daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT VĂN HÓA ..... 7
1.1 Khái niệm văn hóa và xung đột văn hóa..................................................................7 1.1.1 Khái niệm văn hóa ............................................................................................ 7 1.1.2 Khái niệm xung đột văn hóa ............................................................................. 8
1.2 Tiếp cận xung đột văn hóa trên thế giới ................................................................ 12 1.3 Nghiên cứu xung đột văn hóa ở Việt Nam ............................................................ 18 1.4 Nghiên cứu xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới ... 31
CHƢƠNG 2. XUNG ĐỘT VĂN HÓA VÀ SỰ THỂ HIỆN XUNG ĐỘT VĂN HÓA TRONG VĂN HỌC............................................................................................. 37 2.1 Xung đột văn hóa trong văn học............................................................................37 2.2 Xung đột văn hóa nhìn từ các hình thức diễn ngôn ............................................... 40 2.2.1 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc ................................. 40 2.2.2 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn cách sản xuất ........................... 46 2.2.3 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn chấn thương .......................................... 49 2.2.4 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn nữ quyền ............................................... 55 2.3 Xung đột văn hóa – nhìn trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới...........57 2.3.1 Trường tri thức thời đại và ý thức hệ .............................................................. 57 2.3.2 Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết .......................................................................... 58 2.3.3 Những động hình mới của diễn ngôn xung đột văn hóa ................................. 60
CHƢƠNG 3. CHỦ THỂ DIỄN NGÔN VÀ SỰ ĐỐI THOẠI VĂN HÓA QUA CÁC MÔ THỨC XUNG ĐỘT XÃ HỘI...................................................................... 63 3.1 Chủ thể diễn ngôn trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới.....................63 3.2 Chủ thể chiêm nghiệm về văn hóa họ tộc qua xung đột dòng họ..........................66 3.2.1 Quan hệ họ hàng trong văn hóa Việt .............................................................. 66 3.2.2 Kiến tạo xung đột họ tộc ................................................................................. 68 3.3 Chủ thể trăn trở về chấn thương cải cách ruộng đất qua xung đột giai cấp .......... 74 3.3.1 Nhận thức lại về cải cách ruộng đất ............................................................... 74 3.3.2 Đảo lộn quan hệ con người trong cải cách ruộng đất .................................... 75 3.3.3 Sự dịch chuyển số phận của chủ thể ............................................................... 79
3.4 Chủ thể phản biện quan điểm cách sản xuất qua xung đột cá nhân - tập thể................................................................................................................................. 83 3.4.1 Nhận thức lại mô hình hợp tác hóa nông nghiệp............................................ 83 3.4.2 Mô típ rời bỏ, xa lánh, lạc lõng ...................................................................... 86 3.5 Chủ thể chất vấn về lối sống qua xung đột thế hệ ................................................. 88 3.5.1 Thế hệ nông thôn nhìn qua quan hệ gia đình, xóm giềng, làng xã ................. 88 3.5.2 Kiến tạo xung đột hành động và lối nghĩ ........................................................ 90

CHƢƠNG 4. XUNG ĐỘT VĂN HÓA NHÌN TỪ BÌNH DIỆN GIÁ TRỊ ............... 95
4.1 Xung đột Nhu cầu – Chuẩn mực .......................................................................... 95 4.1.1 Ám ảnh định kiến họ tộc và sự lệch chuẩn của cá nhân nổi loạn ................... 96 4.1.2 Ám ảnh khuôn khổ đoàn thể chính trị và nỗi đau của số phận bi kịch ......... 100
4.2 Xung đột Thật – Giả ............................................................................................ 102 4.2.1 Thật – Giả trong vòng xoáy cơ chế thị trường.............................................. 102 4.2.2 Thật – Giả và mô hình người cán bộ nông thôn ........................................... 106
4.3 Xung đột Thiêng – Tục.......................................................................................112 4.3.1 Thực hành tính phân li của biểu tượng ......................................................... 112 4.3.2 Sáng tạo ngôn ngữ thế tục hóa và lời giễu nhại ........................................... 119
4.4 Xung đột Nông thôn – Thành thị.........................................................................126 4.4.1 Sự xâm lấn của thành thị đối với nông thôn ................................................. 126 4.4.2 Chất vấn sinh thái: xung đột nông thôn – thành thị ..................................... 129 4.4.3 Mơ hồ hóa không gian nông thôn – thành thị ............................................... 133
4.5 Xung đột văn hóa Đông – Tây.............................................................................137 4.5.1 Diễn ngôn giao thoa chính trị và văn hóa .................................................... 137 4.5.2 Hòa giải xung đột văn hóa Đông - Tây ........................................................... 141
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu văn học hiện nay có những chuyển mình theo hệ hình nghiên cứu văn hóa. Hướng nghiên cứu này không hề mâu thuẫn với nghiên cứu văn bản và vẫn gắn với bản chất văn học. Các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn đến việc lí giải quan niệm về cái đẹp, điển phạm, ý thức hệ và cơ chế tạo nên các mã nghệ thuật đặc thù, về sự loại bỏ hay tiếp nhận, dung nạp hay kháng cự các giá trị. Trong đó, chủ thể yếu thế được quan tâm đặc biệt. Diễn ngôn khuyết tật, lưu vong, chấn thương xuất hiện sâu sắc trong các tác phẩm văn học. Văn học thường xâm nhập vào chiều kích tâm linh, vào trạng thái bất an, tiếc nuối, vào những mâu thuẫn giữa thật - giả, sinh kế - xa lạ, phá bỏ - trở về. Khi đó, nông thôn Việt Nam có thể xem là một thực thể văn hóa yếu thế/bị tổn thương trong thời kì đô thị hóa, toàn cầu hóa. Đứng trước “cơn địa chấn” đất đai, tiền bạc, quyền lực, nông thôn “oằn mình” chống đỡ để thích nghi và giữ gìn các giá trị. Quá trình thâm nhập giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và hiện tại, cái tự nhiên và cái văn minh, giá trị nguồn cội và mất kí ức diễn ra mạnh mẽ trong lòng xã hội nông thôn Việt Nam, làm nảy sinh xung đột văn hóa.
Ở Việt Nam, vấn đề xung đột văn hóa trước đây phần lớn được nhìn theo quan điểm Marxist, luôn gắn với thực tiễn xã hội, đấu tranh giai cấp. Với C.Marx, muốn tìm hiểu bản chất cái Đẹp phải khảo sát các bản chất xã hội của nó. Mĩ học Marxist cho rằng, nghệ thuật xét đến cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, không phải là sự tự biểu hiện, sự hóa thân của thế giới tâm linh người nghệ sĩ. Xung đột văn hóa như là đối tượng được mô phỏng/phản ánh để giúp nhận thức thực trạng xã hội, nó nằm trong sự định hướng, trong chiến lược của mô hình xã hội chủ nghĩa. Và, mọi xung đột văn hóa đều hướng đến cải tạo hiện thực. Như đánh giá của Macxim Gorki trong Bàn về văn học, xung đột lớn nhất được quan tâm là xung đột giai cấp, gắn với hai mảng hiện thực lớn là “hiện thực của giai cấp chỉ huy, những giai cấp có quyền lực đang dùng mọi cách để khẳng định cho kì được uy quyền của mình đối với con người” và “hiện thực của những người bị trị, những người bị khuất phục và đã cam tâm chịu khuất phục, là cuộc sống buồn tẻ trong lao động nặng nhọc không ngừng”. Bên cạnh đó còn là xung đột về quan niệm cá nhân – tập thể, gắn với những diễn giải đầy ngợi ca về tính chất điển hình, và sự nhạo báng đối với tiếng nói cá nhân. Quy về thời đại, tập thể, mĩ học Marxist khước từ cách lí giải mọi vấn đề của con người từ thế giới hỗn độn bên trong, mà gắn với xã hội học, với vấn đề cách sản xuất. Tiếng nói một giọng, hiện thực một chiều được đề cao trong cái nhìn bổ đôi, nhị phân. Tình hình này đã diễn ra rất rõ trong văn học Việt Nam. Nền văn học hướng tới tính đại chúng, tính tập thể đã gạt trừ mọi tiếng nói riêng tư. Văn hóa thời đại đối lập với văn hóa cá nhân. Cái nhìn sử thi chỉ lựa chọn kinh nghiệm của cộng đồng và những vấn đề lớn, mọi góc khuất và
1

tầng vỉa kín đáo được đẩy ra bên lề, ngoại vi. Xung đột văn hóa trong nghiên cứu hiện đại đã vượt lên những giới hạn đó. Các tác giả hiện đại hướng đến tinh thần đối thoại sâu sắc. Văn hóa được xác định trong nội tại bản thân nó và trong sự va chạm, đụng độ với những cái khác. Bởi vậy, xung đột văn hóa có những mô thức biểu hiện phong phú, dưới những diễn giải đa chiều, vừa là sự tương tác của đặc điểm văn hóa truyền thống vừa là những đụng độ văn hóa hiện đại, vừa là sự cọ xát trong văn hóa bản địa, vừa là sự gây hấn/tiếp thu với các yếu tố ngoại lai, vừa là những trăn trở của số phận cá nhân khi va chạm với quan niệm của đám đông, của thời đại. Nhìn nông thôn Việt Nam như một thực thể văn hóa tự nó và thực thể tự nó – cái khác (nơi xuất hiện rõ nhất các mô thức xung đột văn hóa – mà bản chất là nhu cầu đối thoại), sẽ nhận ra sự nỗ lực kiến giải các vấn đề về phận nữ, về chấn thương, về lịch sử, về thành thị.
Thành tựu thực tế trong tiến trình văn học đã chứng minh đề tài nông thôn là một đề tài lớn, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc. Nhiều tác giả và tác phẩm ghi được dấu ấn lớn trong văn học Việt Nam, có thể kể đến một số tên tuổi ở mảng văn xuôi theo từng giai đoạn như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bửu Mọc, Hồ Biểu Chánh (buổi giao thời 1900 – 1930), Kim Lân, Bùi Hiển, Trần Tiêu, Thạch Lam Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao (thời kì 1930 – 1945), Tô Hoài, Nguyễn Văn Bổng, Chu Văn, Nguyễn Khải (thời kì 1945 – 1975), Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Dương Hướng, Võ Văn Trực, Đoàn Lê, Ngô Ngọc Bội, Tạ Duy Anh, Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Ngọc Tư, ... (giai đoạn từ sau 1975). Không chỉ ghi nhận về thành quả, nhìn vào sự vận động chủ đề và lối viết của văn xuôi, chúng ta nhận thấy sự dịch chuyển rất rõ từ khuynh hướng mô phỏng đến đối thoại, minh họa đến chất vấn. Tìm đến văn hóa nông thôn, các nhà văn bày tỏ khát vọng được nhận thức lại đời sống văn hóa, khám phá tâm thức nguồn cội, đối thoại về bản sắc, truyền thống.
Ý nghĩa của văn hóa không ngừng được cộng hưởng, tái sinh qua diễn biến, chuyển động, trượt nghĩa, lưu chuyển. Văn hóa không tĩnh tại mà nó được xem là một mạng lưới giao cắt, chồng lấn, được nhìn ở tính thời điểm, và phụ thuộc vào các mối quan hệ khác nhau. Điều này sẽ lí giải thỏa đáng các hiện tượng văn hóa ở từng thời kì lịch sử mang đặc trưng và diện mạo riêng. Chẳng hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du có cả sinh mệnh bình dân và điển phạm. Vấn đề cái tui cá nhân, quyền tự do dân chủ đi từ cấm đoán đến tôn trọng; hay vấn đề nông thôn và thành thị, thiêng liêng và trần tục, phương Đông và phương Tây, thế hệ trước – thế hệ sau... cũng được nhìn nhận ở trạng thái xung đột hay giao thoa. Tùy thuộc vào thời điểm, trong đó có sự quy chiếu của ý thức hệ, mà giá trị văn hóa, kiểu văn hóa được khẳng định hay bị phủ định. Lựa chọn xung đột văn hóa giai đoạn từ 1986 đến nay cho phép nhìn nhận văn hóa ở chức năng động, xác định sâu hơn sự cọ xát cũ – mới, cái tự nhiên – cái văn minh, bản sắc – ngoại lai. Đây cũng là giai đoạn có nhiều đổi mới trong tư duy tiểu thuyết, có sự tương tác đa chiều và mở rộng về không gian, nhịp độ phát triển, có sự thông thoáng về tư tưởng, đường lối. Từ sau 1986, đất nước chuyển
2

biến về chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng, làm phát sinh cuộc đụng độ mới của người nông dân, cả về vật chất và tinh thần, đời sống và tâm hồn. Thực thể lịch sử - văn hóa Việt xuất hiện những biến đổi qua tác động của các dấu mốc phản ánh sự căng nở phạm vi, dịch chuyển tinh thần, trí tuệ: 1995 (Việt Nam gia nhập Asean), 1997 (phủ sóng mạng lưới internet), 2007 (Việt Nam gia nhập WTO). Bối cảnh toàn cầu hóa đã tác động đến văn hóa nông thôn làm thay đổi nhận thức không gian văn hóa, xuất hiện các hình thái văn hóa mới và tạo nên một tâm thế khác của chủ thể văn hóa. Các tác giả viết về nông thôn thực hiện chiến lược giao tiếp giữa chủ thể - đối tượng tham chiếu và người tiếp nhận trong một sinh quyển văn học đặc biệt. Tập trung vào tiểu thuyết thuộc giai đoạn từ sau 1986, chúng ta sẽ thấy sự xâm lấn, thay thế dần giá trị cũ bằng các giá trị mới trong xu hướng đô thị hóa, toàn cầu hóa mạnh mẽ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tìm hiểu xung đột văn hóa dưới các hình thức diễn ngôn, từ đó khẳng định tầm quan trọng của lí thuyết liên ngành trong nghiên cứu văn chương nghệ thuật.
Luận án nhằm diễn giải điều kiện, cơ chế tạo ra xung đột văn hóa trong văn học, từ đó thấy được vai trò và giới hạn của các yếu tố tâm lí, quyền lực, ngoại lai trong việc hình thành khung ứng xử, giá trị sống của con người, trong sự chất vấn về giá trị văn hóa Việt trên hành trình hội nhập.
Luận án hướng tới khẳng định sức sáng tạo trong lối viết của nhà văn, tính tham gia vào đời sống xã hội, văn hóa của tác phẩm văn học. Thực hành kiến tạo văn hóa bằng kí hiệu hình tượng, kí hiệu không gian, cách tạo mã nghệ thuật,... đã chứng minh tính đối thoại đa chiều của tiểu thuyết và khả năng lí giải ở chiều sâu các vấn đề văn hóa.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận án xác định khái niệm xung đột văn hóa. Luận án xem xung đột văn hóa là một loại hình của xung đột.
Thứ hai, luận án chú trọng phân tích sự thể hiện xung đột văn hóa trong văn học. Luận án nhìn nhận xung đột văn hóa từ các hình thức diễn ngôn khác nhau, như là diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc, diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn cách sản xuất, diễn ngôn nữ quyền. Tương ứng với mỗi hình thức diễn ngôn là các mô thức xung đột văn hóa. Từ đây, luận án nhận thấy những xung đột cơ bản trong từng giai đoạn văn học nhất định (với sự chi phối của thiết chế văn hóa – chính trị - xã hội). Việc nghiên cứu xung đột văn hóa không xơ cứng, đông đặc, tĩnh tại trong giao tiếp một chiều như trước đây mà có sự lí giải ở chiều sâu các vấn đề ý thức hệ, điển phạm.
Thứ ba, luận án tìm hiểu chủ thể diễn ngôn trong loại hình xung đột văn hóa: thấy được vị trí quan sát, điểm nhìn của nhà văn và sự chi phối của quyền lực, tri thức, tư tưởng hệ đến sự lựa chọn điểm nhìn của nhà văn. Từ đây, luận án phân tích sự chất
3

vấn văn hóa qua các mô thức xung đột xã hội mà nhà văn kiến tạo trong tiểu thuyết viết về nông thôn.
Thứ tư, luận án phân tích xung đột quan niệm giá trị như là nội dung cơ bản, cốt lõi của xung đột văn hóa. Luận án dựa trên các mô thức giá trị văn hóa để phân tích khả năng kiến tạo của tiểu thuyết trên nhiều phương diện khác nhau như chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, không gian – thời gian..., trọng tâm là nhìn sự kiến tạo ấy trong tương quan cái cũ – cái mới; cái đã qua – cái đang/sẽ là. Mặt khác, luận án phân tích những tác động từ quan hệ đồng đại (nhìn từ trục ngang, trong bối cảnh hiện tại) và quan hệ lịch đại (sự vận động của lịch sử - xã hội) với quan hệ bảo lưu/biến đổi, điểm mạnh/thế yếu để nhận ra cơ sở tạo nên đặc điểm riêng trong cách kiến tạo văn hóa của tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu xung đột văn hóa nông thôn thông qua tình huống lịch sử - xã hội, dựa trên ý thức hệ, trường tri thức thời đại và sự thực hành tạo nghĩa trong văn bản văn học.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay. Dựa trên số văn bản lưu hành và sự thừa nhận về thành tựu của số đông các nhà nghiên cứu, luận án tập trung nhiều hơn vào các tiểu thuyết viết về nông thôn ở miền Bắc (xem Phụ lục). Một vài tiểu thuyết viết về nông thôn miền Nam hay đề cập đến đời sống miền núi được nói đến khi phân tích sự dịch chuyển không gian thành thị - nông thôn hay tìm hiểu xung đột Đông – Tây. Các tiểu thuyết trước 1986 được sử dụng như những tư liệu đối sánh để nhấn mạnh thêm diện mạo riêng của tiểu thuyết sau 1986, đồng thời nhận ra sự thay đổi tính chất của xung đột văn hóa trong các tiểu thuyết ấy. Bên cạnh đó, mảng truyện ngắn viết về nông thôn cũng được đề cập phần nào với vai trò so sánh chủ đề, cách viết so với tiểu thuyết viết về nông thôn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp liên ngành văn hóa học
Đây là phương pháp quan trọng xuyên suốt luận án. Phương pháp này vận dụng kết hợp kiến thức của ngành nhân học làng xã, phân tâm học, triết học, ngôn ngữ học, tôn giáo để giải thích những mã văn hóa trong văn học. Chẳng hạn như, lí giải tâm lí cộng đồng làng, ám ảnh giấc mơ, vô thức tập thể... xuất hiện trong các tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới.
4.2 Phương pháp kí hiệu học
Sử dụng phương pháp này, luận án xem xét kĩ các đơn vị ngôn ngữ trong chức năng tạo nghĩa đối lập. Văn bản tiểu thuyết viết về nông thôn được tạo lập bằng mạng lưới kí hiệu đa tầng bậc. Kí hiệu ngôn ngữ, kí hiệu hình tượng, kí hiệu không gian đều cho thấy tính quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống. Phương pháp này
4

giúp luận án nhận diện và phân loại kí hiệu (mô – típ), từ đó thấy được đặc điểm, tính chất và xu hướng vận động của hình tượng.
4.3 Phương pháp xã hội học
Phân tích xung đột văn hóa dựa trên nền cảnh lịch sử - xã hội không thể không có phương pháp xã hội học. Lí thuyết chức năng xã hội và cấu trúc xã hội cho phép tìm hiểu sự phân chia thế hệ, nhóm người, nguyên tắc hoạt động của các quan hệ xã hội. Điều này soi chiếu sự khác nhau giữa mô hình nông thôn cũ – mới, truyền thống – hiện đại dưới sự tương tác của hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội.
4.4 Phương pháp hệ thống
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hóa các tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay, xâu chuỗi và tìm ra hệ thống xung đột chính, mô- típ tiêu biểu, xu hướng dịch chuyển không gian và hình tượng nổi bật. Đồng thời, luận án đặt tiểu thuyết viết về nông thôn từ sau 1986 vào hệ thống các tiểu thuyết viết về nông thôn để nhận ra điểm tiếp nối – phát triển, đặt vào hệ thống thi pháp tiểu thuyết để nhận thức điểm mạnh của thể loại này trong việc kiến tạo văn hóa nông thôn thời kì mới.
4.5 Phương pháp so sánh
Đề tài nông thôn là đề tài lớn, có sự phát triển khác nhau trong từng giai đoạn văn học. Để làm rõ diện mạo tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay, luận án phải so sánh với giai đoạn trước 1986 để nhận ra sự kế thừa và phát huy; đồng thời, trong quá trình thực hiện, luận án có so sánh đề tài nông thôn trong các thể loại văn học khác nhau, trong các tác phẩm khác nhau để thấy những ưu trội của mỗi tác giả hay mỗi tác phẩm.
4.6 Phương pháp loại hình
Bản chất của phương pháp loại hình là tìm hiểu cấu trúc bên trong của đối tượng và tìm ra quy luật phát triển của nó. Phương pháp loại hình cho phép nhận diện tính cộng đồng về mặt loại hình, đồng thời nhận ra sự khu biệt, riêng khác của các mô hình lịch sử, văn hóa, văn học. Luận án sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về đặc điểm tâm lí/cấu trúc/mô hình cái tự nhiên và cái văn minh, đặc thù mô thức xung đột ở từng giai đoạn lịch sử - xã hội; tìm hiểu, sắp xếp và phân tích các kiểu/loại xung đột văn hóa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là luận án đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu xung đột văn hóa trong tiểu thuyết dưới góc nhìn liên ngành văn hóa học. Luận án xem nông thôn là thực thể văn hóa yếu thế và diễn giải nó dưới các hình thức diễn ngôn.
Luận án đã dựa trên các cách hiểu khác nhau về văn hóa để giới thuyết hợp lí, chú ý hệ tọa độ, tính thời điểm và sự dịch chuyển của chủ thể văn hóa trong những không gian khác nhau. Từ đây, có thể nhận ra những tương tác ngoại vi tại các ranh giới, các đường biên. Cách nhìn như thế thuận tiện để thâm nhập vào không gian văn hóa, phân
5

tích tính đối thoại văn hóa qua các vùng tiếp xúc, và cũng hợp lí để khai thác được những ranh giới nhận thức và cảm xúc của chủ thể văn hóa khi va chạm, đụng độ với các chủ thể khác. Gắn với cách hiểu đó, khái niệm xung đột văn hóa được tạo lập để khái quát hóa các mô thức xung đột và sự vận động của mô thức xung đột. Luận án góp phần bổ khuyết một vấn đề nghiên cứu quan trọng mà nhiều khi, do hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam, vấn đề ấy chưa được quan tâm đúng mức.
Luận án cung cấp nhận thức về đời sống nông thôn ở những giai đoạn có sự chuyển đổi về mô hình xã hội và văn hóa. Thực thể văn hóa nông thôn hiện ra với đầy những xáo trộn, biến động, cọ xát giữa cái cũ và cái mới, cái văn minh và cái tự nhiên, bản sắc và ngoại lai. Tính đối thoại văn hóa của chủ thể biểu hiện rất rõ rệt ở góc nhìn này.
Luận án phân tích tiểu thuyết viết về nông thôn đương đại như là đối tượng văn hóa - thẩm mĩ, khai thác và chứng minh khả năng kiến tạo văn hóa của văn học. Bằng kĩ thuật viết đa dạng với cách tổ chức hình tượng, ngôn ngữ, không gian, điểm nhìn.., các nhà văn đã lí giải sâu sắc quan niệm về cái đẹp, về điển phạm, về ý thức hệ. Tập trung vào giai đoạn văn học từ sau 1986, luận án thấy được thế mạnh của tư duy tiểu thuyết sau Đổi mới và nỗ lực sáng tạo lối viết của nhà văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Kết quả của luận án cho thấy tính ưu việt của việc tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Việc đề xuất khái niệm xung đột văn hóa, tìm hiểu cách tiếp cận xung đột văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam cung cấp tri thức văn hóa, văn học hữu ích, góp phần bổ khuyết các vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh hiện đại. Đồng thời, tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới được đánh giá sâu sắc hơn, làm hoàn chỉnh hơn cách nhìn về mảng đề tài hay giai đoạn văn học sử.
Về mặt thực tiễn, luận án góp phần nhận thức sâu sắc hơn về đời sống xã hội, văn hóa nông thôn thời kì hội nhập. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai có nhu cầu tìm hiểu mảng văn học Việt Nam sau Đổi mới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu xung đột văn hóa
Chương 2: Xung đột văn hóa và sự thể hiện xung đột văn hóa trong văn học Chương 3: Chủ thể diễn ngôn và sự đối thoại văn hóa qua các mô thức xung đột
xã hội
Chương 4: Xung đột văn hóa nhìn từ bình diện giá trị
6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT VĂN HÓA
1.1 Khái niệm văn hóa và xung đột văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Từ trước đến nay, hầu như khái niệm văn hóa được nhìn nhận ở dạng tương đối ổn định, có cấu trúc vững bền, biểu hiện thành những hoạt động quen thuộc, những nếp nghĩ sâu bền của cộng đồng người trong cuộc sống, ví dụ: quan niệm của E.B. Tylor (năm 1871) trong công trình Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy, của L. Whitte (năm 1949) trong The Science of Culture (Khoa học về văn hóa). Theo Raymond Williams, khái niệm văn hóa mang tính “nhân học”, tập trung vào ý nghĩa thường ngày (như giá trị - những mô hình lí tưởng trừu tượng, chuẩn mực – những quy định rõ ràng): “một nền văn hóa luôn có hai khía cạnh: một là những ý nghĩa và chiều hướng được biết đến, những cái mà các thành viên của nó được dạy dỗ; hai là, những quan sát và ý nghĩa mới, những cái được đưa ra và được kiểm tra. Đây là những quá trình thông thường của các xã hội con người và trí tuệ con người, và thông qua chúng, chúng ta nhìn thấy bản chất của văn hóa: rằng văn hóa vừa có ý nghĩa phổ biến bình thường nhất và lại có những ý nghĩa cá nhân tốt đẹp nhất.” [11]. Hội nghị quốc tế UNESSCO năm 1982 ở Mexico cũng thống nhất: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.” [248].
Tuy nhiên, văn hóa không bao giờ đứng yên, xu hướng bảo tồn của nó không đồng nghĩa với tính cố thủ. Muốn phát triển văn hóa, cách tốt nhất là phải căng nở, lan rộng để hấp thu những yếu tố mới. Đó là vấn đề quy luật đối với sự sống của một nền văn hóa, mà vẫn được các nhà nghiên cứu gọi là “quá trình tiếp biến văn hóa”. Các điểm tiếp biến bao giờ cũng tồn tại hiện tượng giao thoa. Điều này không chỉ thể hiện trong thực tiễn văn hóa sinh động mà còn thể hiện trong nỗ lực kiến tạo văn hóa của chủ thể diễn ngôn văn học. M.Bakhtin hình dung sự tiếp biến văn hóa hay vận động văn hóa là quá trình “ngoại vi hóa trung tâm”. Bản sắc văn hóa được xác định không chỉ trên đặc điểm “nó đã là”, mà còn ở đặc điểm “nó đang/sẽ là” trong thế vận động đa chiều. Khi đó, nghiên cứu văn hóa không chỉ là nhìn sâu vào đặc trưng vốn có, mà còn phải nhìn kĩ ở những đường biên, những ranh giới mà tại đó, luôn có nguy cơ xâm lấn của các hoạt động văn hóa, các giá trị văn hóa. “Lĩnh vực văn hóa không có nội địa, bởi vì toàn bộ nó nằm trên đường biên, các đường biên ngang dọc chồng chéo giao cắt nhau, nằm ở khắp nơi, xuyên thấm vào từng yếu tố của văn hóa... Mỗi hành động văn hóa đều chỉ tỏ ra có sức sống đầy đủ ở trên đường biên, bởi vì ở đây hành động văn hóa mới tỏ ra tính nghiêm túc và tính quan trọng, xa rời vùng biên thì nó đánh mất vùng đất
7

sinh tồn của mình, sẽ biến thành sự kiêu kì, trống rỗng, bị thoái hóa và đi đến tiêu vong...” [199, tr.328].
IU.Loman cũng cho rằng, ngay cả khi ranh giới trong không gian văn hóa được hiểu theo nghĩa cơ bản của nó, thì “nó cũng chỉ giữ ý nghĩa của một cơ chế đệm chuyển đổi thông tin, một bộ phận phiên dịch độc đáo”. “Khi kí hiệu quyển được đồng nhất với một không gian “văn hóa” đã thuần phác, còn thế giới bên ngoài trong tương quan với nó lại được đồng nhất với vương quốc của những hiện tượng tự phát hỗn độn, rối loạn, thì sự phân bố không gian của các tổ chức kí hiệu học trong hàng loạt trường hợp sẽ có dạng như sau: các nhân vật nhờ có tài năng đặc biệt (như phù thủy) hay một loại nghề nghiệp (thợ rèn, phó cối, đao phủ) sẽ thuộc về hai thế giới và tựa như là những thông dịch viên, sống ở vùng lãnh thổ ngoại vi, vùng giáp ranh của không gian văn hóa và không gian huyền thoại, trong khi đó, tọa lạc ở trung tâm bao giờ cũng là chốn linh thiêng của các đấng thánh thần “văn hóa” tổ chức ra thế giới.” [147, tr.94].
Ở Việt Nam, trong nghiên cứu hiện đại, văn hóa cũng được nhìn nhận ở chức năng động như thế. Trần Nho Thìn đã chọn ba thành tố căn bản khi nghiên cứu về văn hóa, đó là biểu tượng, nghĩa và giá trị. Theo ông, biểu tượng là một tự sự về văn hóa. Nó rất linh hoạt và sinh động: “trong cách quan niệm hiện đại không đơn thuần dừng lại ở việc giải mã ý nghĩa của các biểu tượng mà là nghiên cứu đời sống của các biểu tượng này trong các quan hệ xã hội. Và khi đó, “văn hóa bắt đầu được giải thích không phải như là tổng số các mô hình hành vi (các phong tục, tập tục, truyền thống) mà như một tập hợp các cơ chế kiểm soát hành vi (các kế hoạch, hướng dẫn, quy tắc, chỉ đạo).” [218, tr.28]. Biểu tượng tham gia điều tiết các quan hệ xã hội, cho nên, nghiên cứu biểu tượng không phải là giải mã ý nghĩa ban đầu của nó, mà là “nỗ lực theo dõi đời sống của kí hiệu này trong môi trường của các quan hệ xã hội”; không phải là khám phá kho lưu giữ các nghĩa mà là lí giải “sức mạnh tham gia vào những thay đổi của trường xã hội”. Như vậy, có thể giới thuyết một cái nhìn về văn hóa năng động hơn trong bối cảnh sự tương tác văn hóa diễn ra với tốc độ nhanh và đa chiều. Đó là: văn hóa vừa là tổng thể các sinh hoạt xã hội và các hoạt động thuộc chiều sâu tinh thần được thể hiện thành những mô thức nhất định mang bản sắc của cộng đồng người, vừa là những tương tác ngoại vi tại các đường biên; văn hóa vừa có tính ổn định vừa có sự biến đổi qua các giai đoạn phát triển của khách thể và chủ thể.
1.1.2 Khái niệm xung đột văn hóa
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã định nghĩa xung đột như sau: “Xung đột (conflict): Hệ quả của những căng thẳng đối lập ở bên trong cũng như bên ngoài, có thể đạt tới độ nguy kịch, xung đột biểu trưng khả năng chuyển từ cực đối lập này sang cực đối lập khác, đảo lộn khuynh hướng về phía tốt hay xấu: độc lập – nô lệ, đau khổ - vui sướng, đau ốm – khỏe mạnh, chiến tranh – hòa bình, định kiến – sáng suốt, trả thù – tha thứ, phân liệt – hòa giải, ức chế - phấn chấn, tội lỗi – trong trắng, ... Xung đột là hình

4.5.2 Hòa giải xung đột văn hóa Đông - Tây
Nhấn mạnh lại, mỗi cuộc tiếp xúc văn hóa đều kéo theo quá trình tiếp biến văn hóa. Trong tiếp biến văn hóa luôn có hai đường hướng tiêu biểu: sự thay đổi (để thích nghi) theo cái mới hay lưu giữ (để khẳng định) những thành tố văn hóa truyền thống. Đương nhiên, trong cuộc giao lưu ấy luôn diễn ra xung đột cũ - mới, Đông - Tây để hướng tới một diện mạo văn hóa mới. Tính chất lai ghép (ở mức độ khác nhau) được xem là hệ quả tất yếu của tiếp biến văn hóa. Trong tiểu thuyết viết về nông thôn của các nhà văn sau Đổi mới, cái nhìn hòa giải để đi tới nhận diện tính chất kiến tạo văn hóa được bộc lộ qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhà văn tạo ra tính lai ghép của hình tượng (nhân vật con lai – sự lai ghép hình hài, thể xác; lai ghép trong cách cảm nhận đời sống, trong thế giới tinh thần). Nhân vật Tây lai Bernard mang trong mình hai dòng máu Việt – Pháp, “cha là chuẩn úy Jean Martinot, sang Đông Dương từ đầu thế kỉ XX, có nhiều công trong cuộc bình định thuộc địa”, “mẹ là bà Lê Thị Thu, một cô gái quê đặc sệt”. Suốt thời thơ ấu, Bernard chơi bời nghịch ngợm và học tập cùng lũ trẻ người Việt. Nó nói tiếng Việt, “ăn cơm bằng đũa, chén thịt chó mắm tôm, đi ăn giỗ ăn Tết, rồi có khi học cả cái cách đối xử mánh khóe, xỏ lá ba que chẳng khác gì hạng hạ lưu trong xã hội người Việt”. Bernard thừa hưởng từ người cha sự can trường, táo bạo, phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời thừa hưởng từ mẹ sự lanh lẹn, tháo vát nên thông minh và có khả năng thích nghi mọi hoàn cảnh. Khi trở về nhà ngoại hay quê mẹ, anh ta lột xác trở thành một anh chàng An Nam biết “ăn lòng lợn chấm mắm tôm và chén tiết canh tì tì không sợ”. Trong tâm thức của Bernard, anh luôn ôm ấp hình ảnh của Mận, luôn khao khát vẻ đẹp của người đàn bà Việt – thắt đáy lưng ong, đầy sức sống, tháo vát, dịu dàng, và rất cương nghị. Bernard đầy tự tin nói về xứ An Nam khi trò chuyện với Đại úy Thalan: “Đại úy, tui có thể tự hào tui hiểu đất nước này hơn các vị, bởi vì trong dòng máu của tôi, một nửa là dòng máu da vàng.” Nguyễn Xuân Khánh tạo nên hình tượng con lai như là một sản phẩm sống động của quá trình tiếp xúc - lai ghép văn hóa. Chưa sắc sảo và kĩ càng như Nguyễn Xuân Khánh, nhưng Dương Hướng cũng sử dụng mô típ con lai để nói về sự hôn phối văn hóa này. Đó là Bill - đứa trẻ được sinh ra từ niềm khoái lạc mê đắm của ngài cố vấn Bell và cô gái biệt động dũng cảm Thương Huyền. Bill là sản phẩm nằm ngoài mong đợi của âm mưu sát hại kẻ thù. Nhưng chính Bill đã đánh thức những ý nghĩ rất con người của Thương Huyền: cảm giác chán ghét chiến tranh, chán ghét đời sống sắm vai. Đành rằng, mệnh lệnh phải thực thi và cứ nhắm mắt Thương Huyền lại ám ảnh hình ảnh quê hương nô lệ, nhưng Thương Huyền không thể chạy trốn nỗi đau có thực. Cho nên, từ sau cái chết của ngài Bell, Thương Huyền trở nên lặng lẽ hơn. Và từ khi Bill ra đời, cô lại càng trầm uất trong những ý nghĩ mâu thuẫn đến mức trầm cảm. Giọng vú nuôi lạnh lùng xua đuổi Bill “Để nó đi. Nuối tiếc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top