Download miễn phí Vài nét về quan hệ Việt Nam - EU trước năm 1991





Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và những biến đổi trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới và những thách thức không nhỏ. Do đó, hoạch định một chính sách kinh tế đối ngoại sao cho đúng đắn, phù hợp với những thay đổi của đất nước, khu vực và thế giới là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Dựa trên những điều kiện thuận lợi do hoàn cảnh đất nước, khu vực và quốc tế đem lại, kết hợp với sự song trùng về lợi ích giữa Việt Nam và EU trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi. Mối quan hệ này đã được thể chế hoá thông qua các Hiệp định hợp tác được ký kết và được triển khai một cách có hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Cùng với sự ra đời của đồng Euro, năm 1999 là một năm bản lề, đánh dấu sự chuyển mình của Liên hiệp Châu âu trước thềm thế kỷ mới. Sau một thời gian lưu thông trên mạng lưới giao dịch toàn cầu, mặc dù đang phải đối phó với một số khó khăn bước đầu, đồng Euro vẫn là một minh chứng cho vị thế kinh tế vững vàng của Liên hiệp Châu Âu (EU) trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, quá trình nhất thể hoá về mặt chính trị và việc tìm kiếm một chính sách đối ngoại và an ninh chung, đặc biệt là kinh tế đối ngoại cũng đang đạt được những bước tiến đáng kể. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng Liên hiệp Châu Âu đang được tiếp sức trên con đường phát huy vai trò là một trong những việc quan trọng nhất chi phối quan hệ quốc tế.
Trên thực tế, từ sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai bên chính thức được thiết lập vào 11/1990, mối quan hệ VN - EU ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ này đang gặp phải một số trở ngại cần khắc phục. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại cởi mở đối với EU cũng như đối với từng nước của Liên minh. Để hoạch định một chính sách kinh tế đối ngoại hiệu quả hơn với những bước phát triển mới trong tương lai thì việc nhìn lại gần một thập kỷ mối quan hệ kinh tế Việt Nam - EU không chỉ là một việc mang tính thời sự mà còn là một việc cần thiết và rất bổ ích.
I. Vài nét về quan hệ Việt nam - EU trước năm 1991
Trước 1975, EC (Cộng đồng Châu Âu)1 Đến 1993, sau khi Hiệp ước Maastricht có hiệu lực, EC được đổi thành EU (Liên minh Châu Âu), gồm 15 nước thành viên.
chỉ có quan hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam. Nghị định thư kèm theo Hiệp ước Roma về việc thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (1957) đã đưa miền Nam Việt Nam vào danh sách các nước được hưởng chế độ ưu đãi vì là thuộc địa cũ của Pháp.
Sau 1975, quan hệ không chính thức giữa EC và Việt Nam dần được thiết lập dưới dạng viện trợ nhân đạo, trực tiếp hay thông qua các tổ chức quốc tế. Từ 1977, khi ta thực hiện đẩy mạnh quan hệ với các nước Tây Âu thì quan hệ giữa EC và Việt Nam dần được mở rộng, Việt Nam trở thành một trong những nước được EC viện trợ nhân đạo nhiều nhất (từ 1977 - 1978, viện trợ dưới hình thức này đã lên tới 100 triệu USD)2 Nghiên cứu Châu Âu số 3/1995, trang 56
. Cũng từ 1977, Việt Nam chính thức được hưởng qui chế GSP (hệ thống ưu đãi chung).
Từ 1979, quan hệ Việt Nam - EC bị chững lại do việc Việt Nam giúp đỡ cách mạng Campuchia. Chính vì vậy trong thời gian này EC và các nước thành viên đã ngừng hay giảm đáng kể viện trợ cho Việt Nam.
Tuy nhiên, đến cuối những năm 80, sau khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, quan hệ Việt Nam - EC đã được cải thiện rõ rệt. Hai bên đã nối lại các cuộc tiếp xúc, EC đã gia tăng viện trợ nhân đạo trở lại cho Việt Nam, quan hệ thương mại cũng bắt đầu được thiết lập. Năm 1980, ta xuất sang EC 12,37 triệu ecu3 1 ecu = 1,1USD
, năm 1986 con số này là 40,9 triệu ecu và 1989 là 66 triệu ecu4 Hợp tác kinh tế thương mại với EU - Uỷ ban kế hoạch N2, HN 6/95, trang 112
. Từ năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu rút quân khỏi Campuchia thì việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EC không còn là một thực tế xa vời nữa.
Từ 1990, quan hệ Việt Nam - EC đã có những bước tiến liên tục và quan trọng. 17/5/1990, Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết ghi nhận cải cách ở Việt Nam và tỏ ý mong muốn cộng đồng cấp viện trợ và thiết lập quan hệ thương mại chính thức với Việt Nam. 22/10/1990, hội nghị Ngoại thương 12 nước EC đã quyết thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.
Như vậy, trước 1991, quan hệ Việt Nam - EC tuy đã được thiết lập qua con đường không chính thức nhưng chưa phát triển trên bình diện rộng. Chỉ từ 1991, trên cơ sở phân tích đánh giá đúng đắn về tình hình khu vực và thế giới, Việt Nam mới thực hiện một chính sách KTĐN cởi mở, hiệu quả hơn với EC.
Do vậy, việc đánh giá đúng tình hình thế giới và các xu thế trong quan hệ quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại cũng như chính sách KTĐN của mỗi quốc gia.
II. Quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam - EU.
1. Vấn đề viện trợ :
Trước khi Hiệp định khung EU - Việt Nam được ký kết, trong những năm 1990 - 1995, lượng viện trợ của EU dành cho ta là rất lớn nhưng chỉ tập trung chủ yếu trong các khoản viện trợ nhân đạo. Sau khi viện trợ 7 triệu USD giúp người lao động Việt Nam từ Irac về nước trong cuộc chiến tranh vùng vịnh 1990, EU bắt đầu thực hiện chương trình giúp những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp hồi hương và tái hòa nhập. Giai đoạn đầu của chương trình này được thực hiện chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh vào đầu 1991 với số vốn 12,5 triệu ecu, nhằm trợ giúp cho gần 5000 người Việt Nam hồi hương, xây dựng cơ sở dạy nghề, tạo việc làm để họ nhanh chóng tái hoà nhập. Từ 2/1992, hai bên đã ký văn bản thoả thuận giai đoạn hai của chương trình với số vốn khoảng 102,5 triệu ecu và mở rộng ra khoảng 18 tỉnh thành phố5 Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 3/1995, trang 56
. Mục tiêu của giai đoạn này là đưa khoảng 80000 người trở về và đào tạo nghề nghiệp cho khoảng 28000 người hồi hương.
Ngoài các khoản viện trợ nhân đạo, EU còn phối hợp với Việt Nam thực hiện chương trình quốc tế cộng đồng ECIP. Đây là chương trình hợp tác qui mô đầu tiên giữa hai bên dưới sự phối hợp của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn với tổng số trên là 36 triệu ecu.6 Các đối tác hợp tác phát triển của Việt Nam - Hồ sơ các chương trình phát triển - Bộ kế hoạch và đầu tư hợp tác với chương trình phát triển của LHQ, HN 11/1997, tr 3
Chương trình này đã ra nhiều hoạt động, trong đó có 4 lĩnh vực chính là tín dụng, đào tạo,dự án nhỏ và y tế.
Tuy nhiên, từ những năm gần đây, các khoản viện trợ của EU cho Việt Nam chuyển dần từ hình thái viện trợ nhân đạo sang chú trọng hơn vào các khoản viện trợ cho phát triển, bao gồm hợp tác phát triển (phát triển nông thôn miền núi, môi trường, y tế) và hợp tác kinh tế (cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cải cách kinh tế và hành chính, hỗ trợ hội nhập). Trên thực tế mặc dù đã có những biến dạng trong khu vực Đông Nam á và những khó khăn kinh tế trong nội bộ EU nhưng các khoản viện trợ phát triển ODA của EU cho Việt Nam là không ngừng tăng lên. Năm 1996, các dự án sử dụng ODA của EU đang được thực hiện ở Việt Nam có giá trị 140tr ecu, mức ODA dành cho ta trung bình hàng năm tăng từ 32tr lên 52tr ecu mỗi năm7 Quan hệ VN - EU - Trung tâm hợp tác nghiên cứu QT (CIES), HN, 10/96, trang 79
. Khoản viện trợ không hoàn lại của EU cho các dự án lớn của Việt Nam tăng gấp đôi so với 1995 và EU trở thành tổ chức đa phương viện trợ không hoàn lại nhiều nhất cho Việt Nam trong những năm gần này. Năm 1997, EU thông qua 7 dự án viện trợ cho Việt Nam tập trung cho hai ngành chủ chốt là phát triển nông thôn bằng cách tăng cường xoá đói giảm cùng kiệt và lĩnh vực y tế. Trong lĩnh vực y tế, EU có dự án chống sốt rét trị giá hơn 10 triệu USD và một dự

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top