daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

PHẦN MỞ ĐẨU
1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về từ, từ vựng - trƣờng từ vựng
1.1.1 Từ
1.1.1.1Định nghĩa
1.1.1.2Phân loại
1.1.2 Từ vựng - trường từ vựng
1.1.2.1Từ vựng

1.1.2.2Trường từ vựng
1.2 Vài nét về vùng đất Nam bộ
1.2.1 Địa lí Nam bộ
1.2.2 Lịch sử Nam bộ
1.3 Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
1.3.1 Tiểu sử
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TRƢỜNG TỪ VỰNG SÔNG NƢỚC NAM BỘ TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
2.1 Khái niệm trƣờng từ vựng sông nƣớc
2.2 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét về mặt ngữ nghĩa
2.2.1 Nhóm từ chỉ địa hình sông nước

2


2.2.2 Nhóm từ chỉ các trạng thái, tính chất của sông nước
2.2.3 Nhóm từ chỉ các phương tiện, công cụ cho việc đi lại sông nước
2.2.4 Nhóm từ chỉ các hoạt động, trạng thái, tính chất của các phương tiện sông nước
2.2.5 Nhóm từ chỉ hoạt động sinh hoạt vùng sông nước
2.2.6 Nhóm từ chỉ các ngành nghề truyền thống của vùng sông nước
2.2.7 Nhóm từ chỉ các công cụ đánh bắt
2.2.8 Nhóm từ chỉ các hình thức đánh băt
2.2.9 Nhóm từ chỉ tên thực vật vùng sông nước
2.2.10 Nhóm từ chỉ tên động vật vùng sông nước

2.2.11 Nhóm từ chỉ món ăn vùng sông nước
2.2.12 Nhóm từ chỉ các địa danh
2.3 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét theo phƣơng thức cấu tạo
2.4 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét theo nguồn gốc và phạm vi sử dụng
CHƢƠNG 3: TRƢỜNG TỪ VỰNG SÔNG NƢỚC VỚI NỘI DUNG ĐƢỢC PHẢN
ÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
3.1 Sông nƣớc với sinh hoạt của con ngƣời Nam bộ
3.2 Sông nƣớc với cuộc chiến tranh chống Mỹ của ngƣời Nam bộ
3.3 Sông nƣớc với nguồn thực phẩm vô giá của ngƣời Nam bộ
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

4


1. Lí do chọn đề tài
Khi nói về ngôn ngữ và văn hóa, Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “Giữa tiếng nói

của một dân tộc với nền văn hóa của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất
định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy về thế giới của cộng đồng
dân tộc, mà văn hóa dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy”
[13; tr. 287]. Thật vậy, trong lịch sử nhân loại nói chung thì tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ
với văn hóa rất lớn. Ngôn ngữ là nguồn chất liệu quan trọng giúp con người có những
hiểu biết về nền văn hóa của chính vùng đất nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên.
Được hình thành chủ yếu trên một vùng đồng bằng sông nước, vốn từ Nam bộ,
ngoài những từ toàn dân còn có những từ riêng của phương ngữ Nam bộ thể hiện được
nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước. Đó là nhóm từ vựng sông nước Nam bộ. Vốn
từ đặc trưng này không chỉ bó hẹp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của con người Nam bộ
mà còn được đi vào trong văn chương qua ngòi bút khéo léo của những tác gia văn học.
Trong số đó phải kể đến tác giả Nguyễn Quang Sáng.

Được sinh ra trong thời kì khá ác liệt của cuộc chiến tranh giành độc lập, ngoài vai
trò là chiến sĩ, Nguyễn Quang Sáng còn là một nhà văn. Tuy gặp không ít những khó
khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt cũng như là quá trình sáng tác nhưng Nguyễn Quang
Sáng vẫn không ngừng cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Bằng chứng là ông đã đạt
được nhiều giải thưởng văn học ngay từ những năm 1959. Qua quá trình lao động không
ngừng, cho đến nay nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã góp vào kho tàng văn học rất nhiều
tác phẩm thể hiện được nét văn hóa đặc thù của Nam bộ, đó là nét văn hóa mang đậm
màu sắc sông nước Nam bộ.
Ai đã từng tiếp cận với tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chắc hẳn sẽ không quên
khung cảnh khá quen thuộc của vùng sông nước Nam bộ. Đó là những hoạt động chiến
đấu, đi lại, buôn bán, đánh bắt cá trên những chiếc ghe, xuồng, tàu, thuyền,... Hay trong
những bữa ăn gia đình sông nước Nam bộ lúc nào cũng có cơm kèm theo các món ăn từ

như cá kho khô, canh chua,.. Trong tiệc rượu thì cũng có những món từ những nguồn liệu
có sẵn của quê hương sông nước như khô sặc, khô sình, hay các loại cây trái Nam bộ:
xoài, chùm ruột, cóc, ổi,... Đọc tác phẩm Nguyễn Quang Sáng, người đọc còn thấy được
5


những địa hình của vùng sông nước như sông, bờ, kênh, rạch,... Tất cả cho ta thấy được
một đặc trưng sông nước trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
Với tấm lòng yêu mến, muốn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa sông nước
Nam bộ, chúng tui quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài:“Trường từ vựng sông nước
Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”. Hy vọng với đề tài này,
chúng tui sẽ có thêm được những hiểu biết mới về trường từ vựng sông nước Nam bộ,

cũng như là giá trị sử dụng của chúng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng và
phương ngữ Nam bộ nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang
Sáng” là đề tài chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu và rộng, tuy nhiên có không ít
những công trình liên quan đến đề tài này:
Đầu tiên, là hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, trước
hết là các công trình nghiên cứu của GS.TS Đỗ Hữu Châu về từ vựng như Cơ sở ngôn
ngữ học từ vựng, Từ vựng ngôn ngữ tiếng Việt hay quyển giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt. Trong số đó quyển giáo trình Từ vựng học tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu giúp
cho học sinh có thể dễ dàng học tập và tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề từ vựng trong tiếng

Việt. Ở công trình này tác giả đã có đến bảy chương phân tích khá chi tiết và ngoài những
phần nội dung chính, sau mỗi chương đều có phần hướng dẫn học tập nhằm góp phần
giúp người học củng cố lại những kiến thức cơ bản. Trong số bảy chương viết trên, tác giả
cũng có một chương viết về trường từ vựng – ngữ nghĩa. Ở chương này, tác giả đã tập
trung viết về bốn vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất là khái niệm về trường từ vựng – ngữ
nghĩa trong đó bao gồm phần khái niệm chung về trường từ vựng - ngữ nghĩa kèm theo
những vấn đề về trường biểu vật và trường biểu niệm. Tác giả định nghĩa về trường từ
vựng ngữ nghĩa như sau:“Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định
trong từ vựng của một ngôn ngữ nhờ vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [5; tr.
127]. Vấn đề thứ hai, tác giả đi vào phân tích về vấn đề “trường nghĩa và ngôn ngữ văn
chương”, trong đó tác giả phân tích sâu về trường biểu vật và trường biểu niệm được thể
hiện trong ngôn ngữ văn chương. Vấn đề thứ ba, tác giả Đỗ Hữu Châu đi vào phân tích

6


trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính), và định nghĩa về trường nghĩa ngang như
sau: “Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ ngữ có thể kết hợp với một từ ngữ nào
đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được một cách
bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ” [5; tr.137]. Đến vấn đề cuối cùng tác giả
tập trung vào trường liên tưởng ngôn ngữ văn chương. Ở vấn đề này, tác giả đi vào giải
thích vấn đề liên tưởng trong văn học từ đó nêu lên định nghĩa như sau: “Khi từ ngữ của
cả dân tộc hay một người có sức gợi liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của
một trường liên tưởng” [5; tr. 142]. Tiếp theo đó, tác giả còn nên lên những đặc tính của
trường liên tưởng, trong đó bao gồm tính đồng nhất, tính dân tộc, tính thời đại, tính cá

nhân.
Cùng với nhiều công trình nghiên cứu của GS.TS Đỗ Hữu Châu thì tác giả Nguyễn
Thiện Giáp cũng có khá nhiều công trình viết về ngôn ngữ học nói chung và về từ vựng
học nói riêng. Ông được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu và được in thành sách
như: Từ vựng học tiếng Việt (Nxb. Giáo Dục); Dẫn Luận Ngôn Ngữ học (Nxb. Giáo
Dục) Từ và nhận diện từ tiếng Việt (Nxb. Giáo Dục); 777 khái niệm ngôn ngữ học
(Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội). Nhìn lại những công trình nghiên cứu của hai nhà ngôn
ngữ: Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiên Giáp, người đọc dễ nhầm lẫn về nhan đề Từ vựng
học tiếng Việt của hai công trình riêng biệt của hai tác giả này. Tuy nhiên do thời gian
nghiên cứu cũng như là quan điểm cảm nhận của mọi người khác nhau cho nên ở mỗi
công trình có những hướng phân tích khác nhau, từ đó mà nội dung phân tích cũng có
nhiều điểm khác nhau. Ở công trình Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D BÀI THI đối CHIẾU TRƯỜNG từ VỰNG màu sắc Luận văn Sư phạm 0
L Giảng dạy từ vựng y học cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Luận văn ThS. Ngôn ngữ học Văn hóa, Xã hội 0
D Khảo sát trường từ vựng, ngữ nghĩa về quê hương và thời cuộc trong Tuyển tập Mười năm của nhà báo Ph Văn học 1
N Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh Văn hóa, Xã hội 0
A Sử dụng trò chơi để nâng cao khả năng lưu nhớ từ vựng chuyên ngành cho sinh viên trường Cao đẳng Xây Luận văn Sư phạm 0
C Sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy từ vựng ở trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuật. D Ngoại ngữ 0
T Điển cứu về việc dạy từ vựng tại trường THPT Quảng Oai, Hà Nội. M.A Thesis Linguistics: 60 14 10 Ngoại ngữ 0
A Nghiên cứu về việc dạy và học từ vựng tiếng Anh của trường THPT Thác Bà. M.A Thesis Linguistics: 60 Ngoại ngữ 0
S Nghiên cứu về các hoạt động học từ vựng trên lớp tại trường THPT Đông Sơn I, Thanh Hóa. M.A Thesis L Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top