quynhtramqx

New Member

Download miễn phí Đồ án Mô phỏng quá trình tự động hóa hệ thống sản xuất bình chứa khí hóa lỏng LPG





LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5
1.1.1 LPG 5
1.1.2 Bình chịu áp lực 5
1.1.3 Hàn hồ quang chìm dưới lớp khí bảo vệ (GMAW) 7
1.1.4 Hàn hồ quang chìm dưới lớp thuốc bảo vệ (SAW) 8
1.1.5 CIM 9
1.1.6 PLC 10
1.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÌNH CHỨA KHÍ HÓA LỎNG 13
1.2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm 13
1.2.2 Sơ lược về quy trình 14
1.2.3 Quy trình sản xuất bình chứa khí hóa lỏng 18
1.3 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SẢN XUẤT 55
1.3.1 Đặc điểm 55
1.3.2 Một số phương hướng nâng cao năng suất lao động 57
1.4 CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU TỰ ĐỘNG HÓA 58
1.4.1 Cơ sở tự động hóa 58
1.4.2 Mục tiêu tự động hóa 59
CHƯƠNG 2 TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 61
2.1 TỰ ĐỘNG HÓA CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 61
2.1.1 Dập phôi tròn 61
2.1.2 Dập chữ nổi nửa trên 61
2.1.3 Dập vuốt nửa trên và nửa dưới 65
2.1.4 Xén bavia nửa trên và nửa dưới 67
2.1.5 Dập hình tay xách và chân đế 69
2.1.6 Dập chữ chìm tay xách 71
2.1.7 Lốc tròn tay xách và chân đế 73
2.1.8 Dập cửa tay xách 74
2.1.9 Dập uốn R tay xách 75
2.1.10 Dập sơ bộ móc tay cầm 77
2.1.11 Dập hoàn thiện móc tay cầm 78
2.1.12 Dập sơ bộ R chân đế 80
2.1.13 Dập hoàn thiện chân đế 81
2.1.14 Tiện nút ren 83
2.1.15 Hàn nút vào nửa trên 84
2.1.16 Hàn chân đế vào nửa dưới 85
2.1.17 Hàn chu vi 87
2.2 HỆ THỐNG CUNG CẤP PHÔI LIỆU 89
2.2.1 Thiết bị hỗ trợ và cung cấp phôi liệu 89
2.2.2 Hệ thống dòng vật liệu 90
2.3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 101
2.3.1 Thành phần hệ thống điều khiển 101
2.3.2 Ngôn ngữ lập trình 104
CHƯƠNG 3 MÔ PHỎNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT 105
3.1 MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT 105
3.1.1 Phần mềm AUTOMGEN 105
3.1.2 Mô phỏng dây chuyền sản xuất 108
3.2 MÔ PHỎNG RÔ BỐT 112
3.2.1 Phần mềm RobotStudio 112
3.2.2 Mô phỏng công đoạn xén bavia chi tiết nửa trên 114
KẾT LUẬN 123
PHỤ LỤC 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ình 1.2.40).
Hình 1.2.40 Hàn tay xách vào nửa trên
Chế độ gia công:
• Điện áp hàn: 18 ¸ 25 V
• Dòng điện hàn: 160 ¸ 180 A
• Tốc độ hàn: 90 ¸ 100 cm/ph
• Dây hàn: loại f1.2
• Bảo vệ mối hàn: khí CO2
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ hàn bậc 4/7
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Gá vào đồ gá và hàn đính (hàn phía trong hay ngoài theo bản vẽ).
• Đảm bảo độ đồng tâm của tay xách với thân chai. Dùng dưỡng kiểm độ đồng tâm của thân bình với tay xách.
• Đảm bảo đúng vị trí tương quan của chữ trên đỉnh chai (nếu có) so với cửa tay xách. Kiểm tra bằng mắt.
• Mối hàn phải đều, không bị rỗ, nứt, cháy chân, không bị thiếu, ngậm xỉ, … Kiểm tra bằng mắt.
• Không được thổi không khí vào vùng hàn làm mất tác dụng của khí CO2 bảo vệ.
Thiết bị: Máy hàn bán tự động.
Công cụ/ dụng cụ: Mặt nạ hàn, gá định vị tay xách, kìm cắt dây.
1.2.3.22 Hàn chân đế vào nửa dưới
Nguyên công: Hàn chân đế vào nửa dưới (Hình 1.2.41).
Hình 1.2.41 Hàn chân đế vào nửa dưới
Chế độ gia công:
• Điện áp hàn: 20 ¸ 25 V
• Dòng điện hàn: 170 ¸ 190 A
• Tốc độ hàn: 90 ¸ 100 cm/ph
• Dây hàn: loại f1.2
• Bảo vệ mối hàn: khí CO2
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ hàn bậc 3/7
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Mối hàn phải đều, không bị rỗ, nứt, cháy chân, không bị thiếu, ngậm xỉ, … Kiểm tra bằng mắt.
• Đảm bảo độ không vuông góc của mặt đáy chân đế với thân chai nhỏ hơn 2 mm/ tổng chiều cao. Kiểm tra bằng kê vuông.
• Không được thổi không khí vào vùng hàn làm mất tác dụng của khí CO2 bảo vệ.
Thiết bị: Máy hàn chân đế tự động (Hình 1.2.42).
Công cụ/ dụng cụ: Mặt nạ hàn, kìm cắt dây.
Hình 1.2.42 Máy hàn tự động chân đế vào nửa dưới
Người vận hành lắp chân đế và nửa dưới lên máy bằng tay.
Mũi tâm điều khiển bằng khí nén, tiến đến và kẹp chặt phôi.
Nhấn nút start trên hộp điều khiển để bắt đầu chu trình hàn.
Mỏ hàn được hạ thấp xuống.
Phôi bắt đầu quay.
Thực hiện hàn trên 360 độ cộng với một góc đi quá (góc này có thể điều chỉnh được).
Việc hàn được dừng lại, phôi dừng quay.
Mỏ hàn trở về vị trí ban đầu.
Mũi tâm được điều khiển dịch chuyển về bên phải, ra ngoài, thôi không kẹp chặt phôi nữa.
Người vận hành tháo phôi ra bằng tay và kết thúc một quy trình hàn.
1.2.3.23 Hàn chu vi
Nguyên công: Hàn chu vi (Hình 1.2.43).
Hình 1.2.43 Hàn chu vi
Chế độ gia công:
• Điện áp hàn: 25 ¸ 32 V
• Dòng điện hàn: 270 ¸ 300 A
• Tốc độ hàn: 45 ¸ 60 cm/ph
• Dây hàn: loại f1.6 ¸ f2.4
• Bảo vệ mối hàn: thuốc hàn H400 hay tương đương
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ hàn bậc 4/7 (chứng chỉ thợ hàn)
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Trà sạch xung quanh mối ghép 2 nửa thân, không còn cặn bẩn, rỗ, rỉ. Kiểm tra bằng mắt.
• Lắp ghép 2 nửa đảm bảo khít. Kiểm tra bằng mắt.
• Mối hàn phải đều, không bị rỗ, nứt, cháy chân, không bị thiếu, ngậm xỉ, … Kiểm tra bằng mắt.
• Đảm bảo độ không vuông góc của mặt đáy chân đế với thân chai nhỏ hơn 4 mm/ tổng chiều cao. Kiểm tra bằng kê vuông 5 sản phẩm đầu mỗi ca.
Thiết bị: Máy hàn chu vi tự động (Hình 1.2.44), máy trà bình.
Công cụ/ dụng cụ: Mặt nạ hàn, kìm cắt dây, chổi sắt.
Hình 1.2.44 Máy hàn chu vi tự động
Người vận hành lắp 2 nửa thân bình (sau khi đã hàn tay xách và chân đế) lên máy bằng tay.
Mũi tâm điều khiển bằng khí nén, tiến đến và kẹp chặt phôi.
Nhấn nút start trên hộp điều khiển để bắt đầu chu trình hàn.
Mỏ hàn được hạ thấp xuống.
Phôi bắt đầu quay.
Thực hiện hàn trên 360 độ cộng với một góc đi quá (góc này có thể điều chỉnh được).
Việc hàn được dừng lại, phôi dừng quay.
Mỏ hàn trở về vị trí ban đầu.
Mũi tâm được điều khiển dịch chuyển về bên phải, ra ngoài, thôi không kẹp chặt phôi nữa.
Người vận hành tháo bình ra bằng tay và kết thúc một quy trình hàn.
1.2.3.24 Đóng số
Nguyên công: Đóng số (Hình 1.2.45).
Hình 1.2.45 Đóng số
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ cơ khí bậc 4/7
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Đóng ký hiệu, số xê-ri theo danh sách đóng số, tháng năm sản xuất thực tế vào đúng vị trí trên tay xách, cỡ chữ theo bản vẽ.
• Chữ số phải rõ nét, độ sâu đều, thẳng hàng. Kiểm tra bằng mắt.
• Mối hàn phải đều, không bị rỗ, nứt, cháy chân, không bị thiếu, ngậm xỉ, … Kiểm tra bằng mắt.
• Đúng ký hiệu, số xê-ri trên bảng kê. Kiểm tra bằng phương pháp đối chiếu với bảng kê.
Công cụ/ dụng cụ: Búa tay, bộ số, bộ chữ, bàn đóng số.
1.2.3.25 Ủ khử ứng suất
Nguyên công: Ủ khử ứng suất (Hình 1.2.46).
Hình 1.2.46 Ủ khử ứng suất
Chế độ gia công:
• Nhiệt độ ủ: 650 ¸ 850 ± 50oC
• Thời gian giữ nhiệt: 20 ± 5 phút
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ cơ khí bậc 3/7
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Đảm bảo nhiệt độ ủ và thời gian giữ nhiệt. Kiểm tra thông qua chỉ số hiển thị trên các đồng hồ đo của thiết bị.
• Kiểm bằng mắt thông qua màu sắc trên chai.
Thiết bị: Lò ủ (Hình 1.2.47).
Hình 1.2.47 Lò ủ
Lò nhiệt luyện tự động dùng khử ứng suất sau hàn và dập vuốt với hệ thống điều khiển PLC đảm bảo nhiệt độ và thời gian ủ hợp lý theo yêu cầu cơ tính của từng loại vật liệu khác nhau.
Thời gian nhiệt luyện cho 1 bình ga: 27 phút.
Thông số kỹ thuật
· Kích thước thành lò: 8,3 x 1,74 x 2 (m) (dài x rộng x cao)
· Nhiệt độ tối đa: 950oC (nhiệt độ bình đi vào 25oC, nhiệt độ bình đi ra: 50 ÷ 80oC).
· Hệ thống vận chuyển: Sản phẩm cần nhiệt luyện có thể được treo trên giá vận chuyển. Công suất lò đốt và tốc độ của giá treo có thể thay đổi để đạt được nhiệt độ tối ưu theo bề mặt cong của sản phẩm.
· Làm nguội: Sau khi được gia nhiệt, các bình sẽ được làm nguội trong luồng không khí do quạt tạo ra với quãng đường 2,5 m cho đến khi nhiệt độ bình còn khoảng 80oC.
1.2.3.26 Thử thủy lực
Nguyên công: Thử thủy lực (Hình 1.2.48).
Hình 1.2.48 Thử thủy lực
Chế độ gia công:
• Áp lực thử: 34 kg/cm2
• Thời gian giữ áp tối thiểu: 30 giây (đủ thời gian để kiểm tra kỹ thuật)
Yêu cầu tay nghề công nhân: Thợ cơ khí bậc 4/7
Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và kiểm tra:
• Bơm nước đầy sau đó bơm áp lên áp suất thử 34 kg/cm2. Kiểm tra thông qua chỉ số hiển thị trên các đồng hồ đo của thiết bị.
• Dùng búa đồng gõ đều xung quanh mối hàn chu vi.
• Toàn bộ bề mặt chai ga không được phồng biến dạng, không được xì hở bất kỳ vị trí nào. Kiểm tra bằng mắt và đèn soi bề mặt chai ga (khi kiểm tra bề mặt chai ga phải khô).
• Áp suất được giữ nguyên 34 kg/cm2 trong suốt thời gian thử. Kiểm tra thông qua chỉ số hiển thị trên các đồng hồ đo của thiết bị.
• Kiểm tra 100% các chai ga mới và các chai ga bị hở đã hàn sửa chữa và ủ lại.
• Sau khi thử, đưa các chai ga ra vị trí tập kết phải được úp ngược cho róc hết nước.
Thiết bị: Thiết bị thử áp suất 34 kg/cm2 (Hình 1.2.49).
Hình 1.2.49 Thiết bị thử thủy lực
• Thiết bị thử thủy lực bao gồm:
+ Bồn chứa nước có thể tích 3 m3 dạng trụ đứng.
+ Bồn chứa khí áp suất cao có thể tích 2 m3 dạng trụ đứng.
+ Bơm điện.
+ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ MÔ PHỎNG VÀ TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH Khoa học Tự nhiên 0
A Mô tả toán học và các phương pháp mô phỏng 12 quá trình truyền dẫn xung quang sợi đơn mode Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và mô phỏng quá trình cháy trong buồng đốt Khoa học kỹ thuật 0
H Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy trên một số lưu vực sông ngòi miền Trung phục vụ sử dụ Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy trên một số lưu vực sông ngòi miền trung phục vụ sử dụ Luận văn Sư phạm 0
D Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm Ansys Khoa học kỹ thuật 0
F Nghiên cứu mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy phuc vụ sử dụng hợp lý tài nguyên nước và đất trên các Khoa học Tự nhiên 0
B Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm dưới tác động của các yếu tố động lực tại Vịnh Cam Ra Môn đại cương 0
H Mô phỏng và thực nghiệm quá trình tản nhiệt cho vi xử lý máy tính ứng dụng vật liệu ống nanô cácbon Công nghệ thông tin 0
B Mô phỏng quá trình mọc màng quang xúc tác nano TIO2 sử dụng phương pháp MD kết hợp với MC Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top