vipboy_namngoc

New Member

Download miễn phí Thiết kế kỹ thuật - Phần mềm đưa vào và hiển thị chữ Thái Việt Nam





Chương trình bàn phím chữThái Việt Nam được thểhiện bằng một hình tượng nổi trên
màn hình khi được kích hoạt. Hình tượng này cũng đồng thời mang các thông tin thông báo
vềchế độbàn phím hiện thời (tiếng Anh, chữThái Việt Nam hay chữThái Lan).
Việc thay đổi các thông sốbàn phím được thực hiện khi kích hoạt menu đi kèm hình tượng
này.
Đểngười dùng sửdụng được thuận tiện khi mà bàn phím vật lí gõ vào chưa được dán nhãn
cho các kí tựThái Việt Nam, giao diện người dùng sửdụng giải pháp xây dựng bàn phím
ảo. Bàn phím ảo là một hình vẽbàn phím chứa các kí tựbổsung đó đểngười dùng có thể
nháy chuột chọn từng chữtrực tiếp trên màn hình, chương trình sẽ đảm nhiệm việc chèn
các chữngười dùng chọn vào văn bản.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Phần mềm đưa vào và hiển thị chữ Thái Việt Nam
Phan Anh Dũng - Trung tâm Công nghệ phần mềm Huế - Hue CIT
Ngô Trung Việt - Viện Công nghệ Thông tin
1. Giới thiệu vấn đề
Dân tộc Thái là một dân tộc lớn của Việt Nam, có số lượng người đông trên một triệu người
và đã cư trú từ hàng nghìn năm nay trên lãnh thổ Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, tiếng nói
thuộc vào họ tiếng Thái, người dân tộc Thái ở Việt Nam nói và hiểu bình thường tiếng Thái
Lan. Không những thế, mọi người nói tiếng Thái ở vùng các nước Thái Lan, Việt Nam,
Lào, Myanmar, và Nam Trung Quốc đều có thể hiểu được nhau dễ dàng. Tuy nhiên về chữ
viết thì có sự khác biệt đáng kể.
Dân tộc Thái đã có chữ viết theo hệ chữ Pallava từ lâu đời, có thể từ thế kỉ thứ 10.
Nhiều tác phẩm thơ ca, văn học, văn hoá, tâm linh của dân tộc Thái vẫn còn tới ngày nay
ghi trong các văn bản cổ và phân tán rải rác trong các bản làng người Thái. Từ năm 1959,
chữ Thái Việt Nam đã được nghiên cứu và cải tiến, và đã được Bộ giáo dục thông qua năm
1962 xem như chữ Thái Việt Nam thống nhất chính thức.
Tuy có sự thống nhất của các loại chữ Thái ở những điểm chung, nhưng với từng khu
vực địa lý cũng có những điểm dị biệt nên chữ các dân tộc nói tiếng Thái vẫn khác với chữ
Thái Lan hiện đại. Nói riêng, chữ Thái thống nhất của Việt Nam khác với chữ Thái Lan
hiện đại, vì có nhiều điểm kiến trúc đã tiếp thu cách thể hiện của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Những cải tiến chính của chữ Thái thống nhất là như sau:
• các dấu thanh trước đây đặt trên nguyên âm thì nay đã chuyển thành một kí hiệu
độc lập đứng bên cạnh nguyên âm,
• hệ thống các phụ âm được cải tiến và hoàn thiện để phản ánh chính xác hai hệ
thống thanh thấp và cao đi kèm với phụ âm.
• Các âm tiết được
Tiếng Thái Việt Nam hiện đại có 48 phụ âm, 20 nguyên âm, 2 dấu thanh và 4 kí tự
đặc biệt và 9 kí hiệu dấu phụ cổ (tuy nhiên một nguyên âm o cũng đồng thời là phụ âm), do
đó có tất cả 84 kí tự. Mô tả chi tiết hơn có thể xem các bài viết của Cầm Trọng và Ngô
Trung Việt.
Để đáp ứng nhu cầu bảo tồn văn hoá Thái cổ và nhu cầu học tập, giảng dạy chữ Thái
cho học sinh người dân tộc cũng như việc nghiên cứu của các nhà chuyên môn Thái học,
cần phát triển nhiều hệ thống phần mềm xử lí chữ Thái. Trong số những phần mềm cần xây
dựng, trước mắt cần gấp rút hoàn chỉnh bộ phông chữ Thái thống nhất và phần mềm “Bàn
phím chữ Thái VNTN” cho phép sử dụng máy tính để đánh chữ, in ấn sách báo tài liệu
tiếng Thái VN v.v.
2
2. Thiết kế ngoài
2.1 Đặc tả yêu cầu
Tình hình trong nước và quốc tế hiện tại đang thuận lợi và chín muồi cho việc triển
khai phần mềm xử lí chữ Thái Việt Nam, vì kĩ thuật CNTT cùng với máy vi tính và bàn
phím tiếng Anh hiện đã phổ cập trong nước, các chuyên viên lập trình phát triển đông đảo
cả số lượng cũng như chất lượng. Chữ Thái Lan đã được phổ cập xử lí trên máy tính ở Thái
lan, các ngôn ngữ họ hàng với tiếng Thái như Khmer, Lào cũng đã được đưa vào xử lí trên
máy tính.
Chữ Thái Việt Nam nằm trong mối tương quan thống nhất với hệ thống chữ Thái
quốc tế và các hệ thống chữ cơ bản khác. Do vậy việc xử lí chữ Thái Việt Nam cần được
xem xét trong mối quan hệ với chữ Thái Lan, chữ Việt và chữ tiếng Anh. Khâu đầu tiên của
việc xử lí cho mọi ngôn ngữ bao giờ cũng là hiển thị và đưa thông tin vào máy tính.
Cần thực hiện thiết kế bộ chữ Thái Việt Nam trong môi trường đa ngữ, có tính tới sự
hài hoà của chữ Thái Việt Nam trong môi trường bộ kí tự phổ dụng quốc tế Unicode, để
chữ Thái Việt Nam có thể tham gia vào việc trao đổi thông tin toàn cầu. Mặt khác, việc đưa
chữ Thái Việt Nam vào máy tính cũng phải tính tới khung cảnh hoà trộn của nhiều thứ chữ
mà hiện nay người dân tộc Thái phải làm chủ: sự hoà trộn của các văn bản chữ Thái Việt
Nam, chữ Việt Nam, chữ tiếng Anh, chữ Thái Lan. Do đó chương trình bàn phím xem như
công cụ đưa chữ Thái Việt Nam vào máy tính cũng cần được phân tích và thiết kế một cách
đầy đủ.
2.1.1 Các yêu cầu chính đối với bộ phông chữ Thái Việt Nam là:
1. Thể hiện đầy đủ chữ Thái cải tiến thống nhất
2. Thể hiện đầy đủ các chữ Thái cổ, truyền thống
3. Cùng tồn tại với các chữ Việt, chữ Thái, v.v..
2.1.2 Các yêu cầu chính đối với chương trình bàn phím chữ Thái là
1. Bàn phím chữ Thái cho người sử dụng chữ dân tộc Thái Việt Nam phải có khả năng
gõ được cả chữ Thái thống nhất và chữ Thái cổ
2. Thân thiện với người sử dụng, hỗ trợ trực quan tối đa cho người dùng mới làm quen
với chữ Thái thống nhất
3. Cho phép gõ được cả chữ Thái Lan khi cần
4. Cho phép khả năng chuyển đổi qua lại giữa các loại bàn phím: Anh (Việt) - Thái
Lan - và Thái Việt.
2.2. Kiến trúc bộ font chữ Thái Việt Nam:
Font chữ là độc lập với bộ gõ (bàn phím), nhưng cần được thiết lập trước để tạo
điều kiện hiển thị cho chương trình xử lí bàn phím. Font chữ bao gồm tập hợp các hình chữ
và mã số tương ứng của chúng.
3
Hình chữ Thái Việt Nam do Cầm Trọng và các chuyên gia chữ Thái thống nhất xây
dựng và vẽ tay, dựa trên công trình thống nhất các chữ dân tộc Thái Việt Nam. Các nguyên
tắc tạo từ Thái cũng được nhóm chuyên gia này biên soạn và chuẩn bị.
Do chữ Thái VN đang trong quá trình xin đưa vào bộ kí tự chuẩn Unicode quốc tế nên
hiện tại việc mã hoá cho chúng được thực hiện trong vùng người dùng tự do định nghĩa ở
mặt phẳng mã hoá cơ sở. Cụ thể các chữ Thái Việt Nam được đặt vào các mã F021-F073
của mặt phẳng cơ sở số 0. Tuy nhiên cần chuẩn bị sẵn các giải pháp kỹ thuật để xử lý nếu
sau này chữ Thái được đưa vào chuẩn Unicode quốc tế ở khu vực các mặt phẳng cao
(thường được gọi là unicode surrogate).
Bộ font chữ Thái Việt Nam thống nhất lấy bộ font Unicode tiếng Việt làm nền (tức là
chứa luôn cả các kí tự tiếng Anh, tiếng Việt), sau đó bổ sung các hình chữ Thái Việt Nam,
và nếu cần có thể bổ sung cả chữ Thái Lan, Khmer. Ngoài các chữ Thái Việt Nam thống
nhất cơ bản đã được Bộ GD duyệt, bộ font còn bổ sung các kí tự “cổ” và các dạng viết khác
nhau của cùng một con chữ, nhằm phục vụ riêng cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu về
Thái học. Các chữ bổ sung này được xếp mã nối tiếp liền sau khu vực mã cơ bản.
2.3 Phần mềm bàn phím chữ Thái Việt Nam:
Hai khía cạnh cần nghiên cứu và chuẩn bị cho việc làm phần mềm bàn phím chữ thái
Việt Nam là thiết kế bố trí bàn phím chữ Thái Viểt Nam và thiết kế chương trình bàn phím
Thái Việt Nam.
2.3.1 Bố trí bàn phím chữ Thái Việt Nam
Xuất phát từ đặc điểm có chung nguồn gốc và có tính đồng dạng khá cao của các hệ
thống chữ Thái Đông Nam Á và cũng để thuận tiện cho việc giao lưu, phát triển quốc tế sau
này, bàn phím chữ Thái Việt Nam cần được xây dựng dựa theo thiết kế của bàn phím Thái
Lan và Lào đồng thời phải nghiên cứu về sự tương tự giữa các con chữ v...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top