natalielam06

New Member

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu về phong cách báo chí hài hước của Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan và Thảo Hảo





Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường phân ra ba hình thức gây cười, đúng ra là ba mức độ thể hiện nội dung của những tiếng cười.
Một là tiếng cười khôi hài, không có ý chế giễu ai: Kho tàng văn học trào lộng của chúng ta có khá nhiều loại truyện này ( tay ải tay ai, Cháy, ) Những tiếng cừơi ở đây đều ít sâu sắc, cười xoà xong thôi, hay nhằm vào những sai sót thường tình của con người, do ngẫu nhiên, vô ý hay do vụng về thô lậu mà ra, mang tính chất múa vui giải trí, thường gọi là cái cười thông tục.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y, ....
Các Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin – Những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, bên cạnh những tác phẩm khoa học, chính trị lớn của mình, cũng đã sử dụng tiểu phẩm báo chí như vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp.
Ở nước ta, do báo chí hình thành và phát triển chậm nên tiểu phẩm cũng ra đời muộn hơn so với các nước phương Tây. Vào những năm 20, tiểu phẩm đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo, tuy nhiên không nhiều và chưa tạo được sự chú ý của dư luận xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hai mặt.
Thứ nhất, các sản phẩm báo chí còn qúa ít trong khi trình độ văn hoá của cư dân còn thấp nên ảnh hưởng của báo chí trong xã hội rất hạn chế.
Thứ hai, chế độ thống trị hà khắc của bọn thực dân, phong kiến phản động cùng lưỡi kéo kiểm duyệt của bộ máy thống trị đươnng thời không cho phép báo chí chĩa mũi nhọn đả kích vào chính quyền thực dân- phong kiến. Trên thực tế, có lẽ phải đến những năm 30 của thế kỷ này, khi mà báo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm mới thực sự khẳng định vai trò, vị trí của mình là một thể loại báo chí có uy lực. Đặc biệt trong thời kỳ mặt trận dân chủ( 1936-1939) khi báo chí tiến bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai, tiểu phẩm thực sự có đất để cắm rễ và nở rộ.
Trong giai đoạn này, tác giả tiểu phẩm để lại dấu ấn được biệt sâu đậm trên mặt báo trong nước là Ngô Tất Tố(1892- 1954). Có thể nói, các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố làm thành một bộ biên niên sử của giai đoạn này, trong đó phản ánh đầy đủ những biến cố chính trị quan trọng, phơi bày bộ mặt thật sinh động và cụ thể của đủ mặt những kẻ thực dân tồi tệ, những tên quan trường phong kiến thối nát.
Ở nước ngoài, đầu những năm 20, Hồ Chí Minh dưới bút danh Nguyễn ái Quốc đã viết một loạt tiểu phẩm bằng tiếng Pháp, đăng tải trên tờ Người Cùng khổ do Người sáng lập và tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp. Đó là các tiểu phẩm: Thù ghét chủng tộc, Sở thích đặc biệt, Chế độ nô lệ “hiện đại hoá”,.... Hồ Chí Minh trở thành cây bút bậc thầy về thể loại này. Hàng trăm tiểu phẩm mẫu mực của Người dưới nhiều bút danh, đăng trên các báo. Trên các mặt báo, một số tác giả viết tiểu phẩm khá nổi tiếng, được nhiều người biết đến như: Xích Điểu, Hương Xuân, Lê Kim, Hữu Thọ,...
Có thể nói rằng, trong báo chí, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ và tần số xuất hiện ít hơn so với các thể loại: Tin, Phóng sự, Bình luận,... nhưng với sự ra đời và phát triển của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một vũ khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thù chính trị, là một phương tiện có tác dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ yếu của từng sự việc xấu cản trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần bồi dưỡng cái tốt đẹp và tích cực.
Tiểu phẩm báo chí hay tiểu phẩm văn học?
Tiểu phẩm là một thể loại có lịch sử khá lâu, có vị trí không kém phần quan trọng trong mối tương quan chung với các thể loại báo chí khác. Tuy nhiên, sự khái quát lý luận về thể loại này lại chậm. ở Liên Xô, đầu những năm 1930, tiểu phẩm chưa được coi là một thể loại báo chí. Mi- kha –in Cam – sốp- một nhà báo Xô Viết nổi tiếng đã nhìn nhận tiểu phẩm bên ngoài khuôn khổ của một thể loại. Ông coi tiểu phẩm có thể là ký, thơ châm biếm... nằm trong loại tác phẩm chính luận. Chỉ đến cuối những năm 50 của thế kỷ này, báo chí Xô -Viết mới chính thức thừa nhận tiểu phẩm là một thể loại báo chí đặc biệt trong bảng phân loại- thể loại tác phẩm mang tính châm biếm.
Đối với nước ta, tình hình nghiên cứu về tiểu phẩm nằm trong tình trạng chung là chưa phát triển. Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ về tiểu phẩm. Các ý kiến về tiểu phẩm nằm rải rác trong một số tác phẩm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu báo chí hay trong những phát biểu của các nhà báo có kinh nghiệm đăng tải trên các tờ báo, tạp chí. Nói chung các ý kiến, nhận định đã nhìn nhận một số đặc trưng khá cơ bản của thể loại này, song còn phiến diện hay chưa rõ ràng, đầy đủ.
Từ góc độ báo chí, xưa nay tiểu phẩm chỉ sử dụng mà ít được xem xét, đánh giá. Rất ít nhà báo phát biểu ý kiến về thể loại này. Xích Điểu, với kinh nghiệmcủa một nhà báo viết tiểu phẩm báo chí được đông đảo người đọc biết đến đã nhận xét như sau: “ Là thể loại vừa cho phép phát triển tính chất điển hình của văn học, vừa mang tính chất chân thật, khoa học và kịp thời của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả năng vạch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp sâu cay và châm biếmlàm cho người đọc vừa căm thù vừa khinh ghét cười vào mũi chúng”( Nhiều tác giả. Tập nghiên cứu bình luận chọn lọc về thơ văn Hồ Chủ tịch, Nxb. Giáo dục, H., 1978, tr.289). Khi nói đến tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh, tác giả viết: “ Có thể nói cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản tại Paris năm 1925 là một thiên tiểu phẩm dài” hay nói đúng hơn, là một tác phẩm gồm nhiều bài được sắp xếp theo một chủ đề thống nhất”.
Như vậy, theo ý kiến của Xích Điểu, cả về nội dung và phương pháp thể hiện, tiểu phẩm đều mang tính chất đặc trưng của tác phẩm báo chí. Nhưng tiểu phẩm cũng cho phép phát triển phương pháp điển hình trong sáng tạo văn học. Tính chất điển hình hoá của tiểu phẩm không được tạo nên do hư cấu mà nó được hình thành theo quy luật sáng tạo của nhà báo, nghĩa là qua sự chọn lọc, phân tích khách quan những sự kiện, vấn đề có thực trong cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm trên cơ sở ưu tiên nội dung chính trị, tư tưởng. “ Khả năng” cũng như là mục đích của tiểu phẩm là phê phán, châm biếm kẻ thù.Nếu coi tiểu phẩm báo chí có những đặc điểm trên thì việc xếp “Bản án chế độ thực dân Pháp” vào thể loại tiểu phẩmlà hợp lý.
Một vấn đề đặt ra là có hay không ranh giới giữa tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học. Như đã nhắc đến ở trên, không riêng gì tiểu phẩm mà “ nguồn gốc việc dùng các thể loại báo chí khác nhau và sự phong phú ngày càng lớn trong các thể loại là dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội nhiều mặt, căn cứ vào khả năng mỗi ngày một lớn hơn và căn cứ trên các nhiệm vụ nhiều mặt được giao phó cho báo chí. Lịch sử phát sinh của bất kỳ thể loại báo chí nào cũng đều chứng minh” ( Các thể tài báo chí, T2, Hội nhà báo Việt Nam, H, 1977, tr.4). Tất nhiên, mỗi thể loại tác phẩm báo chí ra đời đều tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi trong nền văn hoá để làm tăng khả năng thông tin hiệu quả của nó.Tiểu phẩm báo chí trong quá trình ra đời vận động, cũng tiếp thu các yếu tố, thủ pháp châm biếm, giễu cợt của văn học và văn hoá dân tộc. Điều đó không có nghĩa là trước khi tiểu phẩm báo chí ra đời đã có tiểu phẩm văn học mà thực tế chỉ có những yếu tố mầm mống của tiểu p...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top