t.thinh86

New Member

Download miễn phí Tác động xã hội của du lịch - Báo cáo đề dẫn của GS. C.L.Jenkins





Trong khi ngành du lịch đem lại những nguồn lợi ở tầm vĩ mô cho mỗi quốc gia dưới hình thức thu nhập ngoại tệ, thu ngân sách quốc gia, thì hậu quả của các hoạt động du lịch lại mang tính chất cục bộ địa phương, tức là cộng đồng địa phương phải chịu tác động của các vấn đề ngoài ý muốn như lượng du khách quá lớn, sức ép về tài nguyên, nguy cơ đối với nền văn hoá bản địa và các yêu cầu khác của ngành du lịch đối với địa phương. Những vấn đề này không phải là quá nặng nề nếu cư dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch. Trừ phi những người này được hưởng ít nhất là một phần lợi nhuận kinh tế cũng như tài chính từ các hoạt động du lịch tại địa phương, thì lợi nhuận thu được từ du lịch vẫn không thể bù đắp được những tổn thất mà nó gây ra. Tình trạng này chắc chắn sẽ dẫn đến thái độ bất mãn, thậm chí là thù địch đối với du khách. Đây là một vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm nếu không muốn mất đi sự hợp tác của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên cạnh những chiến lược nhằm tăng cường lợi ích kinh tế của du lịch, các nhân tố xã hội, văn hoá, môi trường cũng cần được quản lý một cách hiệu quả.
Việc kiểm soát những tác động xã hội của du lịch không chỉ là trách nhiệm của riêng cấp chính quyền. Du lịch là một tập hợp gồm nhiều tiểu ngành, do đó sự phối hợp trong cam kết và hành động là cần thiết nhằm kiểm soát và hướng tới xoá bỏ các vấn đề tồn tại. Điển hình là việc Tổ chức Du lịch Thế giới WTO đưa ra kế hoạch xây dựng Lực lượng Đặc Nhiệm Giám sát Mại dâm Trẻ em và Mại dâm Du lịch (Tourism and Child Prostitution Watch Task Force) tại Đại hội Quốc tế về Phòng chống Khai thác Tình dục Trẻ em vì Mục đích Thương mại (World Congress against Commercial Sexual Exploitation of Children) tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển (tháng 8/1996). Việc xoá bỏ những ảnh hưởng ngoài ý muốn của du lịch về mặt xã hội cũng như trong các lĩnh vực khác là mối quan tâm chung của các nhà đầu tư du lịch trên thế giới. Nếu hành động này không được thực hiện, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế các điểm đến du lịch có thể sẽ quay lưng lại với các hoạt động du lịch, trong không khí đó khách du lịch cảm giác họ không hề được chào đón. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút về lượng khách du lịch và theo đó, giảm sút về lợi ích kinh tế. Chỉ riêng lý do này cũng đã cho thấy sự cần thiết phải xem xét vấn đề phát triển du lịch theo hướng lạc quan hơn, thúc đẩy các tác động tích cực, kiểm soát và giảm thiểu các tác động ngoài ý muốn. Việc tạo ra sự cân bằng như vậy có thể là không đơn giản, nhưng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp quản lý và điều tiết, hình ảnh đẹp của du lịch như một nguồn lợi kinh tế không nhỏ có thể sẽ biến mất bởi những vấn đề xã hội gắn liền với nó.
MỤC TIÊU
Tài liệu này nhằm vào ba mục tiêu. Thứ nhất, xác định những tác động xã hội phổ biến nhất của phát triển du lịch. Thứ hai, đưa ra những lý do dẫn đến những tác động tiêu cực. Thứ ba, đề xuất các chính sách và chiến lược cho thế kỷ 21 nhằm giúp các quốc gia hạn chế các yếu tố tiêu cực, tăng tối đa những tác động tích cực đối với cư dân các điểm đến du lịch, từ đó đưa du lịch trở thành một ngành trong sạch, lành mạnh, đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao.
TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DU LỊCH
Do phạm vi hạn hẹp, tài liệu này chỉ có thể đề cập đến một số tác động xã hội phổ biến nhất mà phát triển du lịch đem lại. Dù ít hay nhiều, những tác động này cũng xuất hiện ở tất cả các điểm đến du lịch. Đặc biệt, cần đề cập đến những vấn đề nổi cộm tại một số quốc gia. Mức độ ảnh hưởng về mặt xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mô hình và mức độ tăng trưởng du lịch, tỉ lệ giữa du khách và cư dân địa phương, các xu hướng mang tính mùa vụ và tính co giãn của nền văn hoá - xã hội địa phương. Những yếu tố này thay đổi trên phạm vi từng vùng, từng quốc gia, nhưng tất cả đều góp phần tạo nên môi trường xã hội của cư dân địa phương. Sự đa dạng về tính chất của từng lượt khách cũng là một khó khăn trong việc phân tích các tác động xã hội. Ví dụ, du khách từ Nhật Bản có nền tảng văn hoá cũng như yêu cầu khác xa so với du khách từ châu Âu. Tương tự như vậy, xét trên khía cạnh cung, các nước chủ nhà cũng có những kỳ vọng ở khách du lịch và lối ứng xử riêng bắt nguồn từ nền văn hoá bản xứ. Mâu thuẫn này được đẩy lên ở mức độ sâu sắc hơn bởi du khách quốc tế thường có xu hướng không muốn hoà nhập vào cộng đồng bản địa. Qua quá trình quan sát tình hình phát triển du lịch toàn cầu, chúng tui đã xác định được những phạm vi quan tâm liên quan đến tác động xã hội của du lịch. Như đã đề cập ở trên, các tác động về mặt xã hội không phải là những hiện tượng độc lập mà luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, văn hoá, môi trường trong từng cộng đồng dân cư.
Dưới đây là một số tác động xã hội phổ biến gắn liền với quá trình phát triển du lịch. Các tác động tiêu cực sẽ được đề cập trước tiên bởi những vấn đề này thường được liên hệ một cách trực tiếp với du lịch. Tuy nhiên, chúng tui cũng sẽ chỉ ra một số tác động tích cực để đảm bảo sự cân bằng trong việc hoạch định chính sách phát triển trong tương lai.
CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI TIÊU CỰC
1. Hình ảnh về điểm đến
Một điểm đến du lịch có thể là một quốc gia hay một địa điểm trong một quốc gia; đôi khi một tour du lịch cũng bao gồm nhiều quốc gia trong khu vực. Việc xây dựng một hình ảnh đẹp bao giờ cũng là mối quan tâm của mọi điểm đến bất kể cao cấp hay trung bình. Trong trường hợp du khách muốn lựa chọn một địa điểm du lịch còn mới mẻ với họ, quyết định của họ hiển nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tờ rơi, phim ảnh, thư khuyến mại và các chương trình giới thiệu trên các phương tiện đại chúng. Chiến lược tiếp thị là trọng tâm của phát triển du lịch với nhiệm vụ xây dựng nên một hình ảnh hấp dẫn nhất về điểm đến. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị thường vấp phải những hạn chế về mặt ngân sách, kéo theo việc đại bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (NTA - National Tourism Administration) phải tìm đến sự trợ giúp từ phía đối tác nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thương mại du lịch tại địa điểm xuất phát. Mặt khác, các đối tác tư nhân sẽ tự xây dựng những quan hệ quốc tế riêng như việc tiến hành quảng bá cho các tiện nghi và dịch vụ của mình. Hợp tác quốc tế mang lại cả những cơ hội và thách thức. Khả năng chia sẻ chi phí và mở rộng thị trường là những cơ hội có được, nhưng nếu chính phủ hay các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch (hay cả hai cơ quan này) không có chính sách quản lý hiệu quả, đất nước sẽ đứng trước nguy cơ bị gắn liền với một hình ảnh không đáng có – kết quả của quảng bá du lịch. Xin đưa ra một ví dụ đơn giản nhất, đứng trước từ “rẻ tiền” (cheap) trong mẫu quảng cáo về một đất nước nào đó, không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn bao hàm cả ý nghĩa về xã hội. Cụm từ “cuộc sống vô tư về đêm” (care-free night life) cũng có thể gây hiểu lầm. Hình ảnh là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự tham gia của cấp chính phủ trong việc định hướng quảng bá cho đất nước, vạch ra đường lối chỉ đạo thực hiện chính sách, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về Du Lịch và các tổ chức tư nhân hoạch định chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, tránh những hình ảnh sai lệch ngoài ý muốn.
Khả năng xảy ra mâu thuẫn về mục đích quảng bá là hoàn toàn có thể khi hình ảnh mà chính phủ hay ngành du lịch tại nước chủ nhà muốn xây dựng không thống nhất với những gì mà các nhà điều hành du lịch ở nước ngoài cho rằng có nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, mâu thuẫn này có thể được giải quyết thông qua đàm phán; không lý do nào có thể bào chữa cho việc xây dựng nên hình ảnh một đất nước rẻ tiề...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng Y dược 0
Q Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lao động tại Hợp tác xã thương mại Hương Lụa Luận văn Kinh tế 0
J Công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long t Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn tr Luận văn Kinh tế 0
L Các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top