Download Tiểu luận Phát triển kinh tế Việt Nam theo lợi thế so sánh: Thực trạng và giải pháp

Download Tiểu luận Phát triển kinh tế Việt Nam theo lợi thế so sánh: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Lời Mở Đầu 2
A. Cơ sở lý luận 3
I.Một số quan điểm về lợi thế so sánh 3
1.Lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo 3
2.Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại 5
2.1 Lợi thế so sánh theo mô hình của trường Đại học Stanford Hoa kỳ 5
2.2 Lợi thế so sánh theo mô hình đàn nhạn bay ( The flying geese model) 5
II.Đánh giá lợi thế so sánh theo các quan điểm 8
1.Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo 8
2. Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm hiện đại 8
3 Phân tích một ví dụ về lợi thế so sánh của David Ricardo 9
4. Đánh giá về lợi thế so sánh theo các quan điểm của David Ricardo ở Việt Nam 11
B.Thực trạng ở Việt Nam 12
I. Những đặc điểm chung để phát triển kinh tế Việt Nam 12
II.Những lợi thế so sánh của Việt Nam 14
1.Những lợi thế so sánh tự nhiên 14
2.Những lợi thế so sánh tự tạo 17
III.Những bất lợi của Việt Nam 26
1.Những bất lợi về điều kiện tự nhiên 26
2.Những bất lợi về điều kiện tự tạo 26
IV. Phân tích ví dụ về lợi thế cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam 29
1. Những lợi thế. 29
2.Những bất lợi. 30
3.Một số ví dụ về hàng nông sản 30
C. Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam 33
I. Nhận xét 33
1.Ưu điểm về lợi thế kinh tế ở Việt Nam 34
2.Nhược điểm về lợi thế kinh tế ở Việt Nam 36
II.Một số giải pháp và kiến nghị 39
Kết Luận 45
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

gành từ năm 1990 đến 2008
NHẬN XÉT
- Qua biểu đồ các năm ta thấy được, nhìn chung tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP được phân bố tương đối phù hợp, tỷ trọng trong ngành Công nghiệp (phần biểu đồ màu tím) luôn chiếm phần đa. Năm 2005 và 2008 Công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng 41%, 41,6% trong tổng số GDP đóng góp, hơn hẳn năm 1990 và 1995 chỉ có 22,7% và 28,8%. Công nghiệp đang được dần chú trọng phát triển hơn trong bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
- Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ năm 1990 đến 2008 giảm từ 38,1% xuống còn 20,6%. Trong cơ cấu ngành Dịch vụ, nhìn chung tương đối ốn định, có sự biến động không đáng kể. Năm 1990 dịch vụ chiếm 38,6% đến năm 2008 là 38,7%. Nguyên nhân có sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế ngành như trên phụ thuộc vào từng thời kỳ. trong giai đoạn từ 1990 đến 1995, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang trong thời kỳ non trẻ nên phần lớn tập trung phát triển nông nghiệp với cây lúa nước lả chủ đạo. Sang giai đoạn của thế kỷ mới từ năm 2000, đất nước chuyển sang thời kỳ hội nhập mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp dần được chú trọng phát triển hơn, năm 2005 Công nghiệp đã vươn lên chiếm 41% trong tổng số đáng góp GDP của các ngành. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để trở thành một nước Công nghiệp phát triển đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía Chính phủ, Doanh nghiệp và nhân dân lao động. Làm được như vậy chính là chúng ta đã góp phần phát triển đất nước, và làm tăng lợi ích cá nhân và của cộng đồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Kế họach phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010
GDP bình quân dat 7,5 – 8%, phấn đấu dat trên 8% (theo so sanh GDP năm 2010 gấp 2,1 lần so với 2000)
GDP binh quân đầu người đến 2010: 1.050 – 1.100 USD (năm 2005 dat khoảng 600 USD)
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010:
-Nông, lâm nghiệpvà thủy sản khoảng 15 -16%
-Công nghiệp và xây dựng: 43 – 44%
-Các ngành dịch vụ: 40 – 41%
Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt khoảng 21 – 22% GDP
Tổng kim ngạch xuấ khẩu tăng 16%/năm
Tổng đầu tư xã hội chiếm 40%GDP (vốn trong nước chiếm 65%, vốn bên ngoài 35%)
( Nguồn
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế:
Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Về cơ cấu vùng kinh tế:
Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu:
Thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(tỉ USD)
Tỷ lệ tăng giảm
(%)
2006
40
24
2007
50
21.5
2008
65
29.5
Bảng 1.3 : Kim ngạch xuất khẩu năm 2006-2008
NHẬN XÉT
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 65 tỉ USD, tăng 25 tỉ USD tương ứng với 5,5% so với năm 2006. Sau khi mở cửa hội nhập với thế giới, việt nam tăng cường xuất khẩu đa dạng các loại mặt hàng, tăng cường đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân.
Sau đây là ví dụ về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam :
Bảng 1.4: Giá trị xuất khẩu hàng may Việt nam 1991-1998.
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Giá trị XK toàn quốc
2.087,1
2.580,7
2.985,0
4.054,3
5.200,0
7.255,8
8.850,0
8.910,0
Giá trị XK ngành may Việt nam
116,0
180,0
350,0
550,0
750,0
1.150,0
1.250,0
1.310,0
Tỷ lệ so với XK toàn quốc (%)
5,6
7
11,7
13,6
14,4
15,8
14,1
14,7
(Nguồn: Dự án qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, tr. 17.)
NHẬN XÉT :
- Qua biểu đồ ta thấy giá trị xuất khẩu hàng may Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt, tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1991, là 116,0 tr.USD chiếm 5,6% so với tỷ lệ xuất khẩu toàn quốc. Đến năm 1996 con số đó đã tăng lên là 1.150,0 tr.USD, chiếm 15,8% và đến năm 1998 là 1.310,0 tr.USD, tăng 160 tr.USD so với năm 1996. Hàng may mặc Việt Nam đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ, không chỉ hàng may mặc mà nhiều ngành sản xuất khác phục vụ xuất khẩu cũng đạt tỷ trọng cao. Bên cạnh đó chất lượng hàng may mặc của chúng ta cũng không thua kém các nước như Anh, Pháp, … cùng với việc luôn có sự thay đổi trong cả mẫu mã và chủng loại thì hàng Việt Nam luôn giữ vững được vị thế và ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình hơn trên thị trường quốc tế.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top