jyjy_myfriends

New Member
Download Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Chile

Download Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Chile miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
I. Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam 4
II. Tình hình nhập khẩu giày dép ở Chile 5
III. Yếu tố cạnh tranh của giày dép Việt Nam 8
IV. Cầu về mặt hàng giày dép ở Chile 14
V. Các ngành công nghiệp hỗ trợ 18
VI. Tổ chức, chiến lược công ty và sự cạnh tranh 21
Lời kết 26
Tài liệu tham khảo 27
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ất khầu giày dép Việt Nam đã tăng 369,2 lần, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác. Đó là một thành tựu đáng khích lệ của ngành da giày Việt Nam. Và trong thời kì hội nhập kinh tế mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên các thị trường lớn ngày càng tăng lên. Vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển đa dạng thị trường xuất khẩu là yêu cầu thiết yếu trong tương lai. Và Chile là một điểm dừng chân hấp dẫn cho Việt Nam. Trong những năm qua, như chúng ta đã thấy mặc hàng giày dép luôn là mặc hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất vào Chile, kim ngạch xuất khẩu của giày dép Việt Nam vào thị trường này tăng liên tục. Năm 2006 Chile là thị trường đứng thứ 5 nhập khẩu giày dép từ Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước đẩy mạnh hoạt động kinh tế, và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
III. Các yếu tố cạnh tranh của giày dép Việt Nam:
A. Yếu tố cơ bản:
1. Lao động:
1.1 Nguồn cung lao động:
Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam:
Nguồn nhân lực Việt Nam, gồm những người nằm trong độ tuổi lao động: Nam từ 15 – 60; nữ từ 15 – 55 tuổi đã được Bộ Luật Lao động quy định, có 42 triệu người, trong đó, thành thị 10 triệu người, nông thôn 32 triệu người.
Cơ cấu nguồn nhân lực:
Nhóm trẻ, từ 15 – 34 tuổi chiếm hơn 50%; nhóm người ở độ tuổi trung niên từ 35 – 54 tuổi chiếm hơn 42%. Số nhân lực cao tuổi chiếm khoảng 7%. Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng. Nếu được học văn hóa, đào tạo nghề, họ sẽ phát huy tác dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mỗi năm cả nước có trên dưới 200.000 sinh viên các trường đại học và cao đẳng ra trường, đây là nguồn cung cấp nhân lực có chất xám dồi dào cho xã hội, trong đó, có doanh nghiệp.
Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt và có tinh thần làm việc tích cực. Độ tuổi trung bình của công nhân là 24 và ngày càng có nhiều người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc bằng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, phần lớn là nhờ sự xuất hiện của nhiều trung tâm tiếng Anh.
Những năm vừa qua, thị trường lao động ở nước ta đã hình thành và đang phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào, thể hiện trên các mặt.
Về cung cấp lao động cho sự phát triển thị trường trong nước và quốc tế, đến năm 2005, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,4% dân số (trên 44 triệu người); chất lượng cung lao động ngày càng cao, lao động qua đào tạo chiếm 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.
Về cầu lao động, lực lượng lao động có việc làm năm 2005 là 43,46 triệu người, chiếm 97,9%, tỷ lệ tăng trưởng việc làm là 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 56, 79%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%, và khu vực dịch vụ chiếm 25,33%. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,09%, riêng khu vực thành thị là 5,31%.
1.2 Chi phí lao động:
Đối với doanh nghiệp trong nước:
Nhà nước quy định mức lương tối thiểu theo ba vùng:
Vùng 1: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng 2: Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng bm thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng 3: Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI:
Nhà nước cũng quy định địa bàn khu vực theo 3 vùng như đối với doanh nghiệp trong nước, nhưng mức lương tối thiểu cụ thể mỗi vùng là:
Vùng 1: Mức 1.000.000 đồng/tháng;
Vùng 2: Mức 900.000 đồng/tháng;
Vùng 3: Mức 800.000 đồng/tháng.
Điều tra của JETRO cho thấy, chi phí đầu tư ở Việt Nam thấp chủ yếu do lương trả cho nhân công thuộc loại thấp nhất khu vực. Theo nhận định, đây chính là điều hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.
Ví dụ:
Tại Nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hoá),. Tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc trong Nhà máy này bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam làm việc ở đây. Còn ở một số dịch vụ khác như: ngân hàng, y tế... có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở lên thuộc người nước ngoài
Chi phí thấp là một vũ khí cạnh tranh đầy mãnh lực. Doanh nghiệp Việt Nam, với lợi thế có nguồn lao động dồi dào, đơn giá rẻ, có thể sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ để tiêu thụ với giá cả mang tính cạnh tranh cao. Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
Tuy nhiên, chi phí thấp (như chi phí lao động) mới chỉ là sự khởi đầu của khả năng cạnh tranh Để tăng năng lực cạnh tranh, trong thời gian tới, các Doanh nghiệp da giày Việt Nam cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu. Các Doanh nghiệp trong nước cần thoát khỏi sự bị động về thiết kế mẫu mốt, đổi mới công nghệ sản xuất giày và tổ chức lại sản xuất, tạo thế mạnh thực sự trong khâu công nghệ.
Trên thực tế, những năm qua, một số doanh nghiệp da giày trong nước đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu song song với đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.
B. Yếu tố tăng cường:
1. Đầu tư cho máy móc thiết bị:
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), các doanh nghiệp ngành da giày đã đổ dồn đầu tư vào thiết bị, công nghệ và nhà xưởng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2001 - 2006 đạt trên 6.500 tỷ đồng. cải tạo và xây mới trên 2 triệu m2 nhà xưởng, với tổng vốn đầu tư lên đến 3.423 tỷ đồng.
Khu vực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hầu như có đủ tiềm lực để xây mới nhà xưởng, máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp với quy mô hợp lý, khép kín.
Các doanh nghiệp nhà nước và các liên doanh, đầu tư theo hướng tận dụng các cơ sở hiện cóvà cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ để hình thành nên nhà xưởng khang trang, phù hợp để bố trí thiết bị, công nghệ sản xuất giày.
Chẳng hạn như Công ty giày Bita’s, một trong những đơn vị chuyên l
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top