daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh
MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...........................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm............................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............................5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.............................6
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp

và nhà trường...........................................................................................................12
3. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự
nghiệp Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT), coi con người là mục tiêu, là động lực của
sự phát triển; coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu; và muốn tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT. Đây chính là những
cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có nhiều đổi mới,
trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.
Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng
đã có câu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”. Tuy nhiên, chương trình SGK toán THPT và phương pháp dạy học
hiện nay còn nhiều bất cập. Với SGK và các phương pháp dạy học cũ thì chỉ
giúp học sinh học như một cái máy bắt chước các phương pháp để giải các dạng
toán, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Đồng thời học sinh cũng
rất khó nhớ được hệ thống các chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của
chương trình hiện nay.
Mặt khác học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai chúng tui thuộc khu vực
nông thôn có chất lượng đầu vào thấp. Nhiều em có lực học từ trung bình trở
xuống nên tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ môn toán còn nhiều hạn chế. Vì
vậy để đáp ứng được yêu cầu trên giáo viên cần chủ động, tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo và khả năng
ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp đổi mới vào dạy

học còn mới chỉ là sơ khai, tự phát, nên hiệu quả và chất lượng còn rất nhiều hạn
chế. Chưa có một tài liệu nào chỉ rõ cụ thể là bài nào nên dùng phương pháp đổi
mới gì là phù hợp và dùng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Phần lớn
là GV mò mẫm tự áp dụng. Vì vậy rất cần các tài liệu các công trình nghiên cứu
áp dụng phương pháp đổi mới cho từng tiết học cụ thể cho tất cả các bộ môn,
trong đó có môn toán THPT. Trước kì thi THPT QG năm học 2018-2019 đang
đến gần, việc ôn tập cho học sinh lớp 12 , trong đó có bộ môn toán của chúng tôi
phụ trách, là rất quan trọng. Để khắc phục được những vấn đề trên tui mạnh dạn
áp dụng đề tài SKKN vào việc đổi mới phương pháp dạy học đó là “Sử dụng sơ
đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn Toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo
và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Thiết kế, xây dựng kế hoạch sử dụng SĐTD vào các tiết ôn tập môn Toán
12 để phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp áp dụng SĐTD vào tiết ôn tập môn Toán 12.

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình ôn tập môn Toán 12.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng SĐTD trong dạy các tiết ôn tập môn Toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo
và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.
- Đọc tài liệu SGK, SGV GT12, sơ đồ tư duy Mindmap.
• Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

- Khảo sát qua bài kiểm tra 15p nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ học sinh.
• Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Thống kê điểm số học sinh qua bài kiểm tra 15 phút từ đó rút ra chất
lượng của học sinh và hiệu quả của phương pháp dạy học.
• Phương pháp chuyên gia.
- Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sơ đồ tư duy (Mindmap). là một công cụ tổ chức tư duy , đây là phương
pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ chi
tiết, tổng hợp hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân
nhánh. Sơ đồ tư duy được khởi xướng từ Tony Buzan (chuyên gia hàng đầu thế
giới về nghiên cứu hoạt động của não bộ) từ những năm 70 của thế kỷ XX và nó
đã trở thành một trong những phương pháp làm việc tích cực được sử dụng ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới [1].
• Cấu tạo của SĐTD.
- Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.
- Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm
rõ chủ đề.
- Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi
ý chính.
- Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung
tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, Sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng
thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội
dung, một đơn vị kiến thức nào đó.

2


Hình 1: Cấu tạo Sơ đồ tư duy (Nguồn Internet)
• Các bước lập sơ đồ tư duy
Bước 1: Xác định từ khóa.
Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết
kiệm được rất nhiều thời gian cho người học. Chỉ với những từ khóa là bạn đã
có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi
nhớ
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm.
- Bước này chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm
ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học
sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm
ngang sẽ giúp người học có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
- Người học cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các
ý khác ở xung quanh nó.
- Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà mình thích, chủ đề
trung tâm có thể là chữ hay là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt. Đậy chính là
yếu tố phát huy tính sáng tạo của học sinh
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để người đọc dễ nhìn nhận vấn đề.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in đậm nằm trên các nhánh dày để
làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như
vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
- Ở bước này, chúng ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp
3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
- Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho
Mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa.

Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ
khóa sẵn có một cách dễ dàng.

3


- Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời
gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, chúng ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng
cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như
lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu
hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn
nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng
được lâu hơn.

Hình 2: Các bước vẽ Sơ đồ tư duy (Nguồn Internet)
• Các quy tắc khi thực hiện sơ đồ tư duy.
- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy
nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các
bạn bị ngăn lại. Các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
- Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có hay không có ý nghĩa đi
chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như
không hay lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ
được đó.
- Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di
chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ
nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong

di chuyển ra ngoài) [2].
• Những ưu điểm của SĐTD.
- Đối với nhà trường: Kỹ thuật dạy học này có thể vận dụng được với bất
kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta
có thể thiết kế SĐTD trên giấy, trên bảng,… bằng cách sử dụng bút chì màu,
phấn màu…hay cũng có thể thiết kế trên phần mềm SĐTD (Mind Map). Với
những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như máy chiếu Projecto, phòng máy
vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho
việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin.
4


- Đối với giáo viên: Giáo viên có thể vận dụng SĐTD vào tất cả các khâu
trong quá trình dạy học: Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học bài mới, hay
khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học đều mang lại hiệu quả cao.
- Đối với học sinh: Phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo
của học sinh. Với ưu điểm luôn chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 Luận văn Sư phạm 0
K Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT Khoa học Tự nhiên 0
T Tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước cấp bộ Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nghiệp vụ Cảnh sát tại Cục Hồ sơ Nghiệp vụ Cảnh sát - Bộ Văn hóa, Xã hội 1
G Nên hay không sử dụng sữa non cho trẻ sơ sinh? Sức khỏe 0
T Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem giải phóng kéo dài sử dụng cốt sơ nước ăn mòn Y dược 0
F So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ (Búp sen xanh của Sơ Văn hóa, Xã hội 0
U Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thà Khoa học Tự nhiên 0
T Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông ( Luận văn Sư phạm 2
T Sử dụng sơ đồ tư duy để thiết kế bài giảng chương "Cấu trúc tế bào", Sinh học lớp 10 (ban cơ bản) nh Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top