o0denias0o

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Kết luận
Trên đây Em đã trình bày xong phương pháp, cũng như phương hướng tính toán thiết kế một máy ép viên trục vít thức ăn gia súc với năng suất 300kg/h.
Với tất cả những cố gắng của mình cùng với sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của thầy giáo, PTS, Tôn Anh Minh, cùng toàn thể các thầy cô, bạn bè trong bộ môn Em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Nhưng có lẽ vẫn không thể tránh được những thiếu sót. Em kính mong các thầy chỉ bảo để Em hoàn thiện hơn, vững vàng hơn, để có thể tự tin vững bước trong công việc của mình sau này. Em xin chân thành cám ơn.

Mục lục
Trang
Lời mở đầu

Phần I: vài nét về thức ăn gia súc
I. Sự ra đời của thức ăn hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
II. Lợi ích của việc sử dụng thực ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6
III. ý nghĩa của việc chế biến thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
IV. thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng để chế biến chúng. . . . . . . . . . . . . .9
V. ép viên và đóng bánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1. Sơ lược lý thuyết về quá trình nén. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
2. ép viên thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3. Đóng bánh thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
VI. Các khâu kỹ thuật cơ bản trong dây truyền sản xuất thức ăn gia súc. . . .15
1. Làm sạch các tạp chất trong nguyên liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2. Nghiền nguyên liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16
3. Trộn các cấu tử thành phần thức ăn hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.1. Chuẩn bị các thành phần vi lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.2. Trộn mật rỉ thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3.3. Đóng bánh thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.4. Đóng viên thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

Phần II : Tính toán thiết kế máy ép trục vít
I. Tính chọn các thông số kỹ thuật của máy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
II. Công suất động cơ và hộp giảm tốc - bộ truyền đai. . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1. Công suất động cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2. Hộp giảm tốc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28
3. Bộ truyền đai thang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
III. Tính toán vít đẩy máy ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31
IV. Tính toán sức bền trục vít ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .38
V. Tính toán sức bền vòng vít ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41
VI. Tính toán khuôn cối và bulông kẹp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
1. Tính khuôn cối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46
2. Bulông kẹp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .47
VII. Tính chọn ổ lăn trục vít. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
VIII. Tính toán bộ phận cắt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .51
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển, nhu cầu tối thiểu của con người về thực phẩm chưa thỏa mãn hoàn toàn. Nhiều tổ chức quốc tế đã và đang tìm cách giải quyết nhanh chóng vấn đề lương thực, thực phẩm toàn cầu. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó có một khâu rất quan trọng là phải phát triển hơn nữa về ngành chăn nuôi. Thành công của ngành nông nghiệp này phần lớn tùy thuộc vào mức dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, vào việc tạo ra nguồn cung cấp thức ăn vững chắc.
Từ xưa ngành trồng trọt đã cung cấp các loại thức ăn gia súc. Tuy nhiên trong các điều kiện của một nền chăn nuôi phát triển với khuynh hướng tập trung và chuyên biệt hóa cao độ như hiện nay đã tạo ra những tiền đề để tách ngành công nghiệp độc lập. Công việc sản xuất thức ăn bao gồm tổ hợp những biện pháp, tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghiệp nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi từ các nguồn trồng trọt, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, từ công nghệ vi sinh học . kể cả nguồn thức ăn tự nhiên, trong đó thức ăn có nguồn gốc thực vật là quan trong nhất.
Ngày nay, do các cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã tạo ra nhiều bước đột phá trong tất cả những lĩnh vực, kể cả trong lịnh vực thức ăn gia súc, dây truyền thức ăn gia súc ngày càng hiện đại và cho năng suất cao hơn. Thức ăn gia súc ngày nay với thành phần chính vẫn là thực vật, nhưng còn các thành phần phụ khác đã được bổ xung một cách hợp lý để sao cho gia súc có thể hấp thụ được thức ăn là tốt nhất làm tăng sản lượng và chất lượng chăn nuôi. Mặt khác sản xuất thức ăn gia súc không còn là công việc thủ công. Máy móc và các trang bị đã cho phép chúng ta tự động hóa thức ăn gia súc với quy mô lớn, nhanh chóng và hiệu quả. Chúng ta đã có nhiều dây truyền sản xuất thức ăn khác cho nhiều loại vật nuôi khác nhau. Và cho các quy mô sản xuất khác nhau.

Phần I
Vài nét về thức ăn gia súc hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là một loại hỗn hợp đồng nhất của nhiều loại thức ăn khác nhau được phối hợp theo các công thức lập được từ các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo dinh dưỡng hoàn chỉnh cho vật nuôi.

I - Sự ra đời của thực ăn hỗn hợp
Sau thể giới thứ II, thị hiếu của người chăn nuôi đối với việc sử dụng ngũ cốc làm thức ăn gia súc có thay đổi. Trong lý luận nuôi dưỡng động vật nuôi cũng có nhiều quan điểm mới. Người ta đã nghĩ đến việc dùng các sản phẩm hóa học, sinh hóa học và vi sinh vật nhằm thực hiện ý muốn về một loại thức ăn chứa đầy đủ các dinh dưỡng chất cần thiết và có thể sử dụng như là một chế phẩm có tác dụng bổ sung và hoàn thiện giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm trồng trọt rẻ tiền.
Việc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm giờ đây đòi hỏi một thức ăn hoàn chỉnh, tức là một hỗn hợp các thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật vi sinh vật, khoáng vật và các sản phẩm tổng hợp khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc chế biến một loại thức ăn như vậy với quy mô công nghiệp đã hình thành nên ngành sản xuất chế biến thức ăn hỗn hợp. Một ngành sản xuất độc lập và chuyên môn hóa, các loại thức ăn hỗn hợp được sản xuất ra là những sản phẩm phức tạp, là những công trình tập thể của những chuyên gia thuộc các ngành khác như sinh vật học, chăn nuôi hỗn hợp, toán học và kinh tế học. Nghiên cứu tìm ra được thức ăn hỗn hợp là một trong những thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của ngành chăn nuôi trong những năm sau chiến tranh.
ở nước ta, việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cũng được phổ biến khá sớm. Sự phát triển của nền nông nghiệp tư sản ở miền nam cũng đã hình thành hàng loạt các xí nghiệp chế biến thức ăn hỗn hợp với phần lớn thực liệu nhập từ các nước, chủ yếu là Mỹ. Từ sau 1975 đến nay, chúng ta đã thiết lập được hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ trung ương đến cấp tỉnh. Một số huyện, thậm trí một số xã, cũng đã xây dựng được các vùng chuyên môn hóa thức ăn gia súc để đảm bảo cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho việc chế biến, mặt khác là do chưa chủ động cân đối được các thực liệu bổ sung, các dưỡng chất vi lượng như axit, amin, vitamin, các chất khác như kháng sinh, hormon, chất khoáng ôxi hóa . . .


Tài liệu tham khảo
[1] Hướng dẫn tính toán thiết kế thiết bị mảng hóa chất
đại học Bách Khoa – 1968
(Nguyễn Minh Tuyền)
[2] Các máy gia công vật liệu và dẻo - đại học Bách Khoa
(Hồ Lê Viên)
[3] Máy và thiết bị vận chuyển định lượng
(Tôn Anh Minh)
[4] tính toán hệ thống dẫn động cơ khí T1,T2 nhà xuất bản giáo dục
(Trịnh Chất – Lê Văn Uyên)
[5] cơ sở thiết kế máy sản phẩm thực phẩm – nhà xuất bản KH – KT
(A. IA. Xokolov)
[6] Giáo trình thức ăn gia súc - đại học Cần Thơ 1991
(Trần Phú Lộc)
[7] Kỹ thuật thực phẩm đại cương T1,2,3,4 - đại học Bách Khoa
[8] Máy và thiết bị thức ăn chăn nuôi
(Lê Nguyên Đương – Nguyễn Như Thung – Phan Lê -
Nguyễn Văn Khỏe)
[9] Sổ tay thiết kế cơ khí đại học Bách khoa Hà nội


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

mrthanhhung

New Member
Anh cho em xin tài liệu để em làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, em rất cám ơn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top