tochuyen_68

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU

Lịch sử loài người đã trải qua năm chế độ với những đặc thù và màu sắc riêng từ cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chủ nghĩa. Đồng thời lịch sử nhân loại cũng đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng …
Trong thời đại ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội với nhiều vấn đề mới nảy sinh , trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi rất phức tạp. “năm quốc tế gia đình” (IYF) với chủ đề “gia đình , các nguồn lực và các trách nhiệm trong thế giới đang đổi thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc gia cần chú ý hơn đến việc xây dựng và củng cố gia đình .Qua đó một lần nữa cho thấy , gia đình đã trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm .
Đảng ta rất coi trọng vấn đề gia đình , Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá , làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” .
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt , những đòi hỏi của đời sống kinh tế , quan hệ giữa gia đình và xã hội dần trở nên chặt chẽ mật thiết với nhau, giữa các thành viên trong cộng đồng xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ” , nhưng không phải là thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội . Như vậy gia đình được coi là một thiết chế đặc thù , nhỏ nhất, cơ bản nhất.
Tóm lại gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người , một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù ,được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống , quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.

I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt , được hình thành , duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống . Đúng như C.Mác đã nói ‘… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái , đó là gia đình”.
Cho nên yếu tố huyết thống và tinh cảm là nét bản chất nhất của gia đình . Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý , mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng ( sở hữu, sản xuất, thu nhập, và chi tiêu …), một môi trường giáo dục - văn hoá( văn hoá gia đình và cộng đồng) , một cơ cấu – thiết chế xã hội ( có cơ chế và cách thức vận động riêng) …

1.Vị trí của gia đình.

- Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này trước hết chỉ ra rằng , gia đình và xã hội có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất , duy trì sự sống giữa tế bào và cơ thể sinh vật. Xã hội ( cơ thể ) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội.
Trong mỗi quan hệ mật thiết ấy , trình độ phát triển về mọi mặt của quyết định đến hình thức , tính chất kết cấu và cả quy mô gia đình .C.Mác nhiều lần lưu ý rằng : tôn giáo , gia đình, nhà nước, pháp quyền , đạo đức, khoa học nghệ thuật … chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phụp tùng quy luật chung của sản xuất.
Thực tế lịch sử cho thấy , gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển của xã hội khác nhau. Theo Ph.Ăngghen , trong xã hội công xã nguyên thuỷ,trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể , cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt … đã tạo nên hình thức gia đình tập thể- quần hôn. Mỗi bước tiến của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ và kết quả của đào thải tự nhiên lại đưa đến những dạng mới, mang sắc thái tiến bộ hơn cho hình thức gia đình này . Gia đình đầu của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ có gia đình cùng dòng máu(huyết thống), các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ. Đến giai đoạn giữa của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ xuất hiện gia đình punaluna(ban thân) , trong đấy quan hệ tính giao giữa anh em trai và chị em gái đã bị huỷ bỏ. Và giai đoạn cuối của xã hội này đã hình thành gia đình cặp đôi(đối ngẫu) ,trong đó kết hôn từng cặp đã tồn tại (tuy còn lỏng lẻo): trong số vợ rất đông của mình , người đàn ông có một vợ chính ,và trong số nhiều người chồng khác anhh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy . Những kiểu trên của gia đình gia đình tập thể, kinh tế cộng đồng nguyên thuỷ , chế độ mẫu hệ, không có áp bức và bất bình đẳng giữa các thành viên
Bước sang chế độ nô lệ, trõngã hội nảy sinh hình thức gia đình cá thể – một vợ một chồng . Đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành chế độ sở hữu tư nhân “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ và tự phát “ (tất nhiên ,kết qủa vẫn còn do quy luật đào thải tự nhiên, ngoài ra còn có thêm một nguyên nhân nữa là nguyên nhân tình cảm , thể hiện người phụ nữ ngày càng có nhu cầu chỉ cần sống với một người đàn ông nhất định …). Từ đó gia đình trở thành một đơn vị kinh tế riêng lẻ,kết cấu và quy mô thu hẹp hơn, quan hệ chồng với vợ , bố mẹ với con cái … mang tính phục tùng và bất bình đẳng, nạn ngoại tình và mại dâm phát triển …
Trải qua các xã hội nô lệ , phong kiến tư bản … và từng giai đoạn khác nhau, gia đình cá thể còn có những đặc thù riêng. Theo Ph.Ăngghen ,chính từ các xã hội có chế độ tư hữu tư nhânvà đối kháng giai cấp , trong các tầng lớp nhân dân lao động cũng đã xuất hiện mầm mống một kiểu gia đình mới mà hôn nhân không phải là chỉ hình thành đầy đủ và phổ biến trong những điều kiện mới của xã hội có tự do và bình đẳng thực sự. Đến khi đó , gia đình mới có khả năng thể hiên đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển chung của xã hội.
Như vậy , gia đình là sản phẩm của lịch sử .Nhưng với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội.Ph.Ăngghen nhận định: “theo quan điểm duy vật ,nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng , là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm , áo quần, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó ;mặt khác là sản xuất ra bản thân con người , là sự truyền nòi giống .Những trật tự xã hội , trong đó mỗi con người của một thời đại lịch sử nhất định và một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định :một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”. Nhận định đó cho thấy vai trò to lớn của gia đình đối với xã hội .
Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau (dân tộc,giai cấp, giới …), nhiều thiết chế lớn nhỏ(nhà nước, nghành , đoàn thể…) … Với tính cách là tế bào của xã hội,gia đình là tổ chức cơ sở là cơ cấu và thiết chế
- gia đình có chức năng thoả mãn các chức năng tâm - sinh lý cho các thành viên của mình.Nhiều vấn đề tâm – sinh lý thuộc giới tính , thế hệ … cần được bộc lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình giữa những người thân. Sự hiểu biết tâm - sinh lý của cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp , chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên có tinh thần sống lạc quan và tích cực.
Mọi thành viên đều có trách nhiệm vun đắp cho tổ ấm gia đình đều phải tham gia vào thực hiện các chức năng của gia đình với mức độ khác nhau,tuỳ theo cương vị khả năng và thoả thuận cụ thể… trong đó phải kể đế vai trò rất lớn bậc cha mẹ, đặc biệt là của người phụ nữ trong gia đình
Phụ nữ , mà trước hết là người vợ, người mẹ,là trung tâm tình cảm của gia đình ,là sợi dây hàn gắn những rạn nứt, mẫu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. ở người phụ nữ hội tụ những đức tính : giàu tình yêu, tấm lòng bao dung ,vị tha và hơn hết là họ ý thức được hơn ai cả về hạnh phúc của tổ ấm gia đình mình. Những gánh nặng gia đình và công việc xã hội cũng với những thiên kiến lạc hậu và đối xử không bình đẳng … đã làm cho người phụ nữ trở thành những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình và xã hội. Do vậy sự nghiệp giảI phóng phụ nữ trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng có ý nghĩa to lớn đối với việc thúc đẩy công cuộc xây dựng gia đình mới.

Trong chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đựơc coi như một mặt của giải phóng người lao động và giảIiphóng xã hội. Sự nghiệp này lâu dài và phải thông qua nhiều cuộc vận động lớn cũng như tuyền truyền, giáo dục ý thức tôn trọng sự bình đẳng trong mỗi người công dân. Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực chính trị, hoạt động xã hội … và điều mẫu chốt như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lenin đã nêu ra,là phảI có nền kinh tế phát triển, nền công nghiệp hiện đại để kinh tế gia đình và lao động gia đình nói chung ngày càng mang tính xã hội cao mới tiến tới giải phóng phụ nữ triệt để.

LỜI KẾT:

Vị trí và chức năng của gia đình được quy định một cách khách quan. Những tư tưởng quá nhấn mạnh đến gia đình, coi gia đình như là hình mẫu của mọi thiết chế… hay hạ thấp gia đình, coi nhẹ hay cắt xén các chức năng gia đình, đánh đồng và gia đình và xã hội, thậm chí đòi xoá bỏ gia đình …. đều là sai lầm và với mức độ khác nhau sẽ gây mẫu thuẫn giữa gia đình và xã hội, ngăn cản sự phát triển của xã hội cũng như của chính gia đình.
Qua đó chúng ta mới thấy rằng: gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy sự ổn định cũng như phát triển của xã hội. Nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây quả là không thừa chút nào : “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
G Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 1
T Gia đình với vai trò giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 0
H Vai trò giáo dục của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của trẻ vị thành niên hiện nay Kinh tế chính trị 1
D Vai trò của gia đình trong phòng, chống tệ nạn xã hội ở trẻ vị thành niên khu vực Hà Nội. Luận văn T Văn hóa, Xã hội 0
T Vai trò của niềm tin tôn giáo và sự chấp nhận trong việc giúp vị thành niên giải tỏa căng thẳng tron Luận văn Sư phạm 2
A Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam h Luận văn Luật 0
D Vị trí, vai trò Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60.38.01 Luận văn Luật 0
H Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top