Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục bảng .......................................................................................................v
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ........................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
VÀ DẠY HỌC TIẾP CẬN NĂNG LỰC ..............................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực và tiếp cận năng lực .................................................7
1.1.1. Khái niệm năng lực.......................................................................................7
1.1.2. Dạy học tiếp cận năng lực..............................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................17
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN
GIAN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC..............................................19
2.1. Phân tích chương trình SGK Ngữ văn 10........................................................19
2.1.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Ngữ văn 10 .......................19
2.1.2. Mục tiêu xây dựng chương trình Ngữ văn 10...............................................20
2.1.3. Vị trí và cấu trúc nội dung của phần VHDG.................................................20
2.2. Tính khả thi của việc dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực .............22
2.3. Quy trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực .............................................23
2.3.1. Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống năng lực theo chuẩn đầu ra ......23
2.3.2. Quy trình dạy học tiếp cận năng lực.............................................................26
2.4. Thiết kế dạy học một số tác phẩm văn học dân gian theo hướng tiếp cận năng
lực .........................................................................................................................34
2.4.1. Dạy học Dự án Hội thi sáng tác kịch bản Truyện Tấm Cám.........................34
2.4.2. Tự học hợp tác theo nhóm các bài Ca dao....................................................47
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................52
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..................................................52
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...................................................................52
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..................................................................52
3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ......................................................................52
3.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm ...................................................52
3.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm....................................................................53
3.3. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................54
3.3.1. Kết quả đánh giá của giáo viên và học sinh..................................................54
3.3.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm của các lớp TN và ĐC ...................................55
3.4 Xử lí kết quả thực nghiệm................................................................................55
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm .........................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62
PHỤ LỤC.............................................................................................................64
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang
trở thành một yêu cầu khách quan, cấp bách. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã
nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức,
tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020”. Các cuộc cách mạng khoa học trên các lĩnh vực: tin học,
truyền thông, công nghệ… không chỉ làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế -
xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến phương pháp giảng dạy và đánh giá trong
quá trình dạy và học. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con
người phải có nhiều năng lực mới: năng lực tư duy độc lập, năng lực tự học và tự
cập nhật thường xuyên kiến thức mới, năng lực thích ứng với những thay đổi… Đây
chính là những năng lực giúp con người Việt Nam “đi tắt đón đầu”, rút bớt khoảng
cách lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Xu hướng dạy và học ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới là
ngày càng có sự tiêu chuẩn hoá cao. Ở từng yếu tố của quá trình đào tạo đều có
những chuẩn mực và tiêu chí để kiểm soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Ngay cả phương pháp giảng dạy và đánh giá cũng được xác định theo những chuẩn
mực và tiêu chí chuẩn đầu ra nhất định… Trong khi đó, phương pháp giảng dạy và
đánh giá ở các trường học tại Việt Nam vẫn với một quan niệm dạy học truyền
thông, người dạy luôn làm chủ những kiến thức, truyền thụ theo hướng một chiều
đến cho người học, nặng về mặt kiến thức mà yếu về kĩ năng. Và người học lúc này
chỉ tiếp nhận những tri thức ấy một cách thụ động, có sẵn, không hề phát huy được
tư duy và sức sáng tạo của mình. Đứng trước thực tế đó, trong nghị quyết 29 của
Trung ương ban hành có khẳng định: “Phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
“nặng” về truyền thụ kiến thức sang “trọng” về hình thành, phát triển năng lực,
phẩm chất của người học. Hướng dẫn 791 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ
sự cần thiết và yêu cầu trong việc bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo
dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên
các trường/ khoa sư phạm, giáo viên phổ thông. Trên cơ sở đó, các trường cấu trúc,
sắp xếp từng môn học trong chương trình hiện hành theo hướng phát huy năng lực
của học sinh. Phát triển năng lực của người học đang là một hướng đi đúng đắn hiện
nay, đáp ứng xu thế toàn cầu. Hiện nay, với quan niệm dạy học hiện đại, dạy học
lấy người học làm trung tâm đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, nhất là
đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy
học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học
là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự
nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không
chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải
tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề
nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành
để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Nghị quyết 29 cũng nhấn mạnh đến việc tập trung phát triển toàn diện năng lực
người học. Năng lực ở đây được hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến
thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, hứng thú…) nhằm thực hiện công việc có hiệu quả.
Dạy học theo hướng này cần có sự thay đổi đồng bộ các yếu tố trong quá trình giáo
dục, từ nội dung, phương pháp đến việc đánh giá kết quả học tập.
Với mong muốn thiết kế dạy học các nội dung phần văn học dân gian theo
hướng tiếp cận năng lực để phát huy những năng lực, kĩ năng đồng thời tạo hứng
thú, động lực cho người học, chúng tui lựa chọn đề tài: “Thiết kế dạy học phần văn
học dân gian (Ngữ văn 10, tập1) theo hướng tiếp cận năng lực người học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bước sang những thập niên đầu thế kỷ XXI, trong xu hướng phát triển chung
của các nước trên thế giới, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã và đang có
những bước phát triển mới với sự bùng nổ về quy mô và đồng thời cũng đối mặt với
những thách thức lớn về chất lượng và hiệu quả. Trong bối cảnh đó, vấn đề đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục nói chung trong đó có xu hướng phát triển các mô
hình đào tạo theo định hướng năng lực, chú trọng hình thành năng lực cho người
học được các nhà quản lý giáo dục, học giả ở trong và ngoài nước đặc biệt quan
tâm. Năng lực của người học và dạy học tiếp cận năng lực đã được nghiên cứu từ
lâu trên thế giới nhưng đặc biệt được chú trọng khi bước sang thế kỉ XXI. Năng lực
và hệ thống các năng lực của người học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục ở
New Zealand nghiên cứu và xác định, gồm có 5 năng lực chính. Những năm đầu thế
kỉ XXI, các nước trong khối EU đã bàn luận rất sôi nổi về khái niệm Năng lực cơ
bản (key competence). Năng lực không những nhận được sự quan tâm của các nhà
giáo dục học mà còn được các chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội học, triết học,
tâm lý học đầu tư nghiên cứu. Trong quản lý nhân lực và lao động các quốc gia
cũng đặt ra những yêu cần căn bản về kỹ năng (năng lực) của người lao động. Tại
Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và
Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận
được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc.
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về rèn
luyện các kỹ năng cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary
Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như
giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích
“thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.
( )
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA)
và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce
and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the
Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục
quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn
“Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (2002).
Tại Hội nghị chuyên đề về năng lực cơ bản của Hội đồng châu Âu tổ chức năm
2001, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra các phân tích, định nghĩa về năng lực, điển
hình như F.E. Weinert, J. Colahan. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã cố
gắng đưa các định nghĩa, xác định hệ thống các năng lực theo từng tiêu chí riêng
hay điều kiện từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, tiêu biểu như các nghiên cứu của
chương trình GD Québec, hai nhà triết học M. Canto-Sperber và J-P.Dupuy, Hội
đồng chung châu Âu,…
Còn về phần Tấm, sau bao đắng cay tủi nhục, cuối cùng cô cũng có được
hạnh phúc mà cô xứng đáng được hưởng. Chiếc giày kì ảo đã giúp Tấm gặp vua, trở
thành hoàng hậu. Chiếc giày, ở văn hóa của một số nước, vốn có ý nghĩa giao
duyên, là vật làm tin của các chàng trai cô gái. Còn chiếc giày ở đây không phải vật
trao duyên, nhưng là biểu tượng của vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng của Tấm, xứng
đáng là một “trang tuyệt sắc”. Chiếc giày ấy là mắt xích cuối cùng và cũng là mắt
xích quan trọng nhất trong môtíp quên thuộc “vật báu đem lại hạnh phúc cho nhân
vật thiện”. Nhưng hạnh phúc không đến ngay và cũng khống đến với bất kì ai. Ba
hình ảnh quan trọng trong phần đầu câu chuyện: giỏ tép – con bống – chiếc giày
tượng trưng cho lao động – tình thương – hi vọng. Những đức tính tốt đẹp ấy đã
giúp nhân vật đạt được hạnh phúc, tựa như một sự đền bù. Nhân dân muốn và tin
rằng những còn người tốt đẹp sẽ được hưởng hạnh phúc. Những đau khổ của người
mồ côi là có thực và phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm
hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Để phản ánh mơ ước về hạnh phúc qua nhân vật mồ
côi, truyện cổ tích đã chữa lại số phận không may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh
thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai công bằng, dân chủ của nhân dân lao
động.
Ta nhìn lại, Bụt có thể đã không hiện ra, hay nhà vua đã không vô tình lượm
được chiếc giày. Hay nhiều người cũng có thể nghĩ Tấm quá bị động, chỉ biết khóc
rồi nhờ đến sự giúp đỡ của Bụt. Biết bao nhiêu hi vọng được Tấm nhen nhóm, bao
ánh sáng lẻ loi của niềm tin từ đống tro tàn đều bị mẹ con Cám vùi dập. Nhưng Tấm
vẫn nhẫn nhục chịu đựng, để giữ tròn chữ hiếu với dì ghẻ và chữ nghĩa với đứa em,
bởi vì Tấm vô cùng nhân hậu. Và cuối cùng như ta thấy, Tấm đã được hưởng hạnh
phúc mà cô luôn xứng đáng. Chính do Tấm chăm chỉ và lương thiện mới được Bụt
giúp đỡ, từ một cô gái mồ côi cùng kiệt vươn tới đỉnh cao của danh vọng – trở thành
hoàng hậu. Đó chính là triết lí “ở hiền gặp lành”, một quy luật muôn đời mà nhân
dân ta vẫn luôn luôn đặt niềm tin và sống theo ước mơ, niềm hi vọng đó.
4. Nhận xét
Phần đầu của câu chuyện chủ yếu kể về những xung đột về lợi ích trong gia
đình. Từ những chi tiết đầu tiên đã có sự hình thành rõ rệt hai tuyến nhân vật thiện
và ác. Mâu thuẫn giữa hai phe ngày một tăng. Cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác
càng lộng hành, tác oai tác quái thì mâu thuẫn thiện - ác thể hiện càng sâu sắc,
không thể dung hoà, tạo nên không khí căng thẳng buộc phải thay đổi.
Truyện cổ tích thần kì thường giải quyết mâu thuẫn ấy theo hướng: dù lâu hay
mau, dù gian nan khó khăn đến thế nào, song thiện nhất định sẽ thắng ác và người
lương thiện nhất định sẽ được nhận hạnh phúc. Con đường đến với hạnh phúc của
nhân vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn rất đặc trưng của cổ tích. Để
giải quyết mâu thuẫn đó, truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố kì ảo.
Truyện Tấm Cám, giải quyết mối xung đột thiện - ác cũng theo hướng thiện
thắng ác và nhờ sự giúp sức của nhân vật Bụt. Bụt thường xuất hiện đúng lúc mỗi
khi Tấm khóc, an ủi, nâng đỡ cô mỗi khi Tấm gặp khó khăn hay đau khổ. Tấm mất
yếm đào - Bụt cho cá bống. Tấm mất bống - Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm không
được đi hội - Bụt cho chim sẻ đến giúp Tấm, đưa Tấm đến hội, gặp nhà vua, được
làm hoàng hậu và đạt đến đỉnh cao hạnh phúc. Bụt (tên gọi dân gian của Phật) vốn
là nhân vật của Phật giáo, đã được dân gian hoá, trở thành ông lão hiền lành, tốt
bụng, nhiều quyền năng, xuất hiện đúng lúc để nâng đỡ mơ ước, chữa lại số phận
hẩm hiu cho người nghèo. Cùng với Bụt, con gà biết cảm thông với Tấm, chim sẻ
biết giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, cũng là yếu tố kì ảo, trợ giúp Tấm trên
đường tới hạnh phúc. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất về hạnh phúc mà nhân
dân có thể mơ ước cho cô gái mồ côi nghèo, cô đơn trong xã hội xưa.
II. Cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi
Các truyện cổ tích cùng kiểu truyện Tấm Cám thường đến đoạn cô gái mồi côi
kết hôn với hoàng tử thì dừng lại. Nhưng Tấm Cám không kết thúc đơn giản như
vậy, Tấm còn phải trải qua một chặng đường dài mới được hưởng hạnh phúc trọn
vẹn, bởi lẽ cái ác không chịu đầu hàng dễ dàng. Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác
được đẩy lên cao. Trong thời gian ấy, nhân vật Tấm đã có sự phát triển đáng kể,
phản ánh quá trình đấu tranh của cái thiện đối với cái ác để tiêu diệt cái ác, từ đó
mang lại nhiều ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm.
1. Cái chết của Tấm
Từ sau lễ hội, Tấm được hưởng một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc bên nhà
vua trong hoàng cung. Những tưởng vinh hoa phú quý sẽ làm Tấm quên đi bao khó
nhọc trước đây mình phải chịu, ấy vậy cô vẫn như xưa: ngày giỗ cha, Tấm xin phép
vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tấm không hề quên cuộc sống bình dân và
luôn là một người con gái hết mực nết na, thùy mị, chu đáo và hiếu thảo với người
cha đã mất, thậm chí với cả bà dì ghẻ. Nhưng mẹ con Cám vô cùng ghen tức và
quyết Tâm hãm hại cô bằng được. Bởi lẽ, chúng chẳng thể chịu đựng nổi rằng, Tấm,
người mà trước đây chúng chỉ coi như con hầu kẻ hạ lại trở thành hoàng hậu. Tấm
càng hạnh phúc bao nhiêu thì hai mẹ con chúng lại tức tối bấy nhiêu. Chúng quyết
định lợi dụng cơ hội duy nhất Tấm về thăm nhà để thực hiện kế hoạch ám hại Tấm.
Mụ dì ghẻ bảo Tấm trèo lên cây cau, xé lấy một buồng cúng bố với lý lẽ rất thuyết
phục: “trước đây con quen trèo cau”. Vốn tháo vát và từng phải làm mọi việc nặng
nhọc trong nhà, Tấm ngoan ngoãn vâng lời. Mụ dì ghẻ đợi Tấm lên sát buồng cau
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Luận văn Sư phạm 1
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn khoa học tự nhiên – THCS Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế chuyên đề dạy học "vi sinh vật" - môn sinh học lớp 10, theo định hướng phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế bài toán hình học gắn với thực tiễn trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực phần dẫn xuất của hidrocacbo Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 Ban cơ bản có sử dụng Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần sinh học vi sinh vật - sinh học 10 và phầ Luận văn Sư phạm 0
N Thiết kế chương trình quản lý giảng dạy trường đại học Công nghệ thông tin 0
D Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương sinh trưởng và phát triển ( Sinh học 11 - Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế bài học tích hợp trong dạy học lớp 2 theo hướng phát huy năng lực của học sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top