vickyttf3714

New Member

Download miễn phí Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ á nam Trần Tuấn Khải





Hóa thân vào cảnh ngộchịKhóa, Á Nam diễn tả được một cách tinh tếdiễn
biến tâm trạng chịtừlúc tiễn đưa anh ra đến bến tàu., tàu kéo còi., tàu nổmáy.,
rồi tàu chạy, kẻ ởngười đi. Nhớthương, buồn tủi, lưu luyến, xót xa,. Có giọt lệ
chạy quanh, có cảnh “ngậm ngùi mà đứng trông nhau”, có cái giật mình thảng thốt
của chịKhóa khi nghe tiếng còi tàu. Rồi con tàu chạy, chịKhóa đứng trông theo,
lòng tan nát. Không chỉlà tâm trạng cảm thông với khách thểtrữtình, ở đây chủthể
trữtình đã hòa với khách thể, nỗi đau của khách thểcũng là chính nỗi đau đứt ruột
của chủthể. Có điều, đứt ruột vì một nỗi niềm lớn lao hơn: Nỗi niềm về đất nước



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không tránh được nào
Hoàng oanh, mi nghĩ làm sao?”
Ở một bài khác, bộ mặt xấu xa của những kẻ Việt gian bán nước lại được ví với
con mèo:
“Đã thua chó ngựa lòng trung nghĩa
Còn học sói hùm lối ngoắt ngoeo
Rõ chuột không hay, hay đánh vụng
Giờ hồn!!! Không nữa chết cò queo”.
(“Con mèo”)
Giọng đả kích của Á Nam ở bài này đạt đến mức cay độc.
Cũng vẫn giọng ngụ ngôn như thế, bài “Chuột tranh ăn” lại nói đến cảnh “Bóc
lột lẫn nhau quen thói chuột” – nhằm vào những kẻ chuyên sống trên mồ hôi nước
mắt của chính nhân dân mình, không biết rằng mình cũng chỉ là quân cờ trong tay kẻ
khác. Á Nam mắng chúng:
“Liệu hồn! Mèo nó vẫn rình kìa.”
41
Ở nông thôn xưa người ta thường làm bù nhìn rơm đóng giả người đứng ở bờ
ruộng để xua đuổi chim chóc phá hoại hoa màu. Từ “bù nhìn” vì thế được dùng
theo nghĩa bóng, ám chỉ những kẻ tay sai cho giặc. Á Nam Trần Tuấn Khải có bài
“Mắng bù nhìn” mỉa mai cái bộ dạng thảm hại, cái tư cách hèn hạ của chúng và
cảnh tỉnh:
“Nữa một mai mưa gió tan tành,
Giống vô ích yên lành sao được mãi?
Đời như thế phỏng khôn hay dại?
Kiếp đười ươi nghĩ lại thử xem sao?
Ăn không, ai có ưa nào!”
Có lúc, giọng Á Nam như khuyên nhủ, thức tỉnh kẻ lầm đường lạc lối trở về
với chính nghĩa:
“Thôi, về gánh nước anh thuê;
Đừng đi bán nước mà rê rếu đời:
Hỡi cô hàng nước kia ơi!!!”
(“Hỡi cô bán nước”)
Giọng điệu bài “Xem hội Tây” của Á Nam lại mang màu sắc khác: Châm biếm
mà đau đớn ra nước mắt, giống như bài “Hội Tây” của Nguyễn Khuyến:
“Nô nức đua nhau hội với hè
Văn minh Nam Việt tiến mau ghê!
Nhảy đầm ăn tiệc ông Tây sướng
Liếm chảo, leo đu, đứa trẻ mê.
Giời nắng, lợi riêng phường bán nước
Bụi lầm, khổ chết lũ buôn xe.
Anh mù nỏ biết trò chi cả
Cứ bập bùng bung, cứ cò ke...”
Châm biếm, đả kích kẻ thù một cách kín đáo, gián tiếp là tất yếu để tránh sự
kiểm duyệt của thực dân Pháp, đó là xu thế chung của văn học hợp pháp yêu nước.
Điều này khiến cho bút pháp đả kích của Trần Tuấn Khải khác với Tú Xương giai
42
đoạn trước và khác với văn học cách mạng (bất hợp pháp) của Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh... đầu thế kỷ XX. Cũng phải thấy rằng ngòi bút đả kích của Á Nam tuy
nhiều khi rất sắc nhọn, nhưng chủ yếu nhằm vào bè lũ tay sai ôm chân đế quốc, còn
kẻ thù chính của dân tộc thì ít được đề cập đến. Có lẽ đó cũng là phần hạn chế của
thơ Á Nam. Tuy nhiên qua những gì đã ghi nhận được về phương diện này trong thơ
ông, đặt trong hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân cụ thể, chúng ta thấy được tấm
lòng đáng quý của nhà thơ đối với đất nước.
c) Bồn chồn, tha thiết với khát vọng về đất nước, dân tộc
Đau xót trước hiện tình đất nước và có phần bất lực nhưng nhìn chung hình
tượng cái tui trữ tình trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải không rơi vào bi lụy mà luôn
biết hướng tới tương lai. Một số bài thơ thể hiện khát vọng canh tân đất nước bằng
con đường học thuật văn chương, nhưng về cơ bản, bao trùm cả sự nghiệp sáng tác
của Á Nam vẫn là khái niệm độc lập tự do cho dân tộc. Khát vọng ấy trước hết biểu
hiện niềm khao khát, mong mỏi bồn chồn “Hỏi vừng đông đến bao giờ” (“Đêm đi
tìm bạn”). Nhiều khi niềm mong mỏi ấy được gửi gắm kín đáo vào tâm trạng chị
Khóa mong anh Khóa, những người vợ khác mong chồng... Mong mỏi bao giờ cũng
gắn với niềm tin, điều đó cho thấy chất lạc quan một phẩm chất đẹp toát lên từ hình
tượng chủ thể. Trăn trở, đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, có lúc Á Nam như tự
động viên, an ủi mình:
“Nữa mai con tạo xoay vần
Còn xuân, ta lại gặp xuân lo gì?”
(“Xem hoa nhớ người”)
Trong “Nỗi chị khuyên em”, vấn đề tồn vong của dân tộc được coi là trách
nhiệm của mỗi người:
“Này hỡi em ơi! Giời còn đây, nòi giống vẫn còn đây
Còn em, còn chị, cũng còn ngày ta được vẻ vang
Xếp phấn son ta xung đột chốn nhung trường
Moi gan quân tàn bạo để làm gương cho bọn đàn bà...”
43
Niềm tin vào tương lai độc lập dân tộc như thế trở đi trở lại trong nhiều bài thơ,
gắn liền với lời kêu gọi quyết tâm hành động. Có lúc là giọng khẩu khí:
“Bể đông khi quyết ra tay tát
Lấp hết nhân gian nỗi bất bình”
(“Gửi bạn”)
Có khi lại là lời thức tỉnh tha thiết với những ai còn đắm chìm trong u mê mà
thờ ơ với vận mệnh đất nước:
“Nghe tiếng pháo ai ơi mau tỉnh lại
Kìa chúa xuân chờ đợi những ai kia
Yêu nhau, xin quyết mọi bề”
(“Nhắn xuân”)
Khi là lời thúc giục:
“Trong thiên hạ vần xoay
Mau mau cơ hội này”
(“Non sông gánh nặng”)
Con đường tranh đấu “Vì non sông cướp lại tự do quyền” đầy chông gai, thử
thách. Xác định rõ như vậy nên không chỉ kêu gọi tranh đấu, Á Nam còn kêu gọi
mọi người bền gan vững chí trên con đường khó khăn hiểm nguy ấy:
“Anh hùng càng trải cơn chìm nổi
Càng vững gan xoay há chịu đời!”
(“Thuyền đánh cá”)
Tương tự như vậy còn thấy ở nhiều bài thơ khác: “Cái thuyền”, “Lên núi Ba
Vì”, “Tổng vịnh bộ tiểu thuyết”, “Gương dâu bể”, “Chim bằng lại bay”,... Khẩu
khí bài “Chim bằng lại bay” phần nào mang dáng dấp những câu thơ “Tặng Lý
Ung” của Lý Bạch đời Đường, tuy có kém hào sảng hơn. Một số bài thơ có giọng bi
hùng, ca ngợi các anh hùng hào kiệt trong quá khứ như “Giọt lệ anh hùng”, “Tráng
sĩ hành”,...
Năm 1932, sau khi cho xuất bản cuốn sách “Chơi xuân năm Nhâm Thân”, Á
Nam Trần Tuấn Khải bị nhà cầm quyền bắt giam ít lâu. Ở trong tù, ông viết “Ngục
44
trung vịnh” bày tỏ tâm trạng buồn tủi, thất vọng về hoàn cảnh của bản thân nhưng
vẫn không nguôi hi vọng vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc:
“Lạy trời mau rạng đêm tăm,
Mà xem thiên hạ: ai lầm, ai không?
Phải chăng, kìa cái vầng đông?”
Cũng từ đây trở đi, hình tượng cái tui trong thơ Á Nam tỏ ra ít sinh khí hơn, nói
như nhà phê bình văn học Lữ Huy Nguyên thì đó là cái tui “nhuốm mùi bi lụy”.
Điều đó cũng dễ hiểu vì mặc dầu có tấm lòng thiết tha yêu nước nhưng Á Nam còn
đứng ngoài các phong trào cách mạng. Cái cần ghi nhận và rất đáng trân trọng là
trong điều kiện xã hội Việt Nam phức tạp, đầy biến động đầu thế kỷ XX, có một nhà
nho tuy không trực tiếp tham gia cách mạng nhưng luôn gắn mọi nỗi buồn vui của
mình với đất nước, dân tộc.
2.2.2. Hình tượng cái tui đạo lí
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá cao nội dung đạo lí trong thơ Á Nam, thậm chí
Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” còn coi đó là nội dung chủ yếu bao trùm
thơ ca Á Nam. Quả thật đọc thơ Trần Tuấn Khải, chúng tui thấy có hình tượng một
cái tui đạo lí khá đậm nét, biểu hiện ở thái độ quan tâm chung đến vấn đề đạo lí
truyền thống và nỗi đau xót trước thực trạng suy đồi của những đạo lí ấy.
2.2.2.1. Hình tượng một cái tui luôn quan tâm vun đắp cho đạo lí truyền
thống
Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải nói nhiều đến tình cha con, nghĩa vợ chồng,
tình làng nghĩa nước, ngh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top