hoitamkiengiang

New Member

Download Tiểu luận Liệu hệ thống thông tin có thể cứu nguy cho công ty Thép Hoa Kỳ hay không miễn phí





MỤC LỤC
 
BÀI DỊCH CASE STUDY 3
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG 8
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 9
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ U.S STEEL: 9
3. PHÂN TÍCH 9
3.1. Áp lực cạnh tranh và các vấn đề khác mà U.S Steel đang phải đối mặt 9
3.1.1. Áp lực cạnh tranh 9
3.1.2. Các vấn đề khác mà U.S Steel đang phải đối mặt 10
3.2. Giải quyết thách thức: 11
3.2.1. Ra quyết định 11
3.2.2. Đưa ra giải pháp: 11
3.2.3. Lựa chọn giải pháp: 11
3.2.4. Vai trò của hệ thống thông tin: 11
3.2.5. Quá trình nâng cấp hệ thống thông tin: 13
4. ĐÁNH GIÁ: 17
4.1. Hiệu quả mà hệ thống mang lại: 17
4.2. Rủi ro của việc xây dựng hệ thống: 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

khi vào 5 năm trước đây con số này là 33 ngày.
Nhìn chung, toàn bộ hệ thống sản xuất này như một dòng chảy liên tục, làm cho công ty trở thành người dẫn đầu công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp. Theo lời của Michael Shanahan một nhà tư vấn của USS đến từ Boston Consulting Group, có một hệ thống quét các đơn hàng và kiểm kê hàng hóa vật tư ở một doanh nghiệp có dòng chảy sản xuất liên tục như thép thật là “đáng kinh ngạc”. Các hệ thống này có thể đi từ những cửa hàng, thông qua các cơ sở sản xuất thép của Mỹ và trung tâm dịch vụ của bên thứ ba để đến với khách hàng, để quản lý toàn bộ chuỗi cung cấp thông qua một hệ thống tích hợp duy nhất.
USS thành lập một công ty con được gọi là công ty kỹ thuật và tư vấn USS (nay gọi là UEC Technologies) vào năm 1969 để tạo thêm doanh thu từ công nghệ và dịch vụ đã được nội bộ USS phát triển. Sản phẩm chính của UEC là một hệ thống hoàn chỉnh đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp về kim loại, thủy tinh, bột giấy và giấy công nghiệp, nó là một bộ công cụ bao gồm các phần mềm sản xuất dây chuyền bán trên thị trường cùng với i2 Technologies, nó có thể giúp các công ty thép khác quản lý các nhà cung cấp của họ, và nó cũng là một công cụ giúp các công ty thiết lập một mạng nội bộ mở rộng cho khách hàng đặt hàng, kiểm tra tình trạng, trao đổi hợp đồng điện tử, và cung cấp vận chuyển thông tin. Để duy trì lợi thế với những đối thủ cạnh tranh của USS, UEC đã bán công nghệ có phiên bản cũ hơn phiên bản mà USS đang sử dụng. Theo giám đốc của UEC, Chris Navetta, dự án này đã đạt được siêu lợi nhuận.
USS vẫn tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin của mình. Có thể lấy một ví dụ như công trình Mon Valley, một trong bốn nhà máy của nó, nằm trên thung lũng sông Monongahela, 10 dặm về phía nam Pittsburgh. Nó được xây dựng vào năm 1875 và đã được nâng cấp vài lần kể từ đó, cuộc nâng cấp mới nhất xảy ra trong khoảng từ 1998-2000. Dự án náy lên tới 36 triệu USD với việc thay thế các máy tính điều khiển và các thiết bị cơ khí, chẳng hạn như bộ cảm biến laser chính là trung tâm của việc sản xuất thép hiện nay. Sản lượng của nhà máy đã tăng từ 270 tấn / giờ đến 335 tấn / giờ. Nó đã từng cần 9.300 nhân công ngành thép để xử lý các vụ nổ lò và máy ép, nhưng con số đó đã được giảm xuống chỉ còn 2.100 trong nhà xưởng dài nửa dặm này. Trong năm 2001, Cơ quan công nghệ sản xuất của Bộ Năng Lượng Hoa Kì đã phong tặng cho Mon Valley danh hiệu "nhà máy của năm."
Có phải việc sử dụng hệ thống thông tin đã giải quyết được những vấn đề của USS? Một hệ thống đầu tư chắc chắn đã giúp công ty có quá trình hoạt động hiệu quả, thống nhất việc mua và tìm nguồn nguyên liệu thô, và khuyến khích khách hàng với nhiều điều kiện thuận lợi khác. Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, điều này thể hiện rõ qua thời gian cần để sản xuất một tấn thép. Ở USS, trung bình 1 công nhân chỉ mất khoảng ba giờ là sản xuất đươc một tấn thép, trong khi tại Đức là 4 giờ (cao hơn 33%), Nhật Bản 4,5 giờ, và POSCO 4,8 giờ (cao hơn 63%). Tuy nhiên, ở một số nước như Ấn Độ 1 người mất 34 giờ, nhưng tỷ lệ lao động theo giờ của họ lại thấp hơn nhiều(so với USS). Bên cạnh đó, chi phí lao động của USS vẫn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như POSCO.
Nhiều nhà quan sát cho rằng một lý do khiến cho chi phí lao động của USS cao hơn so với đối thủ là do công ty đã chi 40 USD mỗi tấn cho các chi phí chăm sóc y tế và nghỉ hưu. Một thỏa thuận mới về lao động với Liên Minh Công Nhân Thép Hoa Kỳ đã giúp US Steel cắt giảm được cấu trúc chi phí của doanh nghiệp trong nước và giảm bớt số lượng nhân viên từ 28, 000 đến 22,000 vào ngày 31 tháng 12, 2003. Theo ông Daniel Ikenson, nhà phân tích thương mại cao cấp tại Viện Cato, một thành viên Đảng bảo thủ Washington, DC, đã nhấn mạnh rằng, "Vấn đề lớn nhất của US Steel là nó không có được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất như các đối thủ cạnh tranh nước ngoài." Ông Ikenson còn khẳng định US Steel hoạt động khá hiệu quả nhưng chỉ đơn giản là không đủ lớn mạnh để ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Một vấn đề khác đối với USS là Nucor và các nhà sản xuất thép khác của Mỹ sử dụng thép phế liệu để giảm chi phí nguyên vật liệu thô buộc USS phải sản xuất thép cao cấp từ than đá và sắt, những loại thép được sử dụng trong xe ô tô và các tòa nhà chọc trời. USS đã tuyên bố họ muốn kết hợp với Bethlehem Steel, Hãng Thép Quốc gia, và cũng có thể với Weirton Steel, nhưng chỉ khi chính phủ Hoa Kỳ chịu khoảng hơn 10 tỷ USD cho các chi phí về phúc lợi. Những "nhà máy mini" phản đối điều này bởi vì họ là những công ty nhỏ và không có các chi phí y tế và lương hưu như các công ty lớn hơn. Dan Dimiccod, CEOcủa Nucor, nói rằng U.S. Steel đề nghị là "không có gì hơn là một sự cố gắng để được chính phủ giúp đỡ phần chi phí còn lại cho một số công ty của ngành công nghiệp thép của Mỹ và những người đóng thuế."
Nếu tiếp tục so sánh USS với POSCO của Hàn Quốc có thể giúp giải thích các vấn đề của USS. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các công ty thép của Mỹ nằm gần các nguồn quặng sắt và than đá. Ngày nay một nửa chi phí để sản xuất một tấn thép giá $210 là để mua và vận chuyển nguyên liệu thô, trong khi năng lượng là 6%, lao động 6%, và các chi phí còn lại là 38 % gồm các yếu tố như bảo trì, công nghệ thông tin, và hành chính. Xu hướng hiện giờ, các công ty chọn lựa vị trí gần Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và bờ biển Địa Trung Hải, để giảm thiểu chi phí một cách tối đa.
Trong năm 1966, khi Hàn Quốc đang nỗ lực để hiện đại hóa và vượt ra khỏi các nước thuộc thế giới thứ ba, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thành lập một ngành công nghiệp thép, mặc dù nước này hầu như không có sắt hay than đá trong nước. Hàn Quốc đã đầu tư 296 triệu USD để thành lập công ty POSCO, và đã đặt nhà máy tại Pohang trên bờ biển Thái Bình Dương để hạn chế chi phí. Pohang có cảng sâu để đón các tàu chở hàng lớn nhất. Hàn Quốc sau đó đã xây dựng một cơ sở sản xuất thép thứ hai gần đó. Cơ sở vật chất này rất hiện đại, và 18 năm sau đó nó lại được nâng cấp. Năm 1999, theo Sang-Boo Yoo, Chủ tịch của POSCO, công ty đã thực hiện một dự án 247 triệu USD, được đặt tên là Process Innovation. Mục đích của nó là cho phép công ty sử dụng Internet vào mọi mặt hoạt động của công ty, bao gồm cả việc đăng kí và giám sát đội tàu gồm 44 chiếc. Năm 2000, POSCO đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, mặc dù nó đã bị vượt qua vào năm 2001 khi Arcelor đã được thành lập bằng cách kết hợp ba công ty lớn của châu Âu.
Chi phí của POSCO là khoảng $ 175 - $ 180 USD / tấn so với 240$ một tấn ở USS và khoảng $210 một tấn ở Arcelor. Ưu điểm của nó là vị trí gần biển và được thành lập trễ hơn so với các công ty khác, cho phép nó xây dựng trang thiết bị hiện đại và công nghệ thông tin ngay từ khi bắt đầu. Frank Voelker, Giám đốc điều hành của AlstomPower cho biết: những người đã làm việc cho cả POSCO và USS, nói rằng hệ thốn...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top