơi cư trú đối với NLĐ hay thân nhân của người đó;
ã Đe doạ chuyển NLĐ hay thân nhân của họ sang làm công việc có điều kiện tồi tệ hơn;
ã Đe doạ làm mất vị thế xã hội của NLĐ hay thân nhân của người đó.
Theo quan niệm truyền thống, hiện tượng những người bản xứ ở các nước thuộc địa bị những kẻ thực dân đế quốc xích thành dãy và bị mua đi bán lại làm nô lệ hay những tù nhân phải lao động khổ sai trước các mũi súng “arbeit macht frei” bị coi là LĐCB. Xã hội loài người ngày càng phát triển cùng với việc chế độ nô lệ đã bị xoá bỏ. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, LĐCB diễn ra ngày càng tinh vi với việc ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân, từ những người nông dân mắc nợ phải làm việc cật lực cho chủ đất vì không có cơ hội việc làm, vì bị phân biệt đối xử, hay vì các giải pháp chống đói cùng kiệt đổ vỡ; những người phụ nữ và trẻ em bị bóc lột tình dục, mại dâm đến những NLĐ nhập cư hợp pháp phải làm việc trong nhiều giờ và nhiều ngày mà không được trả lương để trả những món nợ đã vay mượn để được đi làm việc tại nước ngoài…
Cho dù xem xét dưới góc độ nào đi nữa thì cũng có thể thấy nạn nhân của LĐCB thường là những NLĐ thuộc nhóm thiểu số, cùng kiệt đói, gồm cả nam lẫn nữ, người lớn, người già, trẻ em và ngay cả người tàn tật phải chấp nhận sự áp đặt của một số người giàu, có quyền lực nhằm duy trì sự tồn tại của mình và người thân.
Còn trong pháp luật Việt Nam, khái niệm LĐCB được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ: “Cưỡng bức lao động là trường hợp NLĐ… bị ép buộc làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của NLĐ”.
Trong khi Công ước 29 quan niệm rằng NLĐ phải LĐCB dưới sự đe doạ của người khác đối với mình hay với người thân của mình thì pháp luật Việt Nam mới chỉ quan niệm chung là bởi sự ép buộc mà chưa có quy định cụ thể về các hình thức của sự ép buộc đó. Điều này đã gây không ít khó khăn khi muốn xác định các trường hợp là LĐCB ở nước ta trên thực tế. Do đó các nhà làm luật nước ta cần nhanh chóng xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về LĐCB để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi có hiệu quả pháp luật.
1.1.2. Phân loại LĐCB:
Trong lý luận cũng như thực tế có nhiều cách tiếp cận và phân loại LĐCB khác nhau. Song tuỳ theo mục đích mà mỗi cách tiếp cận sẽ đem lại các kết quả nhất định.
a. Phân loại theo chủ thể cưỡng bức:
LĐCB bao gồm:
- Lao động do Nhà nước cưỡng chế: lao động bắt buộc của tù nhân; lao động của học viên trường giáo dưỡng; nghĩa vụ công dân.
- LĐCB do tư nhân thực hiện: buôn bán người qua biên giới; cưỡng bức phụ nữ, cưỡng bức trẻ em gái hành nghề mại dâm; cưỡng bức NLĐ để bóc lột kinh tế…
Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định quyền lực của Nhà nước: có thẩm quyền huy động LĐCB trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật cho phép. Đây là những hình thức cưỡng bức lao động hợp pháp góp phần giúp các đối tượng được huy động hiểu rõ giá trị sức lao động, phục hồi sức khoẻ, nhân phẩm hay huy động sự phục vụ của công dân vì sự nghiệp an ninh Tổ quốc… Trong khi đó, LĐCB do tư nhân thực hiện đều là bất hợp pháp, cần có các chế tài thích hợp để trừng trị, răn đe và phòng ngừa những hình thức cưỡng bức này.
b. Phân loại theo chủ thể bị cưỡng bức:
Dựa vào chủ thể bị cưỡng bức, LĐCB chủ yếu được áp dụng đối với một số đối tượng sau:
- Cưỡng bức lao động đối với trẻ em.
- Cưỡng bức lao động đối với phụ nữ.
- Cưỡng bức đối với NLĐ.
Tiêu chí phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định các chủ thể là đối tượng của quan hệ cưỡng bức lao động. Mỗi chủ thể phải chịu các hình thức cưỡng bức sức lao động khác nhau: Phụ nữ và trẻ em thường bị bọn tội phạm lừa gạt buôn bán qua biên giới, lạm dụng nô lệ tình dục, nô lệ lao động. Đây là hai đối tượng dễ bị tổn thương nhất rất cần sự bảo vệ đặc biệt của xã hội. Trong khi đó, NLĐ lại bị cưỡng bức làm việc trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, giúp việc gia đình, trong các hầm mỏ, lò gạch, các doanh nghiệp… Các đối tượng khác nhau cần có các cách bảo vệ khác nhau và cách thức giải quyết hậu quả cũng khác nhau.
c. Phân loại theo mục đích cưỡng bức:
Cưỡng bức lao động được các chủ thể tiến hành thực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, có thể dựa vào những mục đích đó để chia LĐCB thành các loại sau:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top