daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ PHỤ TẢI
CÂN BẰNG SƠ BỘ CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG


I. PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ PHỤ TẢI

Phân tích nguồn và phụ tải của mạng điện là một phần quan trọng trong tính toán thiết kế, quyết định đến hiệu quả của công trình.
Việc phân tích nếu không chính xác sẽ gây mất cân đối giữa lượng điện năng cung cấp và lượng điện năng tiêu thụ, làm giảm chất lượng điện năng, giảm độ tin cậy về cung cấp điện, đồng thời gây khó khăn cho việc phát triển lưới điện, và gây lãng phí vốn đầu tư.
Việc phân tích nguồn là giúp cho ta có thể định hướng được cách vận hành của nhà máy điện như phân bố công suất giữa các tổ máy phát. Nhằm đạt được hiệu suất cao nhất, khả năng điều chỉnh về nguồn, điện áp ...
Với các hộ tiêu thụ điện là các hộ loại 1 thì yêu cầu cung cấp điện phải đảm bảo liên tục, an toàn và phải đảm bảo chất lượng điện năng.

I.2. Số liệu phụ tải trong mạng điện thiết kế
+ Có 7 phụ tải là hộ loại I (1,2,4,5,6,7,9) và 2 phụ tải là hộ loại 3 (3,8).
+ Các phụ tải 1,4,7 yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thưòng (KT) các phụ tải
còn lại (2,3,5,6,8,9) yêu cầu điều chỉnh điện áp thường (T).
+ Điện áp danh định của lưới điện thứ cấp bằng 22kV.
Số liệu cụ thể các phụ tải là:

Ta nhận thấy các phụ tải hầu hết đều phân bố tập trung gần giữa NMNĐ và Hệ thống, một phần phụ tải sẽ nhận công suất phát ra từ NMNĐ, còn lại thì lấy công suất từ HTĐ.
I.3. Số liệu của nguồn cung cấp cho mạng điện thiết kế
1. Nhà máy điện
Gồm sáu tổ máy phát, mỗi tổ máy có công suất phát định mức là :
Pđm = 50 MW
Tổng công suất nguồn phát định mức NMNĐ là :
PFđm = 6.50 = 300 MW
cos = 0,85 ; Uđm =10,5 kV
Trong thực tế vận hành cho thấy các nhà máy nhiệt điện làm việc kinh tế nhất là khi công suất phát đạt từ (80 - 90)%Pđm, khi phụ tải điện đạt ổn định trên 70%Pđm thì máy phát làm việc ổn định. Còn khi tải của nhà máy chỉ còn bằng 30% Pđm thì máy phát sẽ ngừng hoạt động.
2. Hệ thống điện
- Điện áp định mức là : 110 kV
- Hệ số công suất : cos = 0,80
- Công suất HT là vô cùng lớn
I.4. Chế độ làm việc của mạng điện khi có sự cố
Để đảm bảo cho độ tin cậy về cung cấp điện cho các phụ tải điện thì Hệ thống và Nhà máy điện cần nối bằng một đường dây liên lạc.
Đối với các phụ tải điện đều là hộ loại I, đòi hỏi cung cấp điện liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng thì cần được cung cấp điện bằng đường dây kép hay mạch vòng. Nhưng phải đảm bảo khi có sự cố nặng nề nhất (đứt một dây của đường dây kép hay đứt dây mạch vòng) thì vẫn đảm bảo cung cấp điện liên tục, đủ công suất cho phụ tải.
Khi có sự cố từ phía NMĐ, cụ thể là sự cố 1 tổ máy của NMĐ thì sẽ phải huy động công suất thiếu từ phía HTĐ qua đường dây liên lạc.

CHƯƠNG III
CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠNG ĐIỆN

I. Yêu cầu chung
Theo yêu cầu cung cấp điện và số lượng các phụ tải ở mạng điện thiết kế gồm có 9 phụ tải trong đó có 7 phụ tải loại I và 2 phụ tải loại III. Đối với hộ phụ tải loại I yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng cao do đó tại các trạm biến áp của mỗi phụ tải loại I cần sử dụng 2 MBA có điều chỉnh điện áp dưới tải làm việc song song với nhau. Khi có sự cố xảy ra với 1MBA thì MBA kia phải đảm bảo đáp ứng công suất cho phụ tải trong chế độ phụ tải cực đại.Đối với phụ tải loại 3 thì yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện không cao tại trạm biến áp của mỗi phụ tải loại 3 ta chỉ sử dụng 1 MBA.
Tại NMNĐ thì công suất chủ yếu là phát lên thanh góp điện áp cao (110kV), phụ tải tự dùng ở cấp điện áp máy phát (10,5 kV) nhỏ nên ta sẽ sử dụng sơ đồ nối bộ 1MBA với 1 máy phát.
Đối với các MBA lực ta sẽ chọn loại MBA 3 pha 2 dây quấn, các MBA này đều được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường. Kinh nghiệm vận hành cho thấy MBA thường quá tải về mùa hè và non tải về mùa đông.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm

Xác định chế độ vận hành tối ưu của Nhà máy điện

 
Sửa lần cuối:

Các chủ đề có liên quan khác

Top