Download miễn phí Luận văn Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ở Việt Nam





Mục lục
 
Trang
Lời mở đầu 4
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 6
1.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN-NQD) 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại DN-NQD 6
1.1.2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế 9
1.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển của DNNQD 10
a) Đặc điểm 10
b) Xu hướng phát triển của DNNQD trong tương lai 12
1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD 14
1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính 14
1.2.2. Những nội dung chủ yếu trong cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 16
1.2.2.1. Sự thành lập và đăng kí kinh doanh 16
1.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 17
1.2.2.2.1. Quản lý vốn đối với DNNQD 17
1.2.2.2.2. Quản lý tài sản đối với doanh nghiệp NQD 22
1.2.2.3. Quản lý doanh thu và chi phí đối với doanh nghiệp NQD 28
1.2.2.3.1. Quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp NQD 28
1.2.2.3.2. Quản lý chi phí đối với doanh nghiệp NQD 30
1.2.2.4. Quản lý việc phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp NQD 34
1.2.2.5. Quản lý công tác kế toán kiểm toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp NQD 40
1.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 41
1.3 Sự cần thiết phải thiết lập cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD 43
Chương II Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở Việt Nam hiện nay 45
2.1. Khái quát về khu vực kinh tế NQD 45
2.1.1. Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự phát triển của khu vực kinh tế NQD 45
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD ở nước ta trong những năm qua 49
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD ở nước ta hiện nay 57
2.2.1. Khái quát về cơ chế quản lý tài chính khu vực NQD ở nước ta 57
2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp NQD ở nước ta hiện nay 59
2.2.2.1. Quản lý về thành lập và đăng kí kinh doanh 59
2.2.2.2. Quản lý vốn và tài sản 59
2.2.2.3. Quản lý doanh thu chi phí 60
2.2.2.4. Quản lý phân phối thu nhập 63
2.2.2.5. Công tác kiểm toán kế toán và báo cáo tài chính 68
2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý tài chính DNNQD 69
2.3.1. Những thành tựu chung đã đạt được 70
2.3.2. Những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính DNNQD 71
2.3.3. Nguyên nhân căn bản của những hạn chế trên 72
Chương III Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD ở nước ta 76
3.1. Những quan điểm cần quán triệt trong việc thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế NQD 78
3.2. Giải pháp thiết lập cơ chế quản lý tài chính cho các DNNQD 78
3.2.1. Quản lý vốn và tài sản 80
3.2.2. Quản lý doanh thu chi phí 83
3.2.3 Quản lý thu nhập và phân phối thu nhập 87
3.2.4. Quản lý công tác kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính 89
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 91
3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp 96
Kết luận 98
Danh mục tham khảo 99
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế tập thể, kinh tế nhà nước hay công ty hợp doanh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của đảng và nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
Các Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng sau đó đã khẳng định lại đường lối đổi mới được khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo đó, sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định như sau:
Thứ nhất, kinh tế cá thể có phạm vi tương đối rộng lớn, được phát triển trong cả nước, thành thị và nông thôn, tại mọi ngành nghề, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập, có thể tham gia các loại hình hợp tác hay liên kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức.
Thứ hai, kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định.
Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Trước hết là trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1992 quy định : kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về quy mô, hoạt động trong nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Tháng 1-1991 Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty, tiếp theo là các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ban hành cụ thể hoá các điều luật của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty. Ngoài ra, đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hay nhóm hộ kinh doanh đuợc đăng kí theo nghị định số 66/HĐBT ban hành tháng 12-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hay phát triển lớn hơn.
Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài…
Như vậy, đường lối chính sách và cơ sở pháp lý đã tạo đủ các điều kiện cho các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng đường lối đổi mới thông qua các chính sách kinh tế mới do Đảng khởi xướng là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần làm rõ thêm về quan điểm, chính sách và nhất là tìm các giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân vì mục tiêu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới-giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trước hết cần quán triệt một số quan điểm trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn sắp tới:
1. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là nhu cầu tất yếu khách quan và lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ phát triển thuộc nhiều cách sản xuất khác nhau đan xen, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong đó các hình thức kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vẫn chủ yếu là nền kinh tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng một nền kinh tế gồm hai thành phần chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải trở lại với nền kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam, trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và điều đó đã đem lại những thành công ngoạn mục. Ví dụ, chỉ với nghị quyết 10 của Bộ chính trị về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong chính sách đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp, trao lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông dân đã đủ sức gây nên sự đột biến kì diệu mà ít người hình dung nổi là Việt Nam từ một nước thiếu lương thực luôn phải nhập khẩu đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc. Trong các cấp lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước vẫn còn băn khoăn nghi ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nên giữa chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách, nhiều chính sách và quy định cụ thể còn thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt, dành lợi thế cho khu vực kinh tế nhà nước, gây phiền hà cho khu vực kinh tế tư nhân (cơ chế xin-cho, vay vốn, chính sách thuế, chính sách cho thuê mặt bằng sản xuất (đất đai), chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động…)
Những hạn chế nói trên đôi khi gây ra nhiều hậu quả, sự hoài nghi về tính nhất quán của chủ trương, đường lối, chính sách với việc tổ chức thực hiện, giữa lời nói và việc làm; chưa tạo được lòng tin vững chắc cho doanh nghiệp và sự đồng thuận xã hội đối với đường lối, chủ trương của đảng; chưa tạo được dư luận xã hội rộng rãi thật sự tôn vinh, coi trọng và đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy, đã đến lúc cần khẳng định dứt khoát quan điểm: hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tự chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để thiết kế và tạo lập cơ sở dưc liệu nhằm quản lý việc bán hà Công nghệ thông tin 0
L Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng n Kinh tế quốc tế 0
A Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Luận văn Luật 0
H Hướng dẫn thiết lập khởi động từ Hiren Boot và cơ bản Hiren Boot An toàn - Tối ưu hệ thống 3
T Thiết lập cơ chế quản lý tài chính tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu Tài liệu chưa phân loại 0
G Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu cho động cơ điện một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay Tài liệu chưa phân loại 2
V Cách thiết lập các thông số cơ bản cho máy vi tính Công nghệ thông tin 0
T Hướng dẫn cơ bản để thiết lập đồ họa tối ưu cho game An toàn - Tối ưu hệ thống 0
L Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ Tài liệu chưa phân loại 0
N Một số vấn đề về lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cơ khí và thiết bị điện Đà Nẵng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top