daigia

Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Đột biến trong chọn tạo giống cây trồng 4
2.1.1 Giới thiệu về phương pháp đột biến 4
2.1.2 Di truyền học và các chức năng của chọn giống đột biến cổ điển 4
2.1.3 Di truyền phân tử và hệ gen liên quan đến chọn giống đột biến. 5
2.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp đột biến thực
nghiệm trên thế giới. 7
2.3 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp đột biến thực
nghiệm ở Việt Nam. 10
2.4 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá 12
2.4.1 Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá trên thế giới 13
2.4.2 Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá ở Việt Nam 16
2.5 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá. 18
2.5.1 Khái niệm về chỉ thị phân tử 18
2.5.2 Phân loại các chỉ thị phân tử 20
2.5.3 Tính ưu việt của chỉ thị phân tử 24
2.5.4 Những ứng dụng của chỉ thị phân tử 25
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 28
3.1 Địa điểm nghiên cứu 28
3.2 Thới gian nghiên cứu 28
3.3 Vật liệu nghiên cứu 28
3.3.1 Các giống lúa nghiên cứu 28
3.3.2 Các chỉ thị phân tử và hóa chất thí nghiệm 28
3.3 Nội dung nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm 30
3.4.2 Phương pháp đánh giá ngoài đồng ruộng 32
3.4.3 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo 35
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 36
Phần 4 Kết quả và thảo luận 37
4.1 Kết quả 37
4.1.1 Nội dung1: Đánh giá đa dạng di truyền các dòng lúa đột biến. 37
4.1.2 Nội dung 2: Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các dòng
lúa đột biến, xác định dòng lúa triển vọng. 40
4.1.3 Nội dung 3: Đánh giá về khả năng kháng bệnh bạc lá của các dòng lúa
triển vọng. 52
4.2 Thảo luận 56
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Kiến nghị 58
Tài liệu tham khảo 59
Phụ lục 64
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp gây đột biến trong việc cải tạo các đặc điểm nông
học chính ở lúa như: năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu.... là một trong
những phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt Nam.
Những năm gần đây, các nhà chọn giống đã sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn
giống cây trồng rất có hiệu quả, đặc biệt trong sàng lọc và phát hiện các tính
trạng khó định lượng, ngay từ giai đoạn sớm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
đã ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ tia gamma và chỉ thị phân tử để cải tạo dòng lúa
thuần kháng bệnh bạc lá BT62.1. Đây là dòng lúa mang gen kháng bệnh bạc lá (
Xa7, Xa21), chất lượng gạo ngon, ngắn ngày, dễ canh tác nhưng có năng suất
thấp, cần được cải tạo. Hạt khô của dòng lúa BT62.1 đã được chiếu xạ bằng tia
gamma, ở liều lượng 300 Gy, nguồn Co60, tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Các thế hệ M1 đến M5 được đánh giá và chọn lọc trên ruộng thí nghiệm của bộ
môn Đột biến & Ưu thế lai, viện Di truyền Nông nghiệp. Thế hệ M1 được thu
hỗn để trồng ở vụ tiếp theo. Thế hệ M2-M4, các đột biến được thu cá thể và trồng
đánh giá theo dòng. Thế hệ M5, các dòng đột biến được đánh giá bằng chỉ thị
phân tử để sàng lọc các dòng lúa đột biến mang gen kháng bệnh bạc lá và lây
nhiễm bệnh nhân tạo với vi khuẩn gây bệnh bạc lá. Kết quả đánh giá sự sai khác
di truyền của 40 dòng lúa đột biến kháng bệnh bạc lá ở thế hệ M5 cho thấy giữa
các dòng đột biến có sự sai khác di truyền và có sự khác biệt với dòng gốc ban
đầu BT62.1. Qua đánh giá một số đặc điểm nông, sinh học chính, đề tài đã chọn
lọc được 8 dòng lúa đột biến triển vọng ở thế hệ M5 ngắn ngày, chất lượng và
khả năng kháng bệnh bạc lá tương đương giống ban đầu nhưng năng suất đã
được cải thiện hơn. Trong đó, 2 dòng M24 và M33 cho năng suất cao nhất (trên 7
tấn/ha). Các dòng lúa đột biến triển vọng này sẽ được tiếp tục đánh giá ở các thế
hệ tiếp theo.

ABSTRACT
Mutation technique is very effective for improving main agronomic
characteristics such as yield, quality and resistance to diseases and pests. It is
well-known not only in worldwide but also in Vietnam. In recent years, the
marker - assisted selection (MAS) strategy have been used for selection of traits
that are difficult and costly performed measurement and score. In this study, we
present the works on the application of gamma ray irradiation and MAS
technique for improving of Bacterial Leaf Blight (BLB) resistant rice variety
BT62.1. This variety is short growth duration, high quality, easily cultivation and
bacterial leaf blight resistance (carrying Xa7 and Xa21 genes), but low yield and
needs to be improved. BT62.1 dry seeds were treated with 300 grey of Cobalt-60
gamma rays. Irradiated seeds were grown in experiment field of Mutation and
Heterosis Division, Agriculture Genetics Institute. All M1 individuals were
harvested separately for next season. From M2 to M4, mutant lines were also
collected and planted in family. In M5, all mutant lines were breeded by MAS.
Then they were inoculated for resistance to bacterial leaf blight and evaluated of
main agronomic traits. The mutant lines, with resistant genes and good traits
were kept breeding for stable and diversity analysis. The results of evaluation of
genetic similarity and cluster analysis showed that genetic diversity in 40 mutant
lines and original variety; Eight promising mutant lines of M5 generation retained
as short duration, good quality, bacterial leaf blight resistance as original
varieties but they have the higher yield than the original ones. Out of which, 2
mutant lines M24 and M33 have the highest yield (more than 7 tons/ha). These
promising mutant lines are selected for further evaluation.
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính đảm bảo an
ninh lương thực, ổn định xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới và được trồng tập
trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Ở nước ta, lúa gạo
không chỉ là nguồn lương thực tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng. Sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2013 đạt 496,3 triệu tấn, tăng
1% so với năm 2012. Trong đó, sản lượng lúa tại châu Á ước tính đạt 450,6 triệu
tấn, tăng khoảng 1,1% so với năm 2012 (FAO, 2013).
Ngày nay, dân số ngày càng tăng nhanh đang gây áp lực lớn đến nền nông
nghiệp toàn cầu và đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
(Bùi Thị Kim Vi và cs., 2011). Diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác
lúa giảm nhanh do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, bên cạnh quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Một vấn đề đáng quan
tâm là ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn... làm sản lượng lúa bị sụt giảm đáng kể. Bệnh bạc lá gây ra bởi
Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) là một trong những bệnh nghiêm trọng
nhất ở lúa, gây thiệt hại đến năng suất của nhiều giống lúa trên khắp thế giới
(Leung và cs., 2004). Đặc biệt là ở các nước Châu Á, bệnh bạc lá ở lúa là bệnh
rất phổ biến, nó có thể gây thiệt hại tới trên 50% năng suất lúa (Adhikari và cs.,
1994). Việc giảm năng suất lúa như vậy cần được hạn chế tới mức thấp nhất để
đáp ứng nhu cầu về lúa gạo của thế giới (Latif và cs., 2011). Việc chọn tạo các
giống lúa có phổ kháng rộng là rất cần thiết để cải thiện tính kháng bệnh bạc lá ở
lúa. Các gen kháng có thể đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh. Các gen kháng
bệnh ban đầu được đưa vào nền di truyền duy nhất mà có thể tạo ra tính kháng
bền vì nhiều gen kháng được tích hợp vào các kiểu gen đơn (Koide và cs., 2010).
Gần đây, kỹ thuật MAS (Marker-assisted selection) đã được ứng dụng thành
công và được triển khai rộng rãi trong chương trình chọn giống. Mới đây, các
nhà chọn tạo giống đã sử dụng MAS để chọn lọc các tính trạng kiểm soát bởi
nhiều locus (QTLs), chẳng hạn như các tính trạng chống chịu bệnh và các tính
trạng phi sinh học (chịu hạn, chịu mặn,…). MAS là kỹ thuật sử dụng các chỉ thị
(marker) liên kết với các tính trạng đặc hiệu để chọn lọc các cá thể mang các tính
trạng mong muốn đó trong quần thể phân ly một cách nhanh chóng và hiệu quả,
có thể thực hiện được ngay ở giai đoạn cây mạ, đẩy nhanh sự phát triển các dòng
trong chương trình chọn tạo giống. Marker hỗ trợ trong chọn tạo giống (MAS)
cho phép xác định nhiều gen kháng ở cây trồng (Akhtar và cs., 2010). Các
marker sử dụng trong MAS dựa trên nguyên tắc PCR đó là chỉ thị SSR. Có rất
nhiều chỉ thị SSR được sử dụng để cải tiến di truyền đối với thực vật nói chung
và cây lúa nói riêng (McCouch và cs., 2001). Các marker này có vai trò quan
trọng trong MAS, đặc biệt là đối với việc chọn lọc gen kháng (Liu và cs, 2003).
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra được 40 gen kháng bệnh bạc lá ở cây
lúa trồng và lúa hoang dại (Gu và cs., 2008; Ninox-Lui và cs., 2006; Singh và cs.,
2001; Wang và cs., 2009; Kim và cs., 2015). Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật
marker phân tử hỗ trợ trong chọn tạo giống lúa đang được sử dụng rộng rãi do
thời gian ngắn hơn, việc chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử hiệu quả hơn và đáng tin
cậy hơn chọn lọc kiểu hình.
Phương pháp gây đột biến để chọn tạo giống cây trồng mới là một trong
những phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Cho
đến nay, hơn 90% các giống đột biến trên Thế giới được tạo ra nhờ việc sử dụng
tia X và tia gamma. Theo thống kê của FAO/IAEA năm 2012, đã có trên 3400
giống cây trồng mới được tạo ra bằng các tác nhân vật lý và hóa chất. Việt Nam
đã chọn tạo được hơn 55 giống cây trồng đột biến trong đó có 32 giống lúa đột
biến.
Kết hợp giữa phương pháp gây đột biến thực nghiêm và kỹ thuật MAS để
chọn tạo các dòng lúa đột biến mới mang những đặc tính nông sinh học tốt như:
năng suất cao, chất lượng tốt và mang gen kháng bệnh bạc lá là hoàn toàn có thể
thực hiện được.
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề
tài“Ứng dụng chỉ thị phân tử trong sàng lọc nguồn vật liệu lúa đột biến mang
đa gen kháng bệnh bạc lá "
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá và chọn lọc được tập đoàn vật liệu các dòng lúa đột biến mang
gen kháng bệnh bạc lá để sử dụng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho nghiên cứu
và chọn tạo giống lúa năng suất, chất lượng và kháng được bệnh bạc lá.
Chọn lọc được dòng lúa độtbiến triển vọng có tiềm năng năng suất và
kháng bệnh bạc lá
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Ứng dụng phương pháp chỉ số vào quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghệ thông tin 2
S Nghiên cứu chế tạo một số bộ kit miễn dịch ứng dụng chẩn đoán sớm các chỉ thị kháng thể ( IgA, IgG ) Luận văn Sư phạm 2
C Ứng dụng mô hình toán diễn toán lũ lưu sông Vệ trạm An Chỉ Luận văn Sư phạm 0
D Nhận dạng cử chỉ bàn tay ứng dụng trong điều khiển thiết bị điện gia dụng Công nghệ thông tin 0
O Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian củ Khoa học Tự nhiên 0
T Phương pháp chỉ số và ứng dụng trong phát hiện khoáng chất sét, oxit sắt Luận văn Sư phạm 0
M Ứng dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu phục vụ cho việc vạch tuyến mở đường vùng vành đai biên giới Khoa học Tự nhiên 0
B Ứng dụng chỉ thị phân tử liên kết gần trong chọn giống lúa chịu ngập chìm Khoa học Tự nhiên 0
M Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN để xác định alen kháng mặn, hạn ở một số giống lúa địa phương Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
A Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ứng phó với biến đổi khí hậu Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top