baocongmoccong

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khổng Tử và thời đại Khổng Tử đã cách xa chúng ta hàng chục thế kỉ, thế nhưng những giá trị trong học thuyết của ông vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và nhìn nhận đánh giá lại cho phù hợp. Vấn đề sâu sắc nhất và trường tồn nhất trong học thuyết của ông đó chính là nhân sinh quan.
Nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử thể hiện bản chất con người, mối quan hệ con người với con người, trong đó những luận điểm về đạo đức, nhân, nghĩa thì thể hiện rõ tính thời đại, thời sự. Về những phương diện nào đó nhân sinh quan của Khổng Tử đã tạo động lực cho sự phát triển văn hóa - xã hội ở những nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Có những thời điểm lịch sử tư tưởng Khổng Tử là tư tưởng thống trị ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số các nước đồng văn khác. Ngày nay khi nhìn lại lịch sử chúng ta vẫn thấy ở nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử còn có những luận điểm có giá trị thời đại, chẳng hạn như lí tưởng về một xã hội đại đồng, xã hội mà xã hội chủ nghĩa đang vươn tới. Tư tưởng về người đứng đầu nhà nước phải nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc. Tư tưởng Khổng Tử cũng đề cập đến một kiểu gia đình hòa thuận, con cái hiếu kính với cha mẹ. Đây là những giá trị sâu sắc mà thế hệ sau nên tiếp thu.
Tác giả đề tài với tư cách là thế hệ đi sau, với niềm say mê tìm hiểu về tư tưởng Khổng Tử, xin góp phần hệ thống lại những quan điểm nhân sinh quan của Khổng Tử và đưa ra những nhận xét của mình về giá trị và hạn chế về những quan điểm đó. Chúng ta cần kế thừa tiếp thu những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu tố bảo thủ trong học thuyết đó để làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam.
Với những lí do trên chúng tui đã chọn đề tài:“Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử ” để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về tư tưởng triết học Khổng Tử từ trước tới nay thì đã có nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu ở những góc độ khác nhau.
Việc nghiên cứu về nền triết học và tôn giáo Trung Hoa trong cuốn lịch sử triết học Phương Đông, tập 1 của Nguyễn Đăng Thục, nhà xuất bản thành phố HồChí Minh có đề cập đến địa vị Khổng Tử - Nhà trí giả và nhà giáo dục văn hóa lớn trong lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh đó Nguyễn Đăng Thục còn nghiên cứu về triết học Khổng Tử xoay quanh vấn đề vũ trụ quan, thuyết chính danh, đạo nhân và đặc biệt là triết lí nhân sinh quan với đạo trung thứ và chữ nhân là trung tâm của nó.
Trong cuốn Khổng Tử của Lí Tường Hải, nhà xuất bản văn học cũng đã phân tích về tư tưởng triết học Khổng Tử, trong đó nổi lên vấn đề về triết lí nhân sinh quan, quan niệm về điều nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, đạo làm người quân tử.
Trong cuốn Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản văn hóa thông tin, phần nào nói lên thân thế, sự nghiệp, cuộc đời gian nan của Khổng Tử để từ đó ông quan niệm thế nào về con người, đạo làm người, bên cạnh thuyết chính danh, giáo dục, chính trị. Đặc biệt tác phẩm Tứ Thư của Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, nhà xuất bản quân đội nhân dân đã thể hiện tương đối đầy đủ tư tưởng của Khổng Tử về các vấn đề nhân sinh quan, đạo đức, thế giới quan…
Như vậy, có thể thấy nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Tuy nhiên chúng ta thấy việc trình bày, phân tích một cách có hệ thống những tư tưởng này vẫn còn rất cần thiết, ý nghĩa định hướng trong đối nhân xử thế ngày nay.
Kết quả mà các công trình đi trước đã đạt được là những tài liệu quý báu cho người làm đề tài này tham khảo, đóng góp một phần hiểu biết nào đó vào kết quả chung.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp có đưa ra những nhận định đánh giá, đề tài này nhằm mục đích đưa ra một cách có hệ thống những quan điểm nhân sinh quan của triết học Khổng Tử và một số ảnh hưởng của nó đến văn hóa xã hội Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu tham khảo và nhận thức của mình, tác giả đã tiến hành nghiên cứu với phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, logic, so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài này có mục tiêu là tìm hiểu và hệ thống lại những quan điểm nhân sinh quan của Khổng Tử. Trên cơ sở đó, tác giả với thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chỉ ra những giá trị cũng như là hạn chế của tư tưởng này. Qua đó, bằng hiểu biết và tài liệu thu thập được, tác giả của đề tài đã rút ra một số ảnh hưởng nổi bật của tư tưởng nhân sinh quan của Khổng Tử đối với văn hóa xã hội Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khổng Tử và triết học Khổng Tử
1.1. Đôi nét về thân thế và sự nghiệp Khổng Tử
1.2. Triết học Khổng Tử
Chương II: Tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử
2.1. Con người trong quan hệ với trời, mệnh trời và quỷ thần
2.2. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử
2.2.1. Vấn đề đạo đức
2.2.2. Vấn đề chính trị xã hội
Chương III: Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đối với xã hội Việt Nam
3.1. Khái lược về tư tưởng của Khổng Tử ở Việt Nam
3.2. Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đến xã hội Việt Nam
Còn tiểu nhân theo Khổng Tử đó là người hạ ngu, họ chỉ chú trọng tới lời nói mà không mau mắn ở việc làm, luôn là những kẻ ích kỉ, tư lợi cá nhân luôn ghen ghét với những kẻ hơn mình, họ là những người không có đạo đức, không biết sợ gì cả.
Có thể thấy rằng Khổng Tử đã lấy nhân, lấy đạo đức để làm ranh giới, phân chia thánh nhân, quân tử, tiểu nhân. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tư tưởng nhân của Khổng Tử vẫn mang giá trị tích cực trong việc giáo huấn đạo làm người.
Người có nhân thôi chưa đủ cần có lễ, lễ chính là những nghi lễ, qui phạm đạo đức thời Tây Chu. Nó gồm văn và chất. Để thực hành điều nhân con người cần có lễ, gạt bỏ dục vọng nén mình thực hành theo đúng lễ, ông khuyên con người giao thiệp với nhau bằng lễ, thể hiện tính văn hoá trong lối sống và giao tiếp của con người, lễ luôn chú trọng đến hai chữ thành và kính, là cơ sở tô điểm cho chữ nhân trở nên hợp lý hơn.
Con đường để thực hiện điều nhân và lễ đó là chính danh. Chính danh là danh và thực phù hợp nhau, danh là bản chất, là tên gọi chức vụ, địa vị, thứ bậc của một người thực, danh phải luôn đứng với thực bởi điều đó sẽ làm cho xã hội có trật tự kỷ cương.
Chính danh đề ra năm mối qua hệ lớn, mỗi mối quan hệ được gọi là luân gồm: Vua – tôi, cha- con, chồng - vợ, anh – em và bè bạn.Mỗi luân có những quy tắc chuẩn mực riêng như vua nhân từ, bề tui trung thành, cha hiền từ con hiếu thảo, chồng hoà vợ thuân, anh tốt em ngoan, bạn bè thì chung tín. Những cách sử sự được quy định trong vòng nhân, lễ.
Thông qua năm mối quan hệ đó đã bộc lộ tư tưởng của khổng tử về một trận tự xã hội có trên có dưới có kỷ cương phép nước, cách giao tiếp xử sự với người trên và người dưới như thế nào. Để thấy rõ triết học của ông là triết học khoa học về văn hoá và cách ứng xử giữa con người với con người. mặc dù con tồn tại nhiều hạn chế, như năm mối quan hệ này đã duy trì chế độ phong kiến khá lâu dài, nó đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội gò bó ép buộc khắt khe đối với con người nhất là người phụ nữ.
Tư tưởng nhân sinh quan của khổng tử đã ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Việt Nam. Khổng giáo vào Việt Nam từ rất sớm, với những đặc điểm về nhân sinh quan, coi trọng đạo đức , lễ nghĩa giữa con người với nhau, coi thường đời sống vật chất. Từ đặc điểm này cho thấy tư tưởng Khổng Tử phù hợp với nền cảnh xã hội phương Đông và Việt Nam - Một kiểu xã hội dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Xã hội Việt Nam truyền thống vốn chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, tất yếu hình thành nên nếp sống phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy nhân dân Việt Nam sớm hình thành nên một truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng do yêu cầu của công tác trị thủy. Cuộc sống nông dân, nông thôn bó hẹp trong lũy tre làng, tạo nên nếp sống an bần, nhân dân sống với nhau chủ yếu bằng tình nghĩa xóm làng. Như vậy, mối quan hệ dân làng trở thành nét điển hình trong văn hóa – xã hội truyền thống Việt Nam. Chính văn hóa dân làng đã tạo nên một sức đề kháng mạnh mẽ cho văn hóa – xã hội Việt Nam khi giao lưu, tiếp biến với các luồng văn hóa khác du nhập vào. Nó còn đóng vai trò như một lăng kính để khúc xạ các yếu tố văn hóa ngoại sinh mang màu sắc nội sinh. Chính vì thế Khổng giáo ở Việt Nam khác so với Khổng giáo ở Trung Quốc.
Với nền cảnh xã hội Việt Nam như đã trình bày ở trên Khổng giáo rất được coi trọng, vì nó có nhiều quan điểm phù hợp với tư duy, nếp sống của con người Việt Nam. Nó có ảnh hưởng sâu sắc, tạo nên một nền văn hóa – xã hội Việt Nam truyền thống với những nét đặc trưng riêng. Kiểu mô hình chính trị - xã hội truyền thống của Việt Nam là thể chế xã hội phong kiến quan liêu, tồn tại hơn nghìn năm ở Việt Nam, là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Mặt tích cực của mô hình xã hội này là đặt ra yêu cầu đối với người đứng đầu nhà nước (vua), phải là vị minh quân, nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc, điều đó tạo nên mối quan hệ hòa hợp giữa dân – làng với vua – nước; Trong giáo dục khoa cử, đề cao tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Gia đình truyền thống Việt Nam dưới ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử, là kiểu gia đình phụ quyền gây ra nếp sống trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, gia đình truyền thống Việt Nam có phần bình đẳng thuận hòa hơn, không đến nỗi khắt khe như trong yêu cầu của Khổng giáo. Con cháu thì phải hiếu thuận với cha mẹ, ông bà. Trong gia đình chữ hiếu được đề cao, được xem là đạo đức quan trọng. Hiếu cùng với nghĩa tác động vào văn hóa truyền thống Việt Nam làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta thành một thiết chế văn hóa trong tang lễ, thờ cúng người chết trong nếp sống dân làng với nhau, đề cao nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là quy tắc xử sự chung trong mối quan hệ dân làng.
Như vậy, chúng ta nên kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử, loại bỏ đi những yếu tố không còn phù hợp trong thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “ Tuy học thuyết của Khổng Tử có điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính thì mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Lênin dạy chúng ta như vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Doãn Chính, Dương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình, đại cương triết học Trung Quốc, nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội, 2002.
2. Nguyễn Đăng Duy, văn hóa học Việt Nam, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
3. Phan Đại Doãn, một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
4. Diane Morgan, triết học và tôn giáo phương Đông, nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2006.
5. Lý Tường Hải, Khổng Tử, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 2006.
6. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong, tứ thư, nhà xuất bản quân đội nhân dân, thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
7. Trần Đình Hượu, các bài giảng về tư tưởng phương Đông, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
8. I an. P.M.C Greal, những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông, nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 2005.
9. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006.
10. Hà Thúc Minh, đạo nho và văn hóa phương Đông, nhà xuất bản giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
11. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tập 1. 1997.
12. Nguyễn Khắc Thuần, thế thứ các triều vua Việt Nam, nhà xuất bản giáo duc, thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
13. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
14. Trần Quốc Vượng, văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 2001.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top