daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU.
Chóng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 10 năm, trong khoảng
thời gian đó nền kinh tế của chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong mọi lĩnh vực,
số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tăng lên như nấm. Để hoạt động tài chính
của các công ty được hiệu quả hơn, ở Việt nam đã xuất hiện một ngành hết sức mới mẻ,
đó là ngành Kiểm toán.
Kiểm toán thực hiện chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của
tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính để
từ đó tư vấn cho công ty được kiểm toán các phương hướng điều chỉnh về công tác kế
toán nói riêng và công tác quản lý của các cấp quản trị nói chung.
Để một cuộc kiểm toán thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó có thể coi chất
lượng kiểm toán là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Kiểm toán viên là người trực tiếp xác minh và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài
chính, họ phải là người có kỹ năng và khả năng nghề nghiệp, phải chính trực khách quan,
độc lập và phải tôn trọng bí mật. Trong đó, có thể coi tính độc lập của kiểm toán viên là
yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với kết quả kiểm toán. Điều này chứng tỏ vai trò của
tính độc lập đối với hoạt động kiểm toán là rất quan trọng.
Chính vì những lý do trên nên với tư cách là một kiểm toán viên tương lai em đã
chọn đề tài này để viết. Đây là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn vì
vậy em đã chia bài viết của mình thành hai phần chính:
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Em xin chân thành Thank thầy Đinh Thế Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành đề án
này!
Hà Nội tháng 4/2003
Sinh viên:
Nguyễn Thị Thanh Huệ
I. cơ sở lý luận
1.NHẬN THỨC VỀ KIỂM TOÁN VIÊN VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN.
1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của kiểm toán viên.
1.1.1.Thế nào là kiểm toán viên.
Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ về những người làm công tác kiểm toán cụ
thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế, kiểm toán viên phải là người có kỹ năng và khả
năng nghề nghiệp, phải có chính trực khách quan, độc lập và phải tôn trọng bí mật.
Theo quy chế về kiểm toán độc lập tại Việt Nam, kiểm toán viên phải là công dân
Việt Nam hay công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt nam, có đăng ký hành nghề
tại một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Công dân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện sau đây được công nhận là kiểm toán
viên và được phép đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập tại Việt Nam:
 Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất trung thực, liêm khiết, nắm vững luật pháp và chính
sách, chế độ kinh tế, tài chính, kế toán, thống kê của Nhà nước, không có tiền án,
tiền sự.
 Có bằng tốt nghiệp đại học hay trung học chuyên ngành tài chính, kế toán, đã làm
công tác tài chính, kế toán, đã làm công tác tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên(nếu
tốt nghiệp đại học) hay 10 năm trở lên( nếu tốt nghiệp trung học).
 Đã qua kỳ thi tuyển kiểm toán viên do hội đồng thi cấp Nhà nước và được Bộ
trưởng Bộ tài chính cấp chứng chỉ.
Để trở thành một kiểm toán viên thì cần có những yêu cầu sau:
Kỹ năng nghề nghiệp của kiểm toán viên: Kiểm toán viên phải có năng lực và kỹ năng
đặc biệt, có đầy đủ kiến thức cả về lý thuyết và thực tế có thể áp dụng cho công việc.
Kiêm toán viên có nghĩa vị phải duy trì trình đọ của mình trong suốt quá trình hành nghề,

kiểm toán viên chỉ nhận làm những việc mà bản thân hay hãng của mình đủ trình độ hoàn
thành công việc đó.
Đạo đức của kiểm toán viên: Kiểm toán viên là người trung thực, thẳng thắn và có lương
tâm nghề nghiệp, phải là người trong sáng công minh và không được phép để cho sự định
kiến thiên lệch lấn át tính khách quan.
Kiểm toán viên phải có thái độ vô tư, không bị các lợi Ých vật chất chi phối và điều đó
không phù hợp với tính khách quan chính trực.
Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tín của
bản thân và của hãng, phải tự kiềm chế những đức tính cẩn thận trong việc tiến hành và
lập các báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán viên phải có đức tính cẩn thận trong việc tiến hành kiểm toán và lập báo cáo
kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên không được vội vã quyết định điều gì. Luôn luôn phải
đánh giá các bằng chứng sẵn có một cách cẩn thận.
Tính độc lập của kiểm toán viên : Kiểm toán viên phải luôn tỏ ra có thái độ độc lập, vô tư,
khong được để cho các ảnh hưởng chủ quan hay khách quan hay chi phối của vật chất
làm mất đi tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán. Kiểm toán viên phải luôn
luôn tỏ ra có thái độ vô tư, độc lập trong khi tiến hành công việc cũng như khi lập báo cáo
kiểm toán.
Nếu có sự hạn chế về tính độc lập của kiểm toán viên thì kiểm toán viên phải tìm cách loại
bỏ sự hạn chế đó, nếu không được thì phải nêu vấn đề này trong báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán viên không có quyền lợi gì về kinh tế ở đơn vị mà kiểm toán viên đang nhận
làm kiểm toán.
Tôn trọng bí mật: Kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu
thập trong quá trình kiểm toán, không được để lé bất cứ thông tin nào cho người thứ ba
khi không có sự ủy quyền đặc biệt hay trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp yêu
cầu công bố.
Tôn trọng pháp luật: Trong hoạt động nghề nghiệp kiểm toán viên phải luôn coi trọng và
chấp hành đúng chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên
tắc chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.
Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về hoạt động nghề nghiệp

của mình và những nhận xét đánh giá của mình trong báo cáo kiểm toán.
Mặt khác hoạt động của kiểm toán viên độc lập cũng được luật pháp công nhận. Các ý
kiến nhận xét đánh giá của kiểm toán viên trong các báo cáo kiểm toán cũng thừa nhận về
cơ sở pháp lý.
Các chuẩn mực nghiệp vô : Kiểm toán viên phải tiến hành công việc nghiệp vụ của mình
theo những chuẩn mực nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với công việc đó. Phải thực hiện
công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn quy định trong chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam hay chuẩn mực quốc tế được Việt Nam chấp nhận và các quy
định pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong
quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại
những sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính. Ví dụ: Khi nhận được bản giải trình
của ban giám đốc đơn vị, kiểm toán viên không được thừa nhận ngay các giải trình đó đã
là đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giải trình đó.
Kiểm toán viên nói chung thường không phải để chỉ những người hoạt động trong
lĩnh vực kiểm toán độc lập mà còn bao gồm cả kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên
nội bộ.
Kiểm toán viên nội bộ: là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, họ có
thể là kế toán viên giỏi, những nhà quản lý có kinh nghiệm, những kỹ thuật viên có hiểu
biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán đặc biệt là các loại hình công nghệ, các
quy trình kỹ thuật, các định mức .Trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên nội bộ có thể là
những kiểm toán viên chuyên nghiệp như những giám định viên trong hệ thống kiểm toán
ở Tây Âu, các kiểm soát viên chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước và các đơn
vị công cộng hay các chuyên gia được các hội đong quản trị sử dụng trong ủy ban kiểm
toán.
Kiểm toán viên độc lập: là những người hành nghề kiểm toán, họ thường có hai chức
danh:
 Kiểm toán viên: thường là đã tốt nghiệp Đại học và sau hai năm làm thư ký ( hoặc
trợ lý) kiểm toán và tốt nghiệp kỳ thi tuyển kiểm toán viên để lấy chứng chỉ kiểm
toán viên.Trên thực tế, phải có khả năng độc lập thực hiện công việc kiểm toán cụ

thể.
 Kiểm toán viên chính: là người từng qua kiểm toán viên và qua kỳ thi nâng bậc. Về
chuyên môn họ phải có khả năng tổ chức một nhóm kiểm toán viên tiến hành
những công việc kiểm toán có quy mô lớn.
Những kiểm toán viên độc lạp được hành nghề trong một tổ chức (công ty) hoặc
vơi văn phòng tư tùy điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Kiểm toán viên nhà nước: là những công chức(viên chức Nhà nước) làm nghề kiểm toán,
họ được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phân công.Họ cũng được
xếp vào những bậc chung của công chức:
 Kiểm toán viên.
 Kiểm toán viên chính.
 Kiểm toán viên cao cấp.
Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng được quy định cụ thể tuỳ theo
từng nước nói chung cũng có sự gần gũi giữa các quốc gia và có các mối quan hệ tương
ứng với các chức danh của kiểm toán viên độc lập. Riêng kiểm toán viên cao cấp thường
giữ cương vị lãnh đạo cơ quan kiểm toán Nhà nước hay là những chuyên gia cao cấp có
chức năng và quyền hạn trong kiểm toán, trong tư vấn, thậm chí trong phán xử. tùy theo
quy định cụ thể của từng nước.
1.1.2. Chức năng và vai trò của kiểm toán viên.
1.1.2.1 Chức năng.
Kiểm toán viên là những người trực tiếp làm công tác kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên
có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến trên các báo cáo tài chính.
 Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý
của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính.
Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời , tồn tại và phát triển của hoạt
động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác
nhau tùy đối tượng cụ thể của kiểm toán là báo cáo tài chính hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể
hay toàn bộ tài liệu kế toán. Đối với các báo cáo tài chính, việc thực hiện chức năng này
trước hết được thể hiện ở sự xác nhận của người kiểm tra độc lập bên ngoài.
Việc xác minh cần có hai mặt:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top