Link tải miễn phí Luận văn:Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Khu di tích phủ chủ tịch) :


Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí diểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Xác định giá trị của các di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) của Hà Nội đối với phát triển du lịch, đánh giá mức độ thu hút khách của các di tích của Hà Nội nói chung và của 3 di tích được đề cập cụ thể trong luận văn. Tiến hành khảo sát thực tiễn việc tổ chức quản lý (TCQL) các dịch vụ du lịch (DVDL) tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở các nguyên tắc về TCQL văn hóa và kinh doanh đánh giá mặt tích cực và hạn chế của hoạt động dịch vụ hiện có. Đề xuất các nguyên tắc tổ chức quản lý dịch vụ du lịch (TCQL DVDL) và đưa ra mô hình, định hướng việc TCQL DVDL nói chung và áp dụng vào 3 di tích tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có
tiềm năng và lợi thế so sánh đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch.
Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng và giá trị tài nguyên của
các di tích lịch sử-văn hoá (DTLSVH), nhất là từ khi Hà Tây được sáp nhập
vào Thủ đô. Tuy số lượng du khách đến Hà Nội tăng mạnh trong những năm
qua, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng ngành du lịch của Hà Nội chưa
xứng với tiềm năng và lợi thế của mình [41, tr.134]. Một trong những yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn, đem lại hiệu quả và là nhân tố, thế mạnh phát triển du
lịch của thủ đô là tài nguyên du lịch nhân văn mà trong đó, hệ thống
DTLSVH của Hà Nội đóng vai trò quan trọng.
Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý (TCQL) dịch vụ du
lịch (DVDL) tại các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội đã có hiệu quả nhất định,
song chưa phát huy hết tiềm năng giàu có của nguồn tài nguyên nhân văn vô
cùng lớn này của Hà Nội. Mặc dù các DTLSVH trên địa bàn Hà Nội đều đặt
dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng việc TCQL các
DVDL chưa có hệ thống, chưa thống nhất và chưa thực sự phong phú, nhiều
dịch vụ được thực hiện tự phát, nhằm đáp ứng nhu cầu đột xuất của khách
tham quan hay tổ chức du lịch. Tại nhiều di tích, nhiều DVDL lại do tư nhân,
cá thể không thuộc cơ quan quản lý thực hiện nên chất lượng dịch vụ thấp,
không phù hợp với giá trị di tích, trùng lặp ở nhiều di tích nên không đáp ứng
được nhu cầu của du khách, thậm chí còn gây phản cảm, ấn tượng xấu cho du
khách sau chuyến tham quan, khiến cho việc quảng bá, thu hút khách cũng
như hiệu quả kinh tế trong việc phát huy di tích bị hạn chế. Chính vì thế, để
phát huy tiềm năng du lịch của Hà Nội, tăng cường hơn tính hấp dẫn của tài
nguyên du lịch nhân văn của thủ đô, cần nhanh chóng xây dựng được mô
hình TCQL các DVDL tại các DTLSVH sao cho có hiệu quả cao, để trước
mắt áp dụng thí điểm với một số điểm di tích tiêu biểu rồi từ đó rút kinh
nghiệm và nhân rộng ra các điểm di tích khác.
Đáp ứng yêu cầu đó, học viên chọn đề tài: Tổ chức và quản lý dịch vụ
du lịch tại các di tích lịch sử-văn hoá trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu
trường hợp Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch) cho luận
văn Thạc sĩ khoa học du lịch, với mục đích vừa là đề tài tốt nghiệp, vừa mong
muốn có được đóng góp thiết thực cho việc phát triển du lịch văn hoá trên địa
bàn Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề
khác nhau và có tiềm năng kinh tế rất lớn. Chính vì thế, trên thế giới đã có
nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, về các DVDL. Các công trình nghiên
cứu như: Tourism: A New perspective của Peter Burns, Andrew Holden do
NXB Prentice Hall, New Jersey xuất bản năm 1995; Tourism: Principles and
practice của Cooper C., Fletcher J., Gibbert D. do NXB Longman, New York
xuất bản năm 2000 hay Marketing tourism places của Gregory Ashworth &
Brian Goodall do NXB Routledge, New York xuất bản năm 1990 đã chỉ rõ
những nhân tố tạo nên nhu cầu của du khách khi đi du lịch, các dịch vụ đáp
ứng cho du khách từ đó làm cơ sở cho việc tổ chức các dịch vụ cho du khách
ở các điểm đến. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến việc
TCQL các DVDL tại các DTLSVH.
Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển muộn hơn nhưng đã có những
công trình nghiên cứu liên quan đến nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu
của du khách của từng vùng, miền cụ thể trên đất nước, từ đó đề ra các loại
hình dịch vụ phục vụ du khách. Các công trình nghiên liên quan đến đề tài
như: Luận án tiên sĩ của Lê Đức Thắng (1996) với đề tài: Quy hoạch các điểm
du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc văn hóa - lịch sử khu vực Hà Nội
[26]; Luận án tiến sĩ (1996) của Bùi Thị Nga với đề tài: Những giải pháp chủ
yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội [19]; Luận án tiến sĩ của Từ
Mạnh Lương (2003) với đề tài: Một số chính sách và giải pháp kinh tế - xã
hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch
sử - văn hoá của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước [16]; Giáo
trình quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch [17] của Lê Hồng Lý (chủ
biên), Dương Văn Sáu, Đặng Hòa Thu (2010);... Các công trình này chỉ ra các
nguyên tắc bảo tồn, và phát huy DTLSVH để phát triển du lịch trên khía cạnh
là điểm tham quan, là tài nguyên du lịch nhân văn. Một số công trình như Tổ
chức phục vụ các dịch vụ du lịch [18] của Trần Văn Mậu (2001), Nhu cầu của
du khách trong quá trình du lịch [6] của Đinh Thị Vân Chi (2004)… đã đề
cập đến các nguyên tắc tổ chức DVDL trong các cơ sở du lịch như nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi giải trí, và các dịch vụ bổ sung ở đó trên cơ sở các
nhu cầu của du khách khi đi tham quan, du lịch. Năm 2006, Viện Nghiên cứu
Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) đã thực hiện đề án: Tổ chức, khai thác
không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu DTLSVH thuộc thành phố Hà Nội
và phụ cận nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch thủ đô [38]. Đề án
này đã đề xuất một số nguyên tắc sử dụng kiến trúc và cảnh quan di tích để tổ
chức DVDL tại các DTLSVH, đề xuất việc quy hoạch cảnh quan, kiến trúc
một số di tích trong việc tổ chức dịch vụ du lịch. Ngoài ra, trong các tham
luận hội thảo khoa học về việc bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH, hay các
báo cáo tổng kết năm của các BQL di tích, việc tổ chức các dịch vụ thường
được đề cập đến ở khía cạnh biểu dương hay phê phán những mặt chưa được
hay tập trung vào việc đánh giá dịch vụ có phù hợp với di tích, có quảng bá
cho văn hóa không. Một số văn bản pháp luật về quản lý DTLS đã đề cập đến
việc quản lý các DVDL tại các DTLSVH ở Hà Nội. Không dừng lại ở việc kế


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamkimcuongpro

New Member
Re: Tổ chức và quản lý dịch vụ phục vụ du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Nội ( Nghiên cứu trường hợp

Link die rồi Ad ơi, mong Ad fix giúp nhé
 

phamkimcuongpro

New Member
Trích dẫn từ daigai:
nghiên cứu siêu tốc à?
Trước hết Thank Mod đã fix link giúp mình và Thank BQT diễn đàn đã sưu tầm và chia sẻ nhiều tài liệu tham khảo có chất lượng tốt. Thật sự mình rất thích sưu tầm tài liệu chuyên ngành và mình đang hướng dẫn KLTN của SV nên cần một số nguồn cho SV tham khảo thêm. Mong Mod thông cảm vì đã làm phiền nhé.
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ phamkimcuongpro:
Trích dẫn từ daigai:
nghiên cứu siêu tốc à?
Trước hết Thank Mod đã fix link giúp mình và Thank BQT diễn đàn đã sưu tầm và chia sẻ nhiều tài liệu tham khảo có chất lượng tốt. Thật sự mình rất thích sưu tầm tài liệu chuyên ngành và mình đang hướng dẫn KLTN của SV nên cần một số nguồn cho SV tham khảo thêm. Mong Mod thông cảm vì đã làm phiền nhé.


Mình chưa thấy có người thày nào như bạn, tải tài liệu hộ sv? Nghe hơi ảo...
 

phamkimcuongpro

New Member
[/quote]Mình chưa thấy có người thày nào như bạn, tải tài liệu hộ sv? Nghe hơi ảo...[/quote]
Ảo là sao hả bạn. Mình giao nhiệm vụ mà các bạn còn chưa viết được cái đề cương hoàn thiện đúng yêu cầu. Thôi thì có tài liệu nào nó gần với đề tài các bạn chọn mà có nội dung hay thì nên cho các bạn ấy đọc tham khảo, trên cơ sở đó các bạn viết cho đúng với đề tài của mình thôi. Thank bạn đã fix một số link nhé.
 

daigai

Well-Known Member
Mình chưa thấy có người thày nào như bạn, tải tài liệu hộ sv? Nghe hơi ảo...[/quote]
Ảo là sao hả bạn. Mình giao nhiệm vụ mà các bạn còn chưa viết được cái đề cương hoàn thiện đúng yêu cầu. Thôi thì có tài liệu nào nó gần với đề tài các bạn chọn mà có nội dung hay thì nên cho các bạn ấy đọc tham khảo, trên cơ sở đó các bạn viết cho đúng với đề tài của mình thôi. Thank bạn đã fix một số link nhé.[/quote]


Nếu không ảo thì thật đáng buồn. Đa số SV cũng lười toàn tải tài liệu về rồi modify đi. Bạn là giáo viên mà lại làm những điều này thì khác nào khuyến khích SV không sáng tạo?

Hay thay đổi tư duy đi. Đang làm ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ đó
 

phamkimcuongpro

New Member
Đúng là công nghệ hiện đại thì người học có rất nhiều kênh thông tin để tham khảo, nhưng tham khảo nguồn thông tin chính thống và có giá trị là điều nên làm. Bạn hiểu sai ý mình không phải là cho các bạn tham khảo nguyên trạng để cắt, dán. Mà cái mình muốn các bạn xem một cái dàn ý hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học để trên cơ sở đó xây dựng cái đề cương sát với đề tài đã lựa chọn. Hơn nữa có những tài liệu như diễn đàn mình đã chia sẽ thì GV như tụi mình cũng có thêm nguồn tài liệu để kiểm tra những nội dung các bạn ấy làm có thực sự là độc lập hay copy của người khác bạn à. Chia sẻ đến bạn nhé.
 

tctuvan

New Member
Dầu sao mình nghĩ cũng nên để mặc SV tự thân vận động. Họ hỏi gì thì mình hướng dẫn định hướng thôi.
Không nên đưa họ tham khảo làm mất tính sáng tạo. Đừng nên nghĩ dàn ý của thày đã là hoàn hảo, hãy để họ tự làm những thứ "ngông" một chút, mới đem lại những kết quả đột phá.
Mình từng đi học và thấy thày cô ở VN mình còn mang nặng tính áp đặt lắm. Hãy để SV thoải mái sáng tạo. Và thày cô hãy sẵn sàng cho điểm cao nếu sáng tạo đó là hữu ích.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D SKKN tổ chức học và chấm bài qua internet Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top