blogg_trang

New Member

Download miễn phí Đề tài Tiền lương - Sự ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính, từ đó hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính





 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1. Khái quát chung 2

2. Nội dung báo cáo tài chính 3

II. TIỀN LƯƠNG - SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

1. Tiền lương 6

2. Vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của tiền lương đối với báo cáo tài chính 9

3. Kết luận 15

KẾT LUẬN 17

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát cho các nhà quản trị và các nhà đầu tư ra quyết định.
Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trong bậc nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính. Thông qua các báo cáo tài chính mà các nàh quản trị đưa ra được quyết định, đánh giá và đoán cho các kỳ kế tiếp. Chất lượng của báo cáo tài chính ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và duy trì của doanh nghiệp. Trước vai trò và vị trí quan trọng của báo cáo tài chính, việc phân tích và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính là công việc cần được quan tâm và coi trọng. Trên thực tế trong suốt những năm qua, đặc biệt khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới (cơ chế thị trường), Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán.
Đứng trước tình hình chung, chúng em tham gia đề tài nghiên cứu khoa học với nội dung: "Tiền lương - Sự ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, từ đó hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính".
Mục tiêu đề tài: nhằm hiểu rõ hơn quá trình lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính.
Nội dung
I. Báo cáo tài chính
1. Khái quát chung
a. Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính
* Khái niệm:
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…)
* ý nghĩa:
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
- Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp cảu chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
b. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính; yêu cầu chỉ đạo của ngành, tổng công ty, các tập đoàn sản xuất, các doanh nghiệp liên doanh… có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.
2. Nội dung báo cáo tài chính
a. Bảng cân đối kế toán
- Bản chất và mục đích:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và các nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Kết cấu của bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn
+ Phần tài sản: * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
+ Phần nguồn vốn: * Nợ phải trả
* Nguồn vốn chủ sở hữu
- Căn cứ lập:
+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết: số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4.
+ Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước
+ Số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0)
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bản chất ý nghĩa:
Báo cáo "Kết quả hoạt động kinh doanh" là một váo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán.
- Kết cấu: gồm 3 phần
+ Phần I "lãi, lỗ": phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động. Các chỉ tiêu thuộc phần này đều được theo dõi chi tiết theo số quý trước, quý này và luỹ kế từ đầu năm.
+ Phần II "Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước": phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước gồm các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế, các khoản phí và các khoản phải nộp khác.
+ Phần III "Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa".
- Căn cứ lập:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
+ Sổ kế toán kỳ này các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
+ Sổ kế toán các tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước"
+ Sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Bản chất và ý nghĩa
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cao của doanh nghiệp; đồng thời là căn cứ để đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và đoán được luồng tiền trong kỳ tới.
- Kết cấu: gồm 3 phần
+ Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
+ Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
+ Lưu chuyển từ hoạt động tài chính
- Căn cứ để lập
+ Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
+ Căn cứ vào các tài liệu khác có liên quan
d. Thuyết minh báo cáo tài chính
- Bản chất và ý nghĩa:
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp; được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính củ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top