Cayle

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, nước ta chuyển sang xây dựng và phát triển theo nền kinh tế thị trường, có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Chúng ta đang hướng ra thị trường và tìm cách tăng chức năng hiệu quả kinh tế một cách tối ưu bằng biện pháp xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng vận động và sự tồn tại khách quan của nó.
Thị trường gắn liền với hoạt động trao đổi và lưu thông hàng hoá, nó là điều kiện tồn tại và phất triển của sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh là một yếu tố nổi bật của nền kinh tế thị trường, như vậy bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có chiến lược đúng đắn nhằm bảo vệ và phát triển thị phần của mình. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải luôn theo sát thị trường, nắm bắt được những nhu cầu, mong muốn và khả năng, xu hướng vận động của thị trường.
Nhà máy Thuốc Lá Thăng Long với tuổi đời hơn 40 năm đã và đang bước trên chặng đường không ngừng vươn lên, tự đổi mới để khẳng định mình. Với sự khởi đầu đầy khó khăn, bằng trí tuệ và công sức của mình, toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đã xây dựng thành công một nhà máy sản xuất thuốc lá hiện đại có quy mô lớn, giữ vị trí đầu đàn trong ngành công nghiệp sản xuất Thuốc Lá Việt Nam. Con đường đi của Thăng Long, một mặt phản ánh nhịp đi của công nghiệp Việt Nam, mặt khác thể hiện chức năng động và sáng tạo của nhà máy : Từ thủ công lên nửa cơ khí tiến tới cơ khí hoá và tự động hoá, từ chỗ chủ yếu đấp ứng thị trường trong nước tiến tới xuất khẩu và tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách lành mạnh. Cùng với sự vận động và phát triển theo nền kinh tế thị trường nhà máy đã có lúc gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ thị phần của mình bởi những nạn hàng lậu, hàng giả, sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đang diễn ra hàng ngày một cách tích cực. Do vậy hướng phấn đấu của nhà máy không chỉ dừng lại ở nhiều về số luợng tốt về chất lượng mà hiệu quả trong công tác sản xuất và tiêu thụ cũng đang là một trọng tâm mà ban lãnh đạo nhà máy hướng tới.


ỉ Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói sự thay đổi cơ chế đã tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh và mở rộng sản xuất và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được rất nhiều thành công. Song bên cạnh đó cũng còn có rất nhiều các doanh nghiệp đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức mà thị trường đặt ra. Thị trường thuốc lá Việt Nam trong những năm vừa qua có rất nhiều biến động. Đặc biệt kể từ sau chỉ thị số 13/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19.10.1994 cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Số người bỏ thuốc lá ngày càng nhiều trong khi lượng thuốc lá nhập lậu ngày càng tăng, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Để có thể bảo vệ và từng bước chiếm lĩnh thị trường, hoạt động marketing đã trở nên hết sức quan trọng. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Vận dụng các công cụ marketing-mix vào việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long".

ỉ phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy các công cụ cụ marketing mix làm phạm vi nghiên cứu, phục vụ cho chiến lược bảo vệ và từng bước chiếm lĩnh thị trường ở nhà máy Thuốc Lá Thăng Long.

Các công cụ marketing mix: Sản phẩm .
Giá cả .
Phân phối.
Xúc tiến.

ỉ phuơng pháp nghiên cứu

Dựa vào các báo cáo, bảng biểu, các tài liệu tự thu thập, phương pháp thống kê, lịch sử biện chứng... trên cơ sở đó tác giả tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài vận dụng các công cụ marketing mix vào việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy.

ỉ Bố cục của luận văn

Lời mở đầu

Chương I: Cơ sở lý thuyết chung về cạnh tranh và các công cụ marketing mix

Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và hoạt động marketing tại nhà máy thuốc lá thăng long

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp marketing nhằm duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy thuốc lá thăng long
Kết luận

Chương I
Cơ sở lý thuyết chung về cạnh tranh và các công cụ marketing mix
I.Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.Một số vấn đề về thị trường
1.1Vai trò của thị trường
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ

1

101
Kết Luận
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường yêu cầu và tiêu thụ chúng bằng những cách nào? Với những điều kiện đó thì việc hoạt động và sử dụng các công cụ marketing trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thực tế, nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đang phải sản xuất kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Với tình hình cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần như hiện nay, việc giảm sút thị phần đối với một số doanh nghiệp sẽ rất dễ xảy ra. Do vậy, nhà máy rất cần thiết phải duy trì và dữ vững được thị trường hiện có của mình, từng bước mở rộng để tiếp tục tồn tại và phát triển.
ở khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ muốn đưa ra thực trạng về hoạt động marketing của nhà máy, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và bảo vệ thị phần từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp với mong muốn góp một phần ít ỏi của mình để hoàn thiện việc vận dụng các công cụ marketing-mix trong sản xuất kinh doanh của nhà máy hơn nữa.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong nhà máy và đặc biệt thầy giáo hướng dẫn để tác giả hoàn thành đề tài này. Với sự hiểu biết còn hạn chế, bản luận văn này khó tránh khỏi thiếu sót, những giải pháp đưa ra chưa hoàn hảo. Vì vậy tác giả rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.







Mục lục trang
Chương I
Cơ sở lý thuyết chung về cạnh tranh và các công cụ marketing mix
I. cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3
1.Một số vấn đề về thị trường 3
1.1.Vai trò của thị trường 3
1.2.Phân đoạn thị trường 4
1.3. Định vị sản phẩm 5
2. Khái niệm cạnh tranh 7
3. Các loại lợi thế cạnh tranh 8
3.1 Lợi thế cạnh tranh bên trong 8
3.2 Lợi thế cạnh tranh bên ngoài 8
II. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1. Môi trường vĩ mô 9
1.1 Môi trường nhân khẩu học 9
1.2 Môi trường kinh tế 9
1.3 Môi trường tự nhiên 10
1.4 Môi trường công nghệ kỹ thuật 11
1.5 Môi trường luật pháp 11
1.6 Môi trường văn hoá xã hội 12
2. Môi trường vi mô 13
2.1 Công ty 13
2.2 Người cung ứng 13
2.3 Các trung gian marketing 14
2.4 Đối thủ cạnh tranh 14
2.5 Khách hàng 15
2.6 Công chúng trực tiếp 15
III. marketing-mix một trong những công cụ hữu hiệu trong cạnh tranh 16
1. Chính sách sản phẩm 16
2. Chính sách giá 18
3 Chính sách phân phối 18
4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 19

Chương II
Thực trạng sản xuất kinh doanh và hoạt động marketing tại nhà máy thuốc lá thăng long
I. tình hình sản xuất kinh doanh tại nhà máy thuốc lá thăng long 23
1. Đặc điểm thị trường ngành thuốc lá 23
2. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy thuốc lá Thăng Long 25
3. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật có tác động đến việc duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy. 28
3.1 Đặc điểm về nhân lực của nhà máy 28
3.2 Đặc điểm một số mặt hàng chủ yếu của nhà máy 28
3.3 Định vị một số sản phẩm của nhà máy trên thị trường 30
4. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33
II. Đánh giá về thị trường tiêu thụ của nhà máy 36
III. thực trạng hoạt động marketing của nhà máy 39
1 Chính sách sản phẩm 39
2. Chính sách giá 45
3 Chính sách phân phối 46
4 Chính sách xúc tiến 48
IV những cơ hội và thách thức đối với nhà máy 49
a. Những cơ hội và thách thức 49
1. Các yếu tố luật pháp 49
2. Các yếu tố văn hoá 49
3. Các yếu tố tự nhiên 49
4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 50
5. Các sản phẩm thay thế 50
b.Thực trạng và xu hướng cạnh tranh bảo vệ thị phần của nhà máy 51
c. Đánh giá chung về hoạt động marketing của nhà máy 52

chương III
một số kiến nghị và giải pháp marketing-mix nhằm duy trì và bảo vệ thị phần của nhà máy thuốc lá thăng long
I. Đánh giá triển vọng của ngành thuốc lá 54
II. Đề xuất những giải pháp thuộc phạm vị nhà máy 55
1. Thành lập nhóm chuyên viên marketing 55
2. Đầu tư chiều sâu vào khâu nguyên liệu 57
3. Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình sản xuất 58
III. các giải pháp marketing-mix 58
1. Liên quan đến chính sách sản phẩm 58
2. Liên quan đến chính sách giá 62
3. Liên quan đến chính sách phân phối 63
4. Liên quan đến chính sách giao tiếp, khuyếch trương 65
IV. những kiến nghị thuộc cấp vĩ mô 66
Kết luận 68
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về điện toán đám mây và cách vận dụng nó hiệu quả Hỏi đáp Tin học 0
T Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank Luận văn Kinh tế 2
L Vận dụng phương pháp phân tích thành phần chính phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ Luận văn Kinh tế 2
B Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu vai trò trung tâm kinh tế của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 2
G Tình hình đói nghèo ở Việt Nam và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê vào việc phân tích tìn Kiến trúc, xây dựng 0
B Ứng dụng gis vào công tác quản lý thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các phường nội th Khoa học Tự nhiên 0
V Vận dụng các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành tại trung tâm du lịch Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top