daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu luận thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của công ty cổ phần nhựa opec
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC 9
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 9
1.2 TÊN CÔNG TY, BIỂU TƯỢNG 10
1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 10
1.3.1 Chức năng 10
1.3.2 Nhiệm vụ 11
1.3.3 Phạm vi hoạt động 11
1.4 CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ TỔ CHỨC 11
1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tổ chức của Công ty 11
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy tổ chức 13
1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 16
1.6 MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2012 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÚI NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC TRONG THỜI GIAN QUA 22
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÚI NHỰA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 22
2.1.1 Năng lực sản xuất 22
2.1.2 Nguồn nhân lực 24
2.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TÚI NHỰA XUẤT KHẨU 26
2.2.1 Mẫu mã sản phẩm 26
2.2.2 Chất lượng sản phẩm 27
2.2.3 Thương hiệu và khả năng cạnh tranh 28
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÚI NHỰA CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 28
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 28
2.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 30
2.3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 31
2.3.4 Hình thức xuất khẩu 35
2.3.5 Đối thủ cạnh tranh 36
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÚI NHỰA CỦA CÔNG TY 37
2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 37
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 39

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÚI NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC CHO ĐẾN NĂM 2015 42
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012-2015 42
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty 42
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty 43
3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÚI NHỰA GIAI ĐOẠN 2012-2015 46
3.2.1 Giải pháp từ phía Công ty 46
3.3.2 Một số kiến nghị 50

KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55



















Danh mục sơ đồ và bảng biểu:

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý tổ chức của Công ty cổ phần nhựa Opec…….....13

Bảng
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – quý I/2012…………………………………………………17
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ qua các năm 2010 - 2011……22
Bảng 2.2: Tình hình nguồn nhân lực của công ty trong năm 2009 và 2012...24
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2011…………........31
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu túi nhựa theo thị trường giai đoạn 2007 – quý I/2012………………………………………………………………………..32
Bảng 3.1: Dự kiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2012 – 2015…………….……………………………………………………45

Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Năng lực sản xuất trung bình hàng tháng của các phân xưởng giai đoạn 2009 – 2011..............................................................................…...23
Biểu đồ 2.2: Tiền lương bình quân của CBCNV giai đoạn 2007 - 2011…....25
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu túi nhựa giai đoạn 2007 – 3/2012…........29
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu túi nhựa trong năm 2011………...33
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu túi nhựa quý I/2012……………...34
Biểu đồ 3.1: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2012 - 2015…...……..47




Danh mục các từ viết tắt:

Từ viết tắt Tên đầy đủ
CP Cổ phần
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KCN Khu công nghiệp
KH Kế hoạch
OPEC Công ty cổ phần nhựa Opec
TH Thực hiện
TSCĐ Tài sản cố định
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
XK Xuất khẩu



















LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của đề tài
Ngành Nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành Nhựa tốt nhất trên thế giới. Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian qua, ngành Nhựa có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta. Ngành nhựa có tỷ trọng 4.48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai trò một ngành phụ trợ thiết yếu cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Chính vì vậy, ngành Nhựa là một trong 10 ngành được Nhà Nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh, và có khả năng cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực.
Trong bối cảnh ngành Nhựa thế giới đang chững lại sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của ngành Nhựa Việt Nam cho thấy nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao, xấp xỉ mức trung bình thế giới. Nhu cầu nhựa bình quân trong nước có nhiều khả năng sẽ lên cao hơn nữa, góp phần cải thiện sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của nhựa Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ cho thấy sức bật của ngành Nhựa nội địa và cũng cho thấy vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Nhựa chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
Nắm bắt được xu thế thời đại, ngay từ ngày mới thành lập Công ty cổ phần nhựa Opec đã rất chú trọng xây dựng và từng bước phát triển thương hiệu nhựa Opec để được nhiều bạn hàng trong và ngoài nước biết đến và đang dần chứng tỏ mình là một trong những công ty nhựa hàng đầu Việt Nam, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hạt nhựa và nhựa thành phẩm. Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần nhựa Opec, và thấy rằng Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm túi nhựa hơn nữa, vì vậy em đã chọn đề tài: “ Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec ” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá, đề tài đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec.
Mặc dù công ty còn có các hoạt động kinh doanh hạt nhựa và nhiều sản phẩm nhựa khác, nhưng do thực tế khách quan cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề chỉ tập trung đề cập đến phạm vi hoạt động xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec từ năm 2007 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong chuyên đề là vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, nghĩa là lấy lý luận để so sánh với thực tế, từ thực tế lại so sánh với lý luận để có những kiến nghị về bài học thích hợp, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, so sánh, thống kê ... từ đó tổng hợp làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần nhựa Opec
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm túi nhựa của Công ty cổ phần nhựa Opec cho đến năm 2015









CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC


1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty Cổ phần Nhựa Opec có lịch sử hình thành và phát triển từ năm 2002, tiền thân là Nhà máy Nhựa Á Châu (Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Á Châu) chuyên sản xuất hạt nhựa tái sinh, nhựa gia dụng.
Với vồn điều lệ là 30 tỷ VNĐ, gần 200 cán bộ công nhân viên được đào tạo và làm việc chuyên nghiệp, mạng lưới khách hàng khắp cả nước, các đối tác nước ngoài từ hơn 30 nước trên thế giới, được dẫn dắt bởi chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với chính sách chất lượng và giá hợp lý, nguyên tắc hợp tác lâu dài windows - windows hai bên cùng có lợi, quy mô hoạt động lớn. Công ty cổ phần nhựa Opec được biết đến như một trong những công ty hàng đầu và uy tín cao trong ngành nhựa.
Công ty có Văn phòng thay mặt Hà Nội đặt tại Tòa nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, thuộc một trong những khu văn phòng hiện đại và chuyên nghiệp nhất Hà Nội. Cho đến nay, Công ty đã có thêm các chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, và 2 nhà máy đã đi vào sản xuất .Nhà máy số 1 nằm trong Khu công nghiệp Như Quỳnh (Hưng Yên). Được trang bị 6 dây chuyền tái chế hạt nhựa với tổng công suất 300 tấn/tháng. Nhà máy số 2 tọa lạc trong Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên), nằm bên trục đường huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng. Được thiết kế với công suất trên 400 tấn/tháng, với công nghệ sản xuất hiện đại và thân thiện với môi trường, Nhà máy chuyên sản xuất túi xốp và bao bì nhựa xuất khẩu đi EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Với đội ngũ CBCNV làm việc chuyên nghiệp, quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, các sản phẩm của Nhà máy luôn làm hài lòng khách hàng về chất lượng, tính ổn định và giá cả.
Trong giai đoạn 2002-2008, Opec Plastics đã trải qua không ít những thăng trầm thử thách. Với định hướng phát triển rõ ràng, cùng với lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng tập thể Cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Nhựa Opec đã từng bước tiến tới những mục tiêu kỳ vọng trong quá trình xây dựng hình ảnh trên thị trường Nhựa Việt Nam. Những giải thưởng vô cùng uy tín mà Công ty đã đạt được như Sản phầm hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ 2006, Cúp vàng sản phẩm Việt 2007, Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia 2007, Cúp vàng Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường 2008, … đã đánh dấu cho quá trình phấn đấu không mệt mỏi đó. Đặc biệt, năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính đã thực sự để lại hậu quả trên phạm vi toàn cầu, song Công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, vượt qua khủng hoảng, giữ được uy tín cao trong mắt khách hàng và các đối tác. Từ năm 2010, Opec Plastics đã tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, với doanh số bán hàng luôn đạt trên 30 tỷ VNĐ.
Luôn sát cánh cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngày hôm nay, các thế hệ CBCNV Công ty cổ phần nhựa Opec có quyền tự hào về những thành tựu mà công ty đạt được. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực để Công ty vươn cao, vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, Công ty vẫn đang tiếp tục xây dựng cho mình hình ảnh về một doanh nghiệp hiện đại, vững chắc về năng lực và uy tín, có nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng, để xứng đáng là một trong những doanh nghiệp nhựa hàng đầu Việt Nam.

1.2 TÊN CÔNG TY, BIỂU TƯỢNG
• Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA OPEC (Gọi tắt là: OPEC)
• Tên giao dịch quốc tế: Opec Plastics., JSC
• Biểu tượng (logo):



1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
1.3.1 Chức năng
- Chức năng sản xuất, kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm nhựa để xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

3.3.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần có một cơ chế chính sách thích hợp và bền vững nhằm hạn chế những khó khăn mà ngành Nhựa Việt Nam đang gặp phải.
- Trong bối cảnh hiện nay, điều khó nhất của doanh nghiệp ngành Nhựa vẫn là vấn đề vốn. Những doanh nghiệp đạt điều kiện để xét duyệt hồ sơ vay vốn thì không khan vốn, còn những doanh nghiệp thiếu vốn thì lại thiếu điều kiện để được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Do đó, Nhà nước cần ưu tiên hơn nữa cho các doanh nghiệp nhựa trong vấn đề vay vốn để mở rộng sản xuất và chủ động về nguồn nguyên liệu. Các ngân hàng nên xem xét về lãi suất cho vay và sớm giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhựa có cơ hội được vay vốn với thủ tục đơn giản, nhanh gọn về ưu đãi lãi suất và tỷ giá.
- Nhà nước cần có thay đổi trong chính sách như khuyến khích các doanh nghiệp nhựa sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa phế thải sạch về tái chế hạt nhựa để có thể đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu đang thiếu hụt hiện nay nhằm tăng năng lực sản xuất. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của ngành Hóa dầu, Hóa chất và ngành Nhựa trong nước liên doanh, nhằm tận dụng thế mạnh trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu, khả năng vốn và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu nhựa ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dầu khí trong nước.
- Xây dựng một chính sách thuế rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu; tránh tình trạng như khi Nhà nước ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường mới đây. Theo Luật này, kể từ ngày 1/1/2012, các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa phải chịu mức thuế 30.000 - 40.000 đồng/kg túi. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Túi nylon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylene, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp”. Loại túi này là túi được làm từ HDPE+LLDPE từ mỏng đến siêu mỏng. Trong khi đó, túi thuần LLDPE/LDPE thì đa phần thuộc loại không có quai xách, có giá trị tái sinh cao hơn túi xốp và người ta cũng không gọi túi LLDPE là túi xốp. Khi ban hành nghị định hướng dẫn luật, các bộ ngành đã đưa thêm hai thành phần nhựa LLDPE/LDPE vào nghị định, làm mọi thứ rối lên và đẩy nhóm mặt hàng chịu thuế đi quá xa so với tinh thần của Quốc hội và Luật Thuế bảo vệ môi trường, gây ra không ít khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp ngành nhựa trong suốt khoảng thời gian đầu năm 2012.
- Nhà nước cần cung cấp nhanh những thông tin về sự thay đổi tỷ giá và những vấn đề liên quan, để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có phương hướng hành động kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, bởi lẽ phần lớn nguyên liệu của ngành Nhựa Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài (85%), cho nên sự ảnh hưởng của tỷ giá là rất lớn.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu: xây dựng mức thuế chi tiết cho các nguyên liệu nhập khẩu, áp dụng hình thức khai báo một lần cho một lượng hàng hoá lớn xuất nhập khẩu trong một thời gian nhất định…
- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, hỗ trợ về mặt thông tin, dự báo, phân tích thị trường, và mở rộng thị trường tiềm năng, và xúc tiến thương mại.
- Cơ quan quản lý ngành (Bộ Công Thương) cần phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Nhựa Việt Nam tiến hành rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo nhằm chuyển dịch cơ cấu nội ngành (các nhóm sản phẩm nhựa) và cơ cấu vùng lãnh thổ theo đúng định hướng.
- Nhà nước phải quy hoạch một hướng đi rõ ràng và hợp lí cho ngành Nhựa Việt Nam trong thời gian tới, tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nước phát triển ngành theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến, xác định thật cụ thể từng bước đi, từng bước phát triển, phù hợp với từng thị trường, để ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020 phát triển nhanh chóng và bền vững, theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần nhựa Opec là một doanh nghiệp kinh doanh đang trên đà phát triển. Công ty có một bộ máy tổ chức quản lý hoạt động phối hợp nhịp nhàng, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty. Sản phẩm của công ty sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường về mẫu mã cũng như chất lượng, từ đó doanh số bán hàng của Công ty không ngừng tăng mỗi năm, thị trường tiêu thụ mở rộng trong nước cũng như thế giới.
Xuất khẩu túi nhựa là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất các mặt hàng túi nhựa, túi siêu thị, Công ty trong quá trình hoạt động đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Đến nay hoạt động xuất khẩu túi nhựa của Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và luôn đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần nhựa Opec và nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm túi nhựa tại đây, em nhận thấy hoạt động vẫn còn một số nhược điểm. Vì thế trong báo cáo thực tập, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dành cho Công ty về công tác khách hàng, công tác chuyên môn, công tác nhân sự, công tác marketing và một số giải pháp đối với các công tác khác. Bên cạnh đó em cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cp nhựa Opec.
Hiện nay Công ty cổ phần nhựa Opec vẫn đang thực hiện tốt vai trò sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của mình. Nhưng nếu thực hiện tốt các giải pháp cũng như kiến nghị trên thì hoạt động xuất khẩu sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa. Với phạm vi hiểu biết hạn chế của một sinh viên, chuyên đề này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tuy vậy, em rất mong những kiến nghị trong chuyên đề có thể được ban lãnh đạo Công ty xem xét và áp dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tương lai./.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Cường Thịnh Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhãn hiệu Dutch Lady tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
M Tạo động lực cho người lao động để thúc đẩy phát triển sản xuất ở Công ty bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0
S Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre ở công ty XNK Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top