nic_1176

New Member

Download Tiểu luận Tiểu sử, thân thế và con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc miễn phí





 
MỤC LỤC Trang
Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử nước ta trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 3
Chương 2 Tiểu Sử và thân thế của Nguyễn Ái Quốc 9
Chương 3 Con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 13
Chương 4 Nguyến Ái Quốc đã tìm ra cho mình con đường cứu nước đúng đắn và sáng tạo . Nó có ý nghĩa rất lớn quyết định vận mệnh của cả một dân tộc và có ảnh rất lớn đến Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 40
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


Những người trong khách sạn cho đó là một việc lớn vì lần đầu tiên ông "vua đầu bếp" làm như thế.
Ngày 16-4-1915, Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Pôn (Paul), gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương, qua lãnh sự Người tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha mình. Dù sống xa cách muôn trùng dương, song tấm lòng hiếu thảo của người con vẫn hướng về cha già.
Khoảng cuối năm 1917, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp chấm dứt, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp. Người nhận thấy nước Pháp, nhất là thủ đô Pari, có những điều kiện khách quan thuận lợi cho hoạt độ
ở Pháp, Nguyễn Tất Thành sống hoà mình với nhân dân lao động Pari, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá nổi tiếng của Pháp (Macxen Casanh, Pôn Vâyăng Cutuyriê, Giăng Lôngghê...), tham gia Đảng xã hội Pháp - tổ chức tiến bộ nhất ở Pháp hồi bấy giờ bênh vực các nước thuộc địa.
Thời gian này, các nước Đồng minh thắng trận đang họp Hội nghị Vécxây để chia nhau quyền lợi. Nhiều đoàn đại biểu các dân tộc thuộc địa đến Pari để trình bày nguyện vọng muốn được độc lập. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) gửi đến hội nghị này bản yêu sách của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm:
1. Ân xá chính trị phạm người bản xứ.
2. Cải cách pháp luật ở Đông Dương để người bản xứ được bảo đảm về luật pháp như người châu Âu. Bãi bỏ tất cả những toà án đặc biệt.
3.Tự do báo chí và ngôn luận.
4.Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
6. Tự do lập trường học trong các tỉnh để dạy về kỹ thuật và nghề nghiệp cần thiết cho dân bản xứ.
7. Thay thế chế độ sắc lệnh bằng các đạo luật.
8. Bầu ra thay mặt thường trực người bản xứ làm việc bên cạnh Quốc hội Pháp để thông báo những nguyện vọng của nhân dân.
Kèm theo bản Yêu sách, Nguyễn ái Quốc còn gửi thư riêng cho các đoàn đại biểu Đồng minh dự hội nghị và tất cả nghị viên của Quốc hội Pháp. Bản Yêu sách trên được viết bằng ba thứ tiếng Pháp, Việt, Hán với nội dung như nhau. Nhận được thư và bản Yêu sách nhưng không có đại biểu nào trả lời. Sau này, khi nhìn lại việc làm này, Nguyễn ái Quốc khẳng định: "Cuộc đại chiến kết thúc, dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác, đã bị mê hay theo những lời tuyên bố rộng rãi của Uynxơn về quyền dân tộc tự quyết... Nhưng sau một thời gian nghiên cứu theo dõi, chúng tui nhận thấy rằng "chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn".
Tuy vậy, bản Yêu sách đã gây ảnh hưởng to lớn, vì được đăng trên các báo Nhân đạo và Dân chúng, đồng thời in thành truyền đơn phân phát trong các cuộc họp, mít tinh, gửi cho Việt kiều ở Pháp và gửi về nước. Bản truyền đơn chữ Việt với đầu đề "Việt Nam yêu cầu ca" được Nguyễn ái Quốc diễn đạt thành văn vần:
..."Một xin tha kẻ đồng bào,
Vì chung chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin pháp luật sửa sang,
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
Những toà đặc biệt bất công,
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.
Ba xin rộng phép học hành,
Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương.
Bốn xin được phép hội làng,
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.
Sáu xin được phép lịch du,
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.
Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.
Tám xin được cử nghị viên,
Chúng nhờ vạn quốc công dân xét tình...".
Bản Yêu sách... đã gây được ảnh hưởng không nhỏ đối với nhân dân Việt Nam. Họ được thức tỉnh, có ý thức đấu tranh cho những cải cách dân chủ để tiến tới được độc lập hoàn toàn. Thực dân Pháp hoảng sợ. Chúng truy tìm tác giả bản Yêu sách... Báo chí Pháp so sánh bản Yêu sách của Nguyễn ái Quốc như "quả bm đặt giữa tất cả những người Pháp ở Đông Dương". Nhưng không thể nói những lời yêu cầu ấy là không có tác dụng, bởi vì nó đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc ”.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (ngày 7-11-1917) lúc Nguyễn Tất Thành mới đến Pari. Tiếng vang của cuộc cách mạng này được anh chú ý. Tuy lúc đầu chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về Cách mạng Tháng Mười, song vốn có sự nhạy cảm về chính trị, lại có thực tiễn cuộc sống của nhân dân bị áp bức và ấp ủ từ lâu ý tưởng giải phóng dân tộc nên Người nhận thấy đây là một biến cố lớn "có sức lôi cuốn kỳ diệu". Sự nhận thức "cảm tính tự nhiên" ban đầu ấy lưu mãi ở Hồ Chí Minh một ấn tượng sâu sắc, "tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói có cơm ăn". Dần dần trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận, Nguyễn ái Quốc càng hiểu về Cách mạng Tháng Mười, về Lênin. ở Pari, Người đã tham gia những hoạt động ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, phản đối bọn đế quốc vũ trang can thiệp vào nước Nga Xôviết.
Ngày 25-12-1920, Nguyễn ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút tại phòng họp lớn của nhà Manegiơ ở thành phố Tua, cách Pari 237 km.
Tại Đại hội, Nguyễn ái Quốc được nhiệt liệt hoan nghênh, và là đại biểu Đông Dương đầu tiên. Người đã phát biểu ý kiến ngắn gọn, lưu ý Đại hội một vấn đề quan trọng là chống chủ nghĩa tư bản Pháp áp bức, bóc lột nhân dân thuộc địa; tố cáo tội ác của bọn thực dân ở Đông Dương và các nước thuộc địa khác và kêu gọi: "Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!".
Bọn mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn ái Quốc và tìm cách bắt, nhưng được đại biểu dự Đại hội bảo vệ, nên Người vẫn tham gia Đại hội đến cùng.
22 giờ ngày 29 tháng 12, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng xã hội ở lại Quốc tế thứ hai hay gia nhập Quốc tế Cộng sản. Kết quả phái tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản giành thắng lợi (chiếm 2/3 tổng số phiếu). Phái đối lập thất bại bỏ Đại hội ra họp riêng. Các đại biểu ở lại đứng lên hát vang bài Quốc tế ca. Nguyễn ái Quốc tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản.
Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ, người ghi biên bản tốc ký Đại hội, hỏi Nguyễn ái Quốc:
- Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?
- Rất giản đơn. tui không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tui hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa... Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tui muốn, đấy là tất cả những điều tui hiểu.
Hồi 2 giờ 30 phút ngày 30-12-1920, Nguyễn ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế Cộng sản tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giờ phút ấy, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản, là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trải qua gần 10 năm rời Tổ quốc đi đến nhiều nơi trên thế giới, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn ái Quốc - đã tìm ra con đường cứu nước duy nhất đúng đắn cho dân tộc mình: con đư...
 
Top