hachayvn

New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng trục lợi bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam



LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Tổng quan về hoạt động KDBH và trục lợi trong hoạt động KDBH 1
I. Vài nét về hoạt động kinh doanh bảo biểm . 1
1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm .1
2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1
3. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bảohiểm 2
II. Vấn đề trục lợi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm .2
A. Khái niệm trục lợi bảo hiểm 2
B. Ảnh hưởng của trục lợi bảo hiểm đối với hoạt động KDBH 3
1. Gây thiệt hại về tài chính cho các công ty bảo hiểm, ngăn cản sự phát triển ngành bảo hiểm. .3
2. Gây thiệt hại cho chính những người tham gia bảo hiểm 5
3. Gây thiệt hại cho nền kinh tế 5
4. Tạo ra các vấn đề bất bình ổn trong xã hội 7
C. Các hình thức trục lợi bảo hiểm 7
1. Khai tăng trị giá tổn thất 7
2. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm 8
3. Bảo hiểm trùng 8
4. Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm 9
5. Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng 9
6. Lập hồ sơ giả 10
7. Tạo dựng hiện trường giả 10
Chương II: Thực trạng trục lợi bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam 11
I. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 11
1. Tổng quan và thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam 11
2. Các nhân tố tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam 13
II. Trục lợi bảo hiểm - Thực tế đáng buồn 14
1. Trục lợi bảo hiểm gia tăng . .14
2. Thiếu cơ chế quản lý, chế tài xử phạt .17
III. Một số vụ trục lợi bảo hiểm điển hình xảy ra ở Việt Nam . 18
1. Trục lợi bảo hiểm tại công ty bảo hiểm PJICO – “cháy hàng rồi mới mua bảo hiểm” 19
2. Tự đốt ô tô để trục lợi bảo hiểm 24
3. Lợi dụng danh nghĩa của công ty bảo hiểm để đi lừa khách hàng 27
Chương III: Một số giải pháp cho vấn đề trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam .31
I. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm .31
II. Các giải pháp về phía cơ quan chức năng .33
III. Các giải pháp phối hợp đồng bộ .34
KẾT LUẬN 35
Tài liệu tham khảo 37
Chương I
Tổng quan về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và trục lợi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

I. Vài nét về hoạt động kinh doanh bảo biểm
1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí của bên mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố để chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi của bên này cũng chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập nên quan hệ mang tính hợp tác, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi có thể gây thiệt hại cho phía đối tác. Như vậy, những hành vi lừa dối nhằm gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được những quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm, chúng ta có thể coi là việc kiếm lời bất hợp pháp.

3. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm
a. Tình trạng của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động KDBH
Tình trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một nền kinh tế tăng trưởng ổn định có thể kéo theo sự phát triển mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì bảo hiểm không phải là một nhu cầu thiết yếu do đó nếu nên kinh tế phát triển thu nhập của người dân cao, khi các nhu cầu thiết yếu không còn là e sợ thì mọi người sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc mua bảo hiểm. Ngược lại một nền kinh tế ảm đạm, không có tăng trưởng thì khó mà có được sự phát triển mạnh của hoạt động kinh doanh bảo hiểm được.
b. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý cũng là một nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, một đất nước có môi trường pháp lý hoàn thiện, có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cho các công ty, giảm thiểu trục lợi có thể thu hút nhiều công ty nước ngoài hay các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường qua đó thúc đẩy thị trường phát triển.
c. Tình trạng trục lợi bảo hiểm.
Tình trạng trục lợi bảo hiểm có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều có thể làm mất lòng tin khách hàng vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn thế nữa trục lợi bảo hiểm cũng làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm thiệt hại lớn về tài chính.
d. Các nguyên nhân khác
Còn rất nhiều nguyên nhân có thể tác động đên hoạt động kinh doanh bảo hiểm như là thiên tai, thảm họa tự nhiên…….
II. Vấn đề trục lợi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
A. Khái niệm trục lợi bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
B. Ảnh hưởng của trục lợi bảo hiểm đối với hoạt động KDBH
1. Gây thiệt hại về tài chính cho các công ty bảo hiểm, ngăn cản sự phát triển ngành bảo hiểm
Hiện nay, bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp, tình trạng đầu cơ trục lợi đã khiến cho các công ty bảo hiểm không những bị thiệt hại nhiều về tiền của, thời gian mà còn gặp không ít khó khăn trong việc điều tra xác minh. Trong khi đó Việt Nam lại không có quy định nào buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin của khách hàng cho các công ty bảo hiểm nhân thọ. Để có được các thông tin cần thiết, tùy theo các mối quan hệ của mình, công ty bảo hiểm có thể tìm được những thông tin cần xác minh, nhưng thường các đầu mối thông tin đều “ngại” vướng vào việc tranh chấp giữa công ty bảo hiểm với người mua bảo hiểm (khách hàng).
Trong hoàn cảnh như thế, để chống trục lợi bảo hiểm, các công ty chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách thu thập các bằng chứng trong điều kiện có thể và thụ động chờ đợi sự phán xét của tòa án. Và cho dù công ty có thắng kiện đi nữa, thì thiệt hại mà công ty phải gánh chịu là rất lớn, từ chi phí in ấn hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc giao kết hợp đồng, chi phí khám sức khỏe đến lương phải trả cho nhân viên thẩm định hồ sơ, nhân viên lưu trữ, chi phí điều tra xác minh, chi phí và thời gian cho việc tố tụng tại tòa án...
Còn trong trường hợp công ty phát hiện có đầu cơ trục lợi nhưng không hể thu thập được các bằng chứng để từ chối yêu cầu đền bù, thì chỉ còn biết “cắn răng” chi tiền đền bù theo yêu cầu của những kẻ trục lợi. Và như vậy công ty Bảo hiểm đành phải chấp nhận bồi thường cho người trục lợi Bảo hiểm, công ty bảo hiểm không những không được lợi gì mà có thể phải chi ra một số tiền rất lớn để trả cho người bảo hiểm (gian lận), rồi phải trả cho những chi phí phát sinh trong quá trình điều tra, xác minh tổn thất, khiếu nại, tòa án… mà những chi phí này không phải là nhỏ, thậm chí có thể ngang bằng với số tiền bồi thường tổn thất.
Trục lợi bảo hiểm là một hiện tượng toàn cầu và đang gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. "Nếu tập hợp các hành vi trục lợi bảo hiểm trên toàn thế giới vào một doanh nghiệp thì doanh thu của doanh nghiệp này sẽ lớn hơn tổng doanh thu của 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới mà Tạp chí Fortune bình chọn hằng năm", ông Lê Song Lai, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) ví von như vậy.
Theo ông Lai, ở Nam Phi, từ 8 - 35% các khiếu nại bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi. ở Đức, con số này là 10%, New Zealand: 15%. Trục lợi bảo hiểm làm thiệt hại cho ngành bảo hiểm Mỹ mỗi năm 96 tỉ USD. Người ta thống kê rằng trong 4 vụ cháy nhà ở Mỹ có 1 vụ tự đốt nhằm trục lợi bảo hiểm. Do tình trạng trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nên mỗi gia đình Mỹ mất đi 200 - 300USD/năm. Người ta hy vọng rằng các biện pháp chống lại trục lợi Bảo hiểm ở Anh có thể tiết kiệm được cho các nhà Bảo hiểm khoảng 50-200 triệu Bảng mỗi năm. Nhìn vào con số về mức chi phí mà trục lợi bảo hiểm gây ra, ta có thể thấy rõ ràng nó đã tiêu tốn một khoản tài chính lớn của các công ty bảo hiểm.
2. Gây thiệt hại cho chính những người tham gia bảo hiểm
Gian lận Bảo hiểm đã tiêu tốn của các nhà bảo hiểm xấp xỉ 1.5 tỉ Bảng Anh một năm, hậu quả là mỗi đơn bảo hiểm phải tăng phí xấp xỉ 5%. Nhìn một cách toàn diện thì trục lợi bảo hiểm không chỉ gây thiệt hại cho những người tham gia bảo hiểm trung thực khác mà còn có thể gây thiệt hại cho chính người gian lận.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở một số hành vi trục lợi bảo hiểm như trong bảo hiểm y tế… Trên thực tế chúng ta đã từng thấy có những trường hợp cố tự gây thiệt hại cho sức khỏe của bản thân mình để mong nhận được một số tiển bảo hiểm từ công ty bảo hiểm. Ví dụ như trường hợp “tai nạn giao thông” của một trường hợp ở Hải Dương đã từng gây xôn xao dư luận. Họ có nhận thức thật nông nổi, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì một mục đích nào đó, hay chỉ vì hoàn cảnh cùng kiệt khó. Đây là một thực tế rất nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh mạng sống của họ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, khi hành động trục lợi bảo hiểm trót lọt thì điều này đồng nghĩa với việc những người tham gia bảo hiểm khác phải chia sẻ rủi ro gian lận này với họ. Tức là quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm khác đã bị ảnh hưởng do nó có thể đẩy mức phí bảo hiểm lên cao.
3. Gây thiệt hại cho nền kinh tế



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top