daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT......................................................iv
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.................................................................................4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ..........................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................7
6. Giả thuyết khoa học.........................................................................................9
7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12. ....................................10
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn............................................................................10
1.1.1 Một số vấn đề về phương pháp dạy học..................................................10
1.1.2. Sơ đồ tư duy.............................................................................................23
1.1.4. Thực trạng việc dạy học Địa lí lớp 12 hiện nay. .....................................32
1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. ...........36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................39
Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY. . 40
2.1. Thiết kế Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 12.....................................40
2.1.1. Những nguyên tắc thiết kế.......................................................................40
2.1.2. Giới thiệu phần mềm thiết kế. .................................................................43
2.1.3. Sử dụng phần mềm imindmap để thiết kế Sơ đồ tư duy .........................46iv
2.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12...........................................47
2.2.1. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong soạn giáo án................................................47
2.2.2. Thiết kế Sơ đồ tư duy cho một số bài học cụ thể. ...................................51
2.2.3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong thực hiện bài dạy trên lớp ..........................56
2.2.4. Sử dụng Sơ đồ tư duy như một phương tiện trực quan hỗ trợ nội
dung bài giảng. ........................................................................................58
2.2.5. Sử dụng SĐTD trong kiểm tra, đánh giá.................................................59
2.2.6. Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy trong khâu học tập Địa lí. ..60
2.2.7. Sử dụng kết hợp Sơ đồ tư duy với một số phương pháp khác trong dạy
học Địa lí lớp 12. ...............................................................................................62
2.2.6. Học sinh tự lập Sơ đồ tư duy trong quá trình học tập. ............................69
2.3. Các điều kiện áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí. ........................70
2.3.1. Đối với giáo viên. ....................................................................................70
2.3.2. Đối với học sinh.......................................................................................72
2.3.3. Các điều kiện khác...................................................................................72
2.4. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy................................73
2.4.1. Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng sơ đồ tư duy. ................73
2.4.2. Tránh lạm dụng Sơ đồ tư duy..................................................................74
2.5. Hạn chế của Sơ đồ tư duy...........................................................................74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................76
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................77
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm. ..........................................................77
3.1.1. Mục đích. .................................................................................................77
3.1.2. Nhiệm vụ. ................................................................................................77
3.2. Đối tượng thực nghiệm...............................................................................78
3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.............................................................78
3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm..........................................................78
3.5. Tổ chức thực nghiệm. .................................................................................79
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
3.5.1. Bài thực nghiệm.......................................................................................79
3.5.3. Lựa chọn giáo viên. .................................................................................81
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm:...................................................................82
3.6.1. Về hoạt động của giáo viên và học sinh..................................................82
3.6.2. Về thái độ của học sinh............................................................................82
3.6.3. Kết quả kiểm tra kiến thức. .....................................................................83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................87
1. Kết luận..........................................................................................................87
2. Kiến nghị. ......................................................................................................89
3. Hướng phát triển của đề tài. ..........................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................92
PHỤ LỤ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động dạy học, phát triển tư duy cho học sinh có thể được coi
là mục tiêu hàng đầu của quá trình dạy học, phục vụ cho mục tiêu này đã có
không ít các phương pháp đã được xây dựng và vận dụng.
Xu thế đổi mới giáo dục trên Thế Giới hiện nay dựa trên mô hình 4 trụ
cột: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người.
- Học để biết: bằng cách kết hợp giữa vốn văn hoá chung đủ rộng và
hiểu biết sâu trên một số lĩnh vực. Người học cần có cách tiếp cận với bản
thân việc học, phải nắm những công cụ sử dụng kiến thức và cách rèn luyện
những khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng.
- Học để làm: nhằm nắm được những kỹ năng nghề nghiệp nhất định,
đồng thời có khả năng giải quyết được những tình huống nảy sinh trong cuộc
sống và trong công việc hàng ngày. Học để làm cũng có nghĩa là học những
kinh nghiệm về xã hội và lao động.
- Học để cùng chung sống với nhau: là học cách hiểu người khác, khoan
dung với người khác, thông qua sự hiểu chính minh, có một cái nhìn đúng đắn
về thế giới, phải giúp họ tự khám phá ra mình, đặt mình vào địa vị của người
khác để hiểu rõ những tác động qua lại và có thái độ đúng đắn, từ đó có thể
cùng chung sống với nhau trong sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trong những giá trị
của sự đa dạng ở mỗi con người và cộng đồng.
- Học để làm người: là khuyến khích sự đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo
của mỗi con người, với toàn bộ sự phong phú và sự phức tạp của con người.
Thế kỷ mới đòi hỏi ở mỗi con người năng lực tự chủ và xét đoán cao hơn, đòi2
hỏi giáo dục không để một tài năng nào, như một kho báu tiềm ẩn trong từng
con người không được khai thác.
Ở Việt Nam định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo được đề cập ở nghị quyết số 29-NQ/TW.
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-
xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật
khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng
sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các cách giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa,
hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
- Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập,
giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các
vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo
dục và đào tạo.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,
đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước.
Đối với chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Địa lí 12 có nhiều
thuận lợi trong việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học. So với
chương trình Địa lí lớp 12 cũ, chương trình Địa lí lớp 12 mới có nhiều đổi mới
cả về nội dung, thời lượng và phương pháp dạy học.
Về nội dung: chương trình Địa lí lớp 12 mới có nội dung tương đối hoàn
chỉnh hơn, trong đó bổ sung thêm được phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và phần
Địa lí địa phương (tỉnh, thành phố). Các phần còn lại cũng có nhiều bổ sung,
cập nhật (như các kiến thức về tổ chức lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm,
khai thác biển, đảo); bài đọc thêm (cuối bài 4) và nhiều kênh hình làm cho môn
Địa lí gắn liền với thực tiễn sinh động đang diễn ra trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Về phương pháp: thể hiện rõ ràng những đổi mới để đáp ứng được
những yêu cầu của chương trình SGK Địa lí mới. Về mặt hoạt động nhận thức,
phương pháp thực hành là “tích cực” hơn trực quan, phương pháp trực quan
“sinh động” hơn thuyết trình. Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp thích hợp
để đạt được tính tích cực và sinh động của bài giảng, cụ thể một số phương
pháp dạy học.
Các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết giảng,
thuyết trình, giảng giải… mặc dù vẫn thể hiện được tầm quan trọng của nó đối
với quá trình dạy học nhưng cho đến ngày nay nó đã bộc lộ nhiều yếu điểm.
Chẳng hạn như phương pháp thuyết trình, mặc dù có khả năng truyền tải một
khối lượng lớn kiến thức tới người học và cung cấp những thông tin cập nhật
mới nhưng cũng đã để lộ nhiều hạn chế như nhàm chán, kém hứng thú đối với
người học, chủ yếu sử dụng cơ chế ghi nhớ và tư duy tái tạo của người học,4
ngoài ra mức độ lưu trữ thông tin của người học rất ít nên không phát huy được
tính tích cực từ người học,… Đòi hỏi những phương pháp dạy học có tính linh
động cao hơn như: ứng dụng công nghệ thông tin, sơ đồ tư duy, Elearning hay
làm việc theo nhóm…nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Việc sử dụng Sơ đồ tư duy gắn với nội dung bài học sẽ giúp học sinh có
thể nắm được nội dung một bài học, một chủ đề, một chương theo mạch logic
của kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không
yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hay bớt các
nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ
diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới
dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy
được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người, giúp học sinh tiếp thu kiến thức
một cách linh hoạt hơn.
Học hỏi là một việc phải học suốt đời...không ai có thể cho mình là đã
biết đủ rồi. Do đó, một trong những nội dung của đổi mới phương pháp dạy và
học chính là việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu để từ đó có thể tự
học suốt đời. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, luận văn xin phép được đề
cập đến vấn đề “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lí lớp 12”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Có nhiều công trình nghiên cứu về sự hoạt động của bộ não con người,
cách thức hoạt động của bộ não trong tiếp nhận kiến thức để thấy được những
khó khăn trong học tập, trong việc giải quyết vấn đề, ghi nhớ, suy nghĩ, sáng
tạo của con người… Tony Buzan là người đã tạo ra Mindmap hay còn gọi là Sơ
đồ tư duy vào nhữn năm đầu của thập niên 60. Mục đích của SĐTD chỉ là giúp
học sinh ghi nhớ lại bài giảng mà chỉ dùng những từ then chốt và các hình ảnh
dựa trên cách thức ghi nhớ tự nhiên của bộ não.
Cơ chế hoạt động của bán cầu não trái, phải, bản chất của việc ghi nhớ
của bộ não dựa trên sự tưởng tượng và liên tưởng việc vận dụng các lí thuyết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
đó để tạo ra các kĩ thuật ghi nhớ đã được Tony in thành sách: “Use both sides
of your brain”. Sau đó, một loạt sách do chính tác giả viết đã ra đời tạo nên một
bách khoa toàn thư về não bộ và cách sử dụng não bộ (An Enyclopedia of the
Brain and Its Use). Trong đó, tác phẩm “Use Your Head” được giới thiệu vào
đầu mùa xuân năm 1974 đã đưa đến cho độc giả một cái nhìn khái quát hơn về
Sơ đồ tư duy.
Nếu như trong giai đoạn đầu SĐTD chỉ được TonyBuzan dùng cho việc
ghi nhớ thì sau này với những chức năng ưu việt của mình, SĐTD đã được dùng
cho nhiều lĩnh vực khác nhau. TonyBuzan và em trai mình là Barry Buzan đã
viết tác phẩm: “The Mind Map Book” - một tác phẩm khá hoàn chỉnh về SĐTD
cũng như việc áp dụng nó vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Cuốn
sách này đã trình bày các lí thuyết về não bộ, quan hệ giữa sáng tạo và trí nhớ,
các quy luật, kĩ thuật lập SĐTD cũng như sự khái quát hóa các ứng dụng của
SĐTD trong nhiều vực của cá nhân, gia đình, giáo dục, kinh doanh và các lĩnh
vực chuyên môn khác.
Dựa trên những lí thuyết về SĐTD của Tony Buzan mà nhiều tác giả
khác cũng đã nghiên cứu và phát triển kĩ thuật này cho từng lĩnh vực cụ thể
như: Cuốn “Writing the natural way” của tác giả Gabereiele Rico là tác phẩm
tiên phong trong việc ứng dụng SĐTD trong lĩnh vực ghi chép thông tin. Dành
riêng cho giới doanh nhân những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, cố vấn Joyco Wycoff của Tony Buzan đã cho ra đời một cuốn sách
hoàn chỉnh để áp dụng SĐTD trong kinh doanh khi tạo ra một SĐTD trong
quản lí một dự án.
2.2. Ở Việt Nam
Sơ đồ tư duy mới xuất hiện ở nước ta khoảng 5, 6 năm trở lại đây thông
qua một số tác phẩm được biên dịch lại như: Use your head, Mind Map at
wrok, Mind Map Book… Tuy nhiên, thời gian đầu SĐTD ít được mọi người
chú ý đến, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên, các nhà sư phạm. Với những
Lớp đối chứng: GV sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
như: thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, …Việc sử dụng SĐTD chỉ dừng lại ở
mức độ như một phương tiện trực quan, minh họa cho kiến thức.
Lớp thực nghiệm: GV chú trọng hơn trong việc sử dụng SĐTD nhiều
hơn và kết hợp với các PPDH tích cực như thảo luận nhóm, chuyên gia, sơ đồ
hóa kiến thức, …SĐTD được sẽ được sử dụng như một nguồn cung cấp tri
thức. Tác giả đã soạn những bài mẫu, trước khi thực nghiệm, chúng tui có thảo
luận và thống nhất ý đồ thực nghiệm. Trên cơ sở mỗi GV tổ chức dạy thực
nghiệm theo khả năng của từng người và đối tượng ở lớp dạy thực nghiệm
nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu: thể hiện được những đặc trưng cơ bản của
việc sử dụng SĐTD trong dạy học địa lí. Trong quá trình dạy thực nghiệm có
kết hợp sử dụng phương pháp SĐTD với phương tiện dạy học hiện đại như
máy chiếu.
- Bước 1: Thiết kế bài giảng, soạn giáo án thực nghiệm.
- Bước 2: Trao đổi với GV cùng bộ môn về cách thức tiến hành thực
nghiệm trên lớp.
- Bước 3: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng căn cứ vào kết quả môn
Địa lí học kì I và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm: Đối với hai trường thực nghiệm Sơ đồ
tư duy là một phương pháp học tập không quá xa lạ vì các em đã được học từ
cấp THCS nên khả năng tiếp cận của các em không gặp nhiều khó khăn, hướng
dẫn các em cách đọc cũng như các nguyên tắc cơ bản khi thành lập và sử dụng
SĐTD. Đồng thời, GV đã có trao đổi cởi mở với HS để thăm dò thài độ, hứng
thú của các em khi học với SĐTD.
Khi GV tiến hành thực nghiệm trên lớp, có các đồng nghiệp cùng bộ
môn tham gia dự giờ, đóng góp ý kiến.
- Bước 5: Kiểm tra kiến thức và chấm bài trắc nghiệm của HS.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
K Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT Khoa học Tự nhiên 0
T Tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước cấp bộ Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nghiệp vụ Cảnh sát tại Cục Hồ sơ Nghiệp vụ Cảnh sát - Bộ Văn hóa, Xã hội 1
G Nên hay không sử dụng sữa non cho trẻ sơ sinh? Sức khỏe 0
T Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem giải phóng kéo dài sử dụng cốt sơ nước ăn mòn Y dược 0
F So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ (Búp sen xanh của Sơ Văn hóa, Xã hội 0
U Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thà Khoa học Tự nhiên 0
T Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông ( Luận văn Sư phạm 2
T Sử dụng sơ đồ tư duy để thiết kế bài giảng chương "Cấu trúc tế bào", Sinh học lớp 10 (ban cơ bản) nh Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top