daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÓM TẮT
Thị trường càng phát triển thì việc dự báo càng trở nên quan trọng và khó khăn.
Vì “chúng ta không thể đoán định tương lai của mình trừ phi chúng ta là người viết
ra kế hoạch của đối thủ”. Thực tế, đã cho thấy nhiều bài học về đoán sai của các
chuyên gia đầu ngành cũng như dư luận của quần chúng. Vậy nhưng không thể thiếu
dự báo, thậm chí nó còn là “hạt nhân” trong các kế hoạch hành động và phát triển
của mọi mô hình. Doanh nghiệp càng lớn thì vai trò của dự báo càng quan trọng. Có
lẽ bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được kế hoạch dựa trên dự báo thiếu
chính xác thì tai hại tới mức độ nào nếu không muốn nói đây là nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới phá sản hay các thảm hoạ về tài chính. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đối
phó với vấn đề này như thế nào?
Có người cho rằng: “quá khứ sẽ trở nên hữu ích đối với những ai biết nắm lấy
và trân trọng nó”. Thật vậy, điều này đang được các Doanh nghiệp áp dụng. Họ trãi
nghiệm, học hỏi từ quá khứ, nắm chắc hiện tại cho nên việc đưa ra dự báo cho tương
lai rất khả quan. Mặc dù, hiệu quả hoạt động nội bộ vẫn còn rất quan trọng, song việc
làm cho doanh nghiệp thích nghi với những thay đổi về điều kiện môi trường đã trở
thành yếu tố hết sức cần thiết để đảm bảo thành công. Có như vậy, mới vận hành
hoạt động kinh doanh của. Doanh nghiệp mình được hiệu quả và tăng sức cạnh tranh
trên thương trường.
Vậy thì việc quản trị đó thực hiện ở Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ
như thế nào?. Để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị
trường, phải chăng Công ty chỉ dựa vào những kết quả trong quá khứ hay chỉ dựa
vào những kết quả định tính? Đơn vị có thường xuyên theo dõi và cập nhật những
thông tin biến động phức tạp từ phía thị trường không? Và quá trình quản lý chiến
lược sẽ giúp Doanh nghiệp thấy rõ được những cơ hội và nguy cơ từ phía thị trường
như thế nào? để nhà quản trị có khả năng nắm bắt, tận dụng hết các cơ hội và giảm
thiểu các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường một cách tốt nhất. Và nhờ có
quá trình quản trị chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều
kiện môi trường liên quan mật thiết hơn.
Những nghi vấn trên sẽ được tìm hiểu, lý giải trong đề tài “Xây dựng chiến
lược kinh doanh cho Công ty TNHH gas Petrolimex Cần thơ”. Và để theo sát tiến
trình phân tích, đề tài cũng trang bị cho bạn đọc kiến thức chuyên ngành về quản trị
kinh doanh như thế nào nhất là những kiến thức về lĩnh vực chiến lược kinh doanh.
Dựa trên những phân tích từ môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức để đánh
giá sức mạnh hiện tại của Công ty, sau đó đưa ra giải pháp cho từng chiến lược giúp
đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................................1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4. Bố cục của đề tài....................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC.............................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về môi trường và chiến lược kinh doanh............................................. 4
2.2. Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu..............................4
2.3. Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp....................5
2.4. Ý nghĩa của quá trình phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp.......................................................................................................... 5
2.4.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài..................................................................5
2.4.2. Môi trường nội bộ..........................................................................................6
2.4.3. Chiến lược kinh doanh...................................................................................6
2.5. Thực tiễn của các đề tài xây dựng chiến lược .......................................................6
2.5.1. Hướng phân tích của các đề tài......................................................................6
2.5.2. Những vấn đề thường mắc phải ở các đề tài..................................................9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX CẦN THƠ
12
3.1. Các thông tin chung về sản phẩm, thị trường, khách hàng..................................12
3.2. Qúa trình hình thành............................................................................................ 13
3.3. Bộ máy quản lý của Công ty................................................................................13
3.4. Kết quả hoạt động thời gian qua của Công ty......................................................14
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY......... 16
4.1. Phân tích môi trường nội bộ................................................................................ 16
4.1.1. Marketing....................................................................................................17
4.1.1.1. Sản phẩm..............................................................................................17
4.1.1.2. Giá cả................................................................................................... 18
4.1.1.3. Phân phối............................................................................................. 18
4.1.1.4. Chiêu thị...............................................................................................19
4.1.2. Quản trị........................................................................................................ 20
.......................................................................................................................... 21
.......................................................................................................................... 21
.......................................................................................................................... 21
4.1.2.1. Hoạch định...........................................................................................21
4.1.2.2. Tổ chức................................................................................................ 22
4.1.3. Nhân sự........................................................................................................ 22
4.1.4. Đánh giá uy tín thương hiệu và cơ sở vật chất của Công ty........................ 22
4.1.5. Tài chính - Kế toán...................................................................................... 23
4.1.6. Sản phẩm......................................................................................................24
4.1.7. Nghiên cứu và phát triển..............................................................................25
4.1.8. Hệ thống thông tin...................................................................................... 26
4.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp................................................. 26
4.2.1. Khách hàng.................................................................................................. 28
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ..........................................................................31
4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn...........................................................................35
4.2.4. Nhà cung cấp................................................................................................37
4.2.5. Các mặt hàng thay thế..................................................................................38
4.3. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô.........................................................39
4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế....................................................................................... 39
4.3.2. Ảnh hưởng nhân khẩu ................................................................................42
4.3.3. Ảnh hưởng văn hoá xã hội ..........................................................................42
4.3.4. Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên.......................................................42
4.3.5. Ảnh hưởng của thể chế (luật pháp, chính phủ, chính trị).............................43
4.3.6. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ............................................................44
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược.......................................................................13
5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu..............................................................................13
5.1.2. Mục tiêu của Petrolimex Cần Thơ đến năm 2010........................................ 13
5.2. Xây dựng các chiến lược......................................................................................13
5.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược............................................................ 13
5.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất...................................................................13
5.3. Lựa chọn chiến lược.........................................................................................13
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY TNHH GAS
PETROLIMEX CẦN THƠ........................................................................................ 45
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược.......................................................................45
5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu.............................................................................45
5.1.2. Mục tiêu của Petrolimex Cần Thơ đến năm 2010....................................... 47
5.1.2.1. Mục tiêu dài hạn...................................................................................47
5.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................47
5.2. Xây dựng các chiến lược .....................................................................................47
5.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược............................................................ 47
5.2.1.1.Ma trận SWOT......................................................................................47
5.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE)......................49
Hình 5.1: Ma trận bên ngoài- bên trong (Ma trận IE).................................................50
5.2.1.3. Ma trận chiến lược chính..................................................................... 51
Hình 5.2: Ma trận chiến lược chính............................................................................ 51
5.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất...................................................................51
5.2.2.1. Nhóm chiến lược S-O.......................................................................... 51
5.2.2.2. Nhóm chiến lược S-T...........................................................................52
5.2.2.3. Nhóm chiến lược W-O.........................................................................52
5.2.2.4. Nhóm chiến lược W-T.......................................................................... 53
5.3. Lựa chọn chiến lược: Ma trận QSPM..................................................................54
6.1. Giải pháp chiến lược thâm nhập thị trường......................................................... 41
6.2. Giải pháp về nghiên cứu phát triển ....................................................................41
6.3. Giải pháp về quản trị............................................................................................41
6.4. Giải pháp về marketing........................................................................................41
6.5. Giải pháp về sản xuất - tác nghiệp - quản lý chất lượng......................................41

6.6. Giải pháp về tài chính.......................................................................................... 41
6.7. Giải pháp về nhân sự............................................................................................41
CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC................................ 58
6.1. Giải pháp chiến lược thâm nhập thị trường ........................................................ 58
6.2. Giải pháp về nghiên cứu phát triển .....................................................................58
6.3. Giải pháp về quản trị............................................................................................59
6.4. Giải pháp về marketing........................................................................................60
6.4.1. Giải pháp về sản phẩm.................................................................................60
6.4.2. Giải pháp về giá........................................................................................... 63
6.4.3. Giải pháp về phân phối................................................................................ 63
6.4.4. Giải pháp về chiêu thị.................................................................................. 64
6.5. Giải pháp về sản xuất - tác nghiệp - quản lý chất lượng......................................64
6.5.1. Giải pháp về sản xuất - thiết bị.................................................................... 64
6.5.2. Giải pháp về quản lý chất lượng.................................................................. 65
6.6. Giải pháp về tài chính.......................................................................................... 65
6.7. Giải pháp về nhân sự............................................................................................65
6.8. Kiến nghị..............................................................................................................67
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN.......................................................................................... 69
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, bất kỳ một doanh
nghiệp hay dịch vụ nào dù lớn hay nhỏ muốn tồn tại được trên thị trường cũng đều
đòi hỏi họ phải quan tâm đúng mức đến các yếu tố môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp mình, để có thể đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp là điều
cần thiết và ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệpb Việt
Nam hiện nay.
Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải đổi mới trong tất cả các lĩnh
vực kinh doanh của mình. Nhất là, khi mà hiện nay thị trường luôn tồn tại nhiều yếu
tố biến động và bất ngờ, đã buộc các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ phải luôn trong
tình trạng sẵn sàng đối phó với các đối thủ cạnh tranh, những người có kinh nghiệm
để nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Muốn làm được điều này yêu cầu đặt ra đối
với các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để có được thông tin hữu ích từ môi
trường kinh doanh và biết được chúng tác động đến Công ty mình như thế nào, để
từ đó có thể đề ra những chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất, phù hợp với
hoàn cảnh của doanh nghiệp mình. Thực tế, không phải quá trình thay đổi nào của
môi trường kinh doanh cũng tạo ra cơ hội và nguy cơ cho sự phát triển của doanh
nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiêp không chỉ hiểu rõ tác động của môi trường bên
ngoài mà còn phải tiến hành phân tích môi trường nội bộ để biết được những điểm
mạnh và yếu của tổ chức mình.
Chính vì thế, vấn đề hiểu rõ môi trường hoạt động của doanh nghiệp, để có
thể thấy rõ những cơ hội và nguy cơ tiềm ẩn, để dựa vào đó mà Công ty có thể tận
dụng được những cơ hội, hạn chế những điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ đối với
hoạt động của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, là trong nền kinh tế thị trường ngày
càng cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Bởi vì muốn kinh doanh thắng lợi doanh
nghiệp phải hiểu rõ các yếu tố của môi trường, để có thể đề ra những kế hoạch kinh
doanh phù hợp với văn hoá, tâm lý của người tiêu dùng, chỉ khi nào làm được như
vậy thì sản phẩm của chúng ta không chỉ cạnh tranh được trên sân nhà mà còn có
thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước trong khu vực, để nhằm mục tiêu
hướng đến một tương lai tốt đẹp cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Mặt khác, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao dẫn đến thu nhập của mọi
người tăng, tạo ra tổng cầu ngày càng tăng theo đã tạo cơ hội cho chủ doanh nghiệp
soạn thảo chiến lược kinh doanh để có thể tồn tại được lâu dài.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó nên tui đã chọn đề tài của mình là
“Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH gas Petrolimex Cần Thơ”.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Như phần lý do đã đề cập, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đang biến
động rất nhanh chóng và sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với việc chọn đề tài
này mục tiêu chủ yếu là:
(1) Phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh, đến sự thành
công trong tương lai của xí nghiệp, đó là những yếu tố nội tại và những yếu
tố khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, để từ đó xây dựng được
một chiến lược phát triển hợp lý cho xí nghiệp trên cơ sở xây dựng được
những lợi thế cạnh tranh lâu bền.
(2) Xây dựng các giải pháp để triển khai thành công các chiến lược đã đề ra.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì có rất nhiều yếu tố trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản có tác động lớn đến hoạt động của xí
nghiệp với mục đích là đưa ra những nhận định chung và một số giải pháp nhằm
giải quyết các vấn đề đó. Và các vấn đề này được nghiên cứu trên thị trường hiện tại
của doanh nghiệp.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập dữ liệu: Khi thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu chỉ
thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan
trọng.
• Phương pháp so sánh: xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên
một số chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
• Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia từ đó rút ra
kết luận.
• Phương pháp phân tích SWTO: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
nguy cơ.
• Phương pháp xử lý dữ liệu.
Đối với các dữ liệu thu được sẽ được tác giả áp dụng các phương pháp xử lý
sau: so sánh, tổng hợp, phân tích, tính toán các chỉ số tài chính...
1.4. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành các phần chính sau:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Chương này trình bày những phần
lý thuyết, có liên quan đến đề tài, đề cập tổng quan về môi trường cùng với việc
nghiên cứu những cơ hội cùng với đe doạ từ phía môi trường để người đọc tiện theo
dõi và hiểu được nội dung của đề tài. Tiếp theo, tác giả đề cập đến hướng đi hiện tại
của các đề tài xây dựng chiến lược hiện nay thường đi theo hướng nào cùng với
những hạn chế của các đề tài xây dựng chiến lược trước đó để mọi người có thể
tham khảo và giúp tác giả tránh không vấp phải trong đề tài của mình.
Chương 3: Giới thiệu về Công ty. Trong chương này tác giả đề cập đến
những thông tin về sản phẩm thị trường liên quan đến ngành hàng của mình và giới
thiệu sơ lược về Công ty để độc giả biết được quy mô hoạt động của Công ty một
cách khái quát.
Chương 4: Phân tích môi trường hoạt động của Công ty. Trong chương này
tác giả tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của Công ty để làm căn cứ xây dựng ma
trận các yếu tố nội bộ (IFE), phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bao
gồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE), và môi
trường vi mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh).
Chương 5: Xây dựng chiến lược cho Công ty. Tác giả sử dụng ma trận
SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài và ma trận chiến lược
chính để xây dựng các chiến lược mà Công ty có thể lựa chọn. Tiếp đó, tác giả sử
dụng ma trận hoạch định chiến lược (QSPM) nhằm lựa chọn các chiến lược tốt nhất
để Công ty có nhiều lựa chọn khi thực hiện.
Chương 6: Các giải pháp triển khai chiến lược. Trong chương này tác giả đã
đề xuất một số giải pháp thực hiện những chiến lược mình đưa ra một cách tốt nhất
có thể để Doanh nghiệp xem xét và chọn lựa giải pháp nào thích hợp.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị. Trình bày những kết quả nghiên cứu mà tác
giả rút ra từ đó. Đồng thời đề xuất những ý kiến về các giải pháp đã nêu ra để doanh
nghiệp lưu ý khi lựa chọn chiến lược thích hợp với Công ty.
2.1. Tổng quan về môi trường và chiến lược kinh doanh
2.2. Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe doạ chủ yếu
2.3. Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp
2.4. Ý nghĩa của quá trình phân tích môi trường kinh doanh và chiến lượ
doanh của doanh nghiệp.
2.4.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài
2.4.2. Môi trường nội bộ
2.4.3. Chiến lược kinh doanh
2.5. Thực tiễn của các đề tài xây dựng chiến lược
2.5.1. Hướng phân tích của các đề tài
2.5.2. Những vấn đề thường mắc phải ở các đề tài
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược công ty viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng quốc tế Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Lotte Cinema Việt Nam Đến Năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội cho Nến Thơm Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Áp dụng chiến lược marketing – mix để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty của Tổng Công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp quân đội - chi nhánh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top