daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hình thành, xây dựng các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu
chế xuất (KCN, KKT, KCX) là động lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước
ngoài nói riêng. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được
những thành công trong phát triển kinh tế nhờ phát triển các KCN.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển ngành
công nghiệp khá sớm. Trước khi thực hiện công cuộc đổi mới nước ta đã có
một số điểm công nghiệp (CN) tập trung như khu Gang - thép Thái Nguyên,
Điểm công nghiệp tập trung ở Biên Hòa... Tuy nhiên, chỉ từ thập niên 90 trở
lại đây, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, ở nước ta mới thực sự xuất
hiện các KCN. Ngay trong Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII
(năm 1994) Đảng ta đã nhấn mạnh: cần quy hoạch các vùng, trước hết là các
địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) đặc biệt,
KCN tập trung [1]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005 do Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua, đã tiếp tục khẳng định: cần quy
hoạch phân bổ hợp lý CN trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN,
KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao (KCNC), hình thành các cụm công
nghiệp lớn (CCN) và khu kinh tế mở (KKTM).
Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế
chính sách liên quan đến phát triển các KCN. Đầu tiên là Nghị định số
36/1997/NĐ-CP, sau đó là Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp năm
2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-
CP của Chính phủ. Cơ chế quản lý theo tinh thần Nghị định 29/2008/NĐ-CP
đã phân cấp và ủy quyền nhiều chức năng quản lý nhà nước cho BQL các
KCN(BQL KCN) để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các DN
trong KCN, tích cực cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa, một dấu, tại
chỗ" [23; 24].
Nhờ các chính sách đổi mới thích hợp, các KCN ở Việt Nam đã phát
triển nhanh chóng và từng bước khẳng định vị trí, vai trò của chúng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế quốc dân nói chung, phát triển kinh tế - xã hội tại các
địa phương nói riêng. Tính đến 2014, cả nước đã có 289 KCN, KCX và KKT
được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng diện tích đất tự
nhiên 81.000ha (diện tích đất công nghiệp 52.838ha, chiếm 65,17%/tổng diện
tích đất tự nhiên), trong đó có 191 KCN (đạt 66,09%) đã đi vào hoạt động với
diện tích đất đã cho thuê 23.770ha, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt 45% và
98 KCN đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ
tầng; tổng số dự án đã thu hút, bao gồm: 5.463 dự án đầu tư trong nước với
tổng số vốn đăng ký 524.213 tỷ đồng và 5.075 dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài với vốn đăng ký 75,87 tỷ USD. Tổng doanh thu xuất khẩu và
doanh thu tiêu thụ nội địa quy đổi 90,76 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 44,89 tỷ
USD, giá trị xuất khẩu 50,32 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên 2 triệu
người, nộp ngân sách 35.427 tỷ đồng [15; 16].
Trong xu thế chung đó, là một tỉnh trung du, miền núi giáp với Thủ đô
Hà Nội, Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các KCN.
Nhằm phát huy thế mạnh này, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập một số KCN để
thu hút đầu tư nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng, coi
đó là nguồn lực tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành
tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 như Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Nhằm tạo điều kiện cho Thái Nguyên
phát huy các thế mạnh của mình, Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004
của Bộ Chính trị đã xác định: "Phát triển Thái Nguyên thành một trong những
trung tâm kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ".
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, kinh tế
Thái Nguyên có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa
bàn tỉnh tăng liên tục ở mức 12-13%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng tỷ trọng các ngành CN, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Trong thành quả chung đó có sự đóng góp tích cực
của các KCN.
Tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 06 KCN được
quy hoạch chi tiết với quy mô diện tích đất tự nhiên 1.420ha, bao gồm: KCN
Sông Công 1: 195ha, KCN Sông Công 2: 250ha, KCN Điềm Thụy: 350ha,
KCN Nam Phổ Yên: 120ha, KCN Yên Bình: 400ha và KCN Quyết Thắng:
105ha. Các KCN của tỉnh đã thu hút được 118 dự án đầu tư, trong đó: 47 dự
án FDI với vốn đầu tư đăng ký 7 tỷ USD, 72 dự án đầu tư trong nước với vốn
đăng ký 8.700 tỷ đồng; đến nay đã có 60 dự án đi vào hoạt động với một số
chỉ tiêu chính: vốn đầu tư đã giải ngân 3.6 tỷ USD và trên 4.000 tỷ đồng;
doanh thu xuất khẩu năm 2014 đạt 10 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa
đạt trên 6.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động và đóng nộp
ngân sách trên 300 tỷ đồng; năm 2018 khi các dự án đi vào hoạt động ổn định
và giải ngân 100% vốn đầu tư đăng ký, sẽ giải quyết việc làm cho 150.000 lao
động, kim ngạch xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, doanh thu tiêu thụ nội địa ước đạt
trên 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 4.000 tỷ đồng [4; 7; 8].
Mặc dù các KCN trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả nhất định,
song quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đã bộc lộ những hạn chế như: vị trí quy hoạch một vài KCN chưa hợp lý, tỷ lệ
lấp đầy đất công nghiệp tại một số KCN còn thấp, nhiều dự án thu hút đầu tư
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top