tctuvan

New Member
Download luận văn miễn phí

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LPG

I. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LPG TRÊN THẾ GIỚI.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp sản
xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu từ dầu mỏ và khí cũng được phát triển mạnh
mẽ với mục đích chủ yếu là giải quyết vấn đề nhiên liệu động cơ, nhiên liệu
công nghiệp, nhiên liệu dân dụng. Trong sự phát triển đó công nghiệp chế biến
khí đã phát triển không ngừng, nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế.
Trong quá trình khai thác dầu mỏ do áp suất và nhiệt độ giảm, khí hòa tan
trong dầu mỏ sẽ thoát ra; khí thu được cùng với quá trình khai thác dầu và được
gọi là khí đồng hành. Khí thiên nhiên, khí đồng hành là nguồn nguyên, nhiên
liệu quý giá do ít gây ô nhiễm môi trường, có giá thành rẻ và tính an toàn cao.
Đối với các nước phát triển, LPG được sản xuất mạnh như Mỹ, Nga,
Canada, Mehico, Nauy… LPG được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là khí
thiên nhiên và khí đồng hành, tổng sản lượng LPG thu được từ quá trình chế
biến khí đồng hành chiếm trọng lớn khoảng 60% khối lượng.
Trên thế giới năm 2000 sử dụng LPG đạt tới 255 triệu tấn với tốc độ tăng
hàng năm 4 - 6 %. Khu vực tiêu thụ sản phẩm LPG lớn là Đông Bắc Á có Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Khu vực Bắc Mỹ có Mỹ, Mehico, Canada
và khu vực Tây Âu.
Châu Á hiện nay là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư các cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ quá trình khai thác, tiếp nhận và phân phối LPG với tỷ lệ phát
triển 10 - 30 % năm. Tại Ả Rập Xêut là nước sản xuất LPG lớn nhất thế giới
hiện nay. Hàng năm xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn. Nhật bản là nơi có nhu cầu
nhập khẩu LPG lớn nhất hiện nay chiếm khoảng 26% nhu cầu nhập khẩu LPG
trên thế giới. Malaysia là nước trong những năm qua cũng đã phát triển rất mạnh
mẽ về công nghiệp dầu khí, sản lượng khai thác tăng gấp 5,5 lần trong đó có
20% là khí đồng hành dùng để chế biến LPG. Các nước Đông Nam Á trong
những năm gần đây cũng đã và đang tiêu thụ LPG tăng lên đáng kể khoảng 16
triệu tấn/năm.
Khu vực Châu Phi, các nước có khả năng sản xuất LPG lớn như Angeri,
Nigeria, Ai Cập, Libi, sản lượng cung cấp khoảng 7,8 triệu tấn/năm.

Nhu cầu tiờu thụ LPG ở Tõy Âu khoảng 22 triệu tấn/năm vào năm 1996
lượng LPG nhập chủ yếu từ Anh và Nauy.
Trong thập kỷ vừa qua nhu cầu tiờu thụ LPG trờn thế giới tăng gấp 9 lần
so với nhu cầu về dầu mỏ.
Hiện nay, LPG được sử dụng khỏ rộng rói làm nhiờn liệu trong sinh hoạt
và cụng nghiệp. Tuy nhiờn trong những năm sắp tới LPG sẽ được sử dụng ngày
một nhiều hơn để làm nguyờn liệu cho cụng nghiệp tổng hợp hữu cơ-húa dầu
nhằm chế biến, chuyển húa ra cỏc sản phẩm cụng nghệ cú giỏ trị kinh tế cao.

II. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM.
Việt Nam là nước cú tiềm năng về dầu khớ rất lớn, được phỏt hiện vào
những năm 1970, với sự giỳp đỡ về mặt kinh tế, kỹ thuật của cỏc chuyờn gia Liờn
Xụ đó tiến hành thăm dũ và khai thỏc dầu khớ trờn quy mụ lớn ở miền Nam nước
ta. Do cú tiềm năng về dầu khớ như vậy nờn việc khai thỏc và sử dụng khớ ở nước
ta đó và đang phỏt triển mạnh mẽ, đúng gúp rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
LPG được sản xuất từ hai nguồn riêng biệt. Thứ nhất là tách từ dầu thô và
khí tự nhiên ở nơi sản xuất từ mỏ chứa. Lượng Propan, Butan khác nhau rất
nhiều, phụ thuộc vào bản chất của mỏ dầu khí và công nghệ xử lý khí. Mức độ
nhận Propan, Butan và các hydrocacbon nặng hơn từ khí phụ thuộc vào bản chất
của khí và công nghệ xử lý khí. Trước khi tàng trữ hay vận chuyển dầu thô bởi
tàu chở dầu, áp suất hơi của nó phải được làm thấp đi để có thể chứa trong các
xitéc của tàu thuỷ. Quá trình làm giảm trên, được gọi là quá trình làm ổn định,
được thực hiện bởi sự tách Propan, Butan và các cấu tử nhẹ hơn để tạo thành dầu
thô đã được ổn định hoá. Trong trường hợp này, các cấu tử trong LPG chủ yếu là
các hydrocacbon no như propan, n-butan và isobutan.
LPG được tạo thành từ các quá trình xử lý và chế biến dầu thô như là một
sản phẩm phụ từ các thiết bị hoá học. Phần Propan, Butan còn lại trong dầu thô
đã được ổn định hoá bị tách ra trong quá trình tinh chế ở cột phân đoạn dầu thô.
Các thành phần của LPG này là propan, n-butan và isobutan. Ngoài ra LPG còn
được sản xuất từ các quá trình chuyển hoá như reforming xúc tác, Cr-acking nhiệt,
Cr-acking xúc tác và hydroCr-acking. Thành phần của LPG này phụ thuộc vào các
quá trình trên nhưng đặc trưng là bao gồm cả những hợp chất no (propan,
n-butan, isobutan) và cả những hợp chất không no như propen và buten.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top