rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà
các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội được huy động, tập trung lại với số
lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích sản xuất
kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, ngân hàng đóng một vai trò
to lớn đối với sự phát triển kinh tế thị trường: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp
vốn cho nền kinh tế, NHTM là cầu nối doanh nghiệp với thị trường, là công cụ để nhà
nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc
tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM mà còn vì sự phát
triển chung của nền kinh tế.
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng huy động
được để cấp tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của
NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn nợ. Trong đó vốn nợ gồm vốn huy động, vốn đi
vay và một số vốn nợ khác.
1.1.1. Vốn chủ sở hữu
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, để bắt đầu hoạt động của mình phải

có một lượng vốn nhất định. Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân
hàng, ngân hàng có quyền sử dụng lâu dài, hình thành nên tài sản cố định như trụ sở,
văn phòng, máy móc, trang thiết bị… Tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của
chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường mà nguồn hình thành và nghiệp
vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng.
1.1.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu
Theo quy định của pháp luật về điều kiện thành lập thì ngân hàng phải có một
lượng vốn nhất định, đó là vốn pháp định (vốn điều lệ). Đây là lượng vốn tối thiểu mà
ngân hàng cần có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt động kinh doanh. Tùy
theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu là khác nhau.
Cụ thể, VCSH của ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp,
VCSH của ngân hàng tư nhân do cá nhân tự bỏ vốn ra, VCSH của ngân hàng Cổ phần
do các cổ đông góp cổ phần, VCSH của ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia
liên doanh góp vốn.
Loại vốn này phải tuân thủ các quy định của NHNN về số vốn tối thiểu – vốn
pháp định mà chủ ngân hàng cần có khi bắt đầu hoạt động. Vốn pháp định được
quy định cho từng loại ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm của vốn chủ sở
hữu là không phải hoàn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm hay thay đổi cơ cấu
VCSH, quyết định chính sách phân phối lợi nhuận.
1.1.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Vốn chủ của ngân hàng không ngừng được tăng lên trong quá trình hoạt động
nhờ có nguồn vốn bổ sung. Nguồn vốn bổ sung này có thể từ lợi nhuận, từ việc phát
hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…Nguồn vốn bổ sung này có đặc điểm không
thường xuyên song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn khi cần thiết.
1.1.1.3. Các quỹ
Hàng năm, sau khi tổng kết kết quả kinh doanh, dựa trên lợi nhuận thu được,
ngân hàng đều tiến hành trích lập các quỹ. Mỗi quỹ được sử dụng vào một mục đích
nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng. Các quỹ của ngân hàng
bao gồm: quỹ dự phòng tổn thất, quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư, quỹ bảo toàn vốn,
quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,…Các quỹ của ngân hàng thuộc quyền sở hữu của ngân
hàng.
1.1.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Những khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng
chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được xem là một bộ phận vốn sở hữu của ngân
hàng. Đây là nguồn vốn bổ sung mà ngân hàng có thể sử dụng lâu dài (đầu tư vào nhà
cửa, đất đai,…) và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
Như vậy, tuy vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn song nó
lại có vai trò rất quan trọng. VCSH đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro
phá sản, là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấp phép tổ chức và hoạt động.
Bên cạnh đó, VCSH tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về

sức mạnh tài chính của ngân hàng, cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và
phát triển các hình thức dịch vụ mới. Và cuối cùng, vốn được xem như một phương tiện
điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể
được duy trì ổn định và lâu dài.
1.1.2. Vốn nợ
Đặc trưng hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay, vốn nợ của NHTM
chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ. Chính vì vậy, để thực hiện hoạt động kinh
doanh như tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác thì ngân hàng cần
phải chú trọng phát triển nguồn vốn , đặc biệt là nguồn vốn nợ, bao gồm nguồn tiền gửi,
nguồn đi vay và nguồn khác.
1.1.2.1. Nguồn tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của
ngân hàng. Chính vì vậy, để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh, các ngân
hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động nhằm thu hút một cách tối đa và
hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong xã hội. Các hình thức huy động vốn
tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kì hạn
của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi của các ngân hàng khác.
Đặc điểm chung của nguồn tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách
hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn nhưng chưa đến hạn. Tuy nhiên, quy
mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, chiếm hơn 50% tổng nguồn. Đây được xem
là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng trong công tác huy động vốn.
Quy mô và cấu trúc của nguồn tiền gửi biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố
như lãi suất huy động, địa điểm ngân hàng, các hình thức huy động vốn, các dịch vụ
của ngân hàng, tâm lý của người gửi tiền,…Do vậy, ngân hàng cần nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến tiền gửi tùy vào từng đối tượng khách hàng để xây dựng chính sách
huy động vốn linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
1.1.2.2. Nguồn đi vay
Tuy nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn của ngân hàng nhưng
trong trường hợp gặp khó khăn tài chính, thiếu hụt dự trữ, thiếu hụt thanh khoản… thì
NHTM vẫn phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả. Khoản vay này đã trở
thành nguồn vốn quan trọng do sự biến động thường xuyên giữa việc huy động và sử
dụng vốn. NHTM có thể vay vốn ở NHNN, các tổ chức tín dụng khác và vay trên thị
trường vốn.
Đây là loại vốn mà ngân hàng chủ động đi vay với mục đích, thời hạn và quy mô
xác định trước do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng. Khác với tiền gửi là
nguồn huy động thường xuyên thì các khoản đi vay chỉ được thực hiện lúc cần thiết,
ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các khoản vay NHNN và vay ngân hàng khác có thời hạn ngắn, nhằm đảm bảo
khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng hay đáp ứng nhu cầu về dự trữ bắt buộc
trong một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào ngân hàng muốn vay
thì đều có thể vay được. Bởi, vay NHNN phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà
NHNN theo đuổi trong từng thời kì, vay các ngân hàng khác trên cùng địa bàn sẽ gặp
khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanh toán. Vì vậy, muốn mở
rộng quan hệ vay mượn trên thị trường liên ngân hàng thì ngân hàng cần vươn tới thị
trường liên ngân hàng quốc tế.
Ngân hàng vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ như kỳ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…Lãi suất của hình thức huy động này cao hơn các
nguồn khác nhưng ngân hàng vẫn sử dụng khi nguồn tiền gửi không đáp ứng được
những yêu cầu như ổn định, quy mô vốn đủ lớn trong khoảng thời gian xác định. Thông
qua việc phát hành các giấy nợ trung và dài hạn, ngân hàng có khả năng tập trung một
khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và tạo lập được các nguồn trung, dài hạn có
tính ổn định cao. Từ đó, ngân hàng có thể cho vay các dự án lớn, tài trợ cho trang thiết
bị và bất động sản của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Các nguồn khác
Nguồn ủy thác
Thông qua các dịch vụ ủy thác mà ngân hàng thương mại thực hiện như ủy thác
đầu tư, ủy thác cho vay, ủy thác giải ngân và thu hộ, ủy thác cấp phát. NHTM cũng đã
thu hút được lượng vốn bổ sung và làm tăng nguồn vốn. Do việc giải ngân theo tiến độ
nên thường xuyên có một bộ phận vốn kết dư trên tài khoản, ngân hàng có thể sử dụng
tạm thời nguồn vốn đó vào kinh doanh.
Nguồn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ( séc trong quá trình chi trả, tiền
kí quỹ để mở L/C) có thể hình thành nguồn trong thanh toán.
Nhìn chung, đối với những nguồn này ngân hàng không phải trả lãi và quy mô
nguồn không lớn. Tuy vậy, chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể. Để gia tăng các
nguồn này, NHTM cần không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng của các loại hình
dịch vụ, tối đa hóa tiện ích cũng như lợi ích của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng.
1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn của NHTM
1.2.1.1. Vốn huy động là cơ sở tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
NHTM
Ngân hàng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn tiến hành hoạt động
kinh doanh thì phải có vốn. Vốn điều lệ là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được
giấy phép hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vào
hoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay nên sẽ ảnh hưởng tới
kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập của ngân hàng. Một ngân hàng có lượng vốn
huy động lớn thì ngân hàng đó có thế mạnh trong kinh doanh. Trong hoạt động của
ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh
chủ yếu. Do đó, để thực hiện các hoạt động của mình thì ngân hàng cần có các giải
pháp thu hút một cách hiệu quả yếu tố đầu vào quan trọng này.
1.2.1.2. Vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác
Quy mô các hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng đó. Một
ngân hàng có khả năng về vốn dồi dào thì ngân hàng đó có thể mở rộng được các hoạt
động kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng trong cho
vay, bảo lãnh, đầu tư... Vốn lớn, ngân hàng có thể cho vay với mọi thành phần kinh tế,
cho vay với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản. Điều này, làm
cho quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng, quy mô tín dụng tăng lên. Nguồn
vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như:
liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán, thuê mua tài sản,.. Như vậy, vốn huy động
giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh
doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập.
1.2.1.3. Vốn quyết định khả năng thanh toán và bảo đảm uy tín của ngân hàng trên thị
trường tài chính
Uy tín đối với một ngân hàng là vấn đề sống còn, quyết định tới sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng đó. Chính vì vậy, các ngân hàng luôn quan tâm và chú trọng
nâng cao uy tín của mình trên thị trường tài chính. Uy tín đó được thể hiện ở khả năng
sẵn sàng thanh toán cho khách hàng, ở khả năng cho vay và đầu tư đối với những dự án
lớn có thời hạn dài. Để có thể đáp ứng được thì ngân hàng cần có một lượng vốn lớn,
mà chủ yếu là vốn huy động. Với tiềm năng vốn lớn và khả năng huy động vốn lớn,
ngân hàng có thể yên tâm cho vay mà vẫn bảo đảm tính thanh khoản cao, tạo tâm lý yên
tâm và thoải mái cho khách hàng. Đồng thời, ngân hàng có thể kinh doanh đa năng,
tham gia vào các lĩnh vực như đầu tư chứng khoán, kinh doanh góp vốn, đồng tài trợ
các dự án.. giúp ngân hàng phân tán rủi ro trên cơ sở một nguồn vốn dồi dào, nhằm tăng
sức cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thị trường.
1.2.1.4. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS Công nghệ thông tin 0
D Giáo trình Kỹ thuật sấy nông sản - Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy Nông Lâm Thủy sản 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top