daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Mô Hình Nuôi Cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) Có Liên Kết Và Không
TÓM TẮT
Nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giữa hình thức nuôi riêng lẻ và liên kết sản
xuất cá tra ở TP. Cần Thơ, nghiên cứu được thực hiện tại quận Ô Môn và Thốt
Nốt từ tháng 09/2010 đến tháng 04/2011 thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 25
hộ nuôi riêng lẻ (ND), 20 hộ xã viên hợp tác xã (HTX) và 20 hộ nuôi liên kết
với doanh nghiệp thủy sản (ND-DN). Kết quả cho thấy, có những điểm giống
nhau ở 3 hình thức sản xuất này là: diện tích ao nuôi là 0,6 – 0,7 ha/ao; độ sâu
mực nước ao (4 m); kích cỡ cá thu hoạch (0,9 - 1 kg/con); thời gian nuôi (7 – 8
tháng/vụ); thức ăn được sử dụng phổ biến là Việt Thắng và Con Cò; FCR
(1,6); chi phí thức ăn và con giống chiếm tỷ lệ cao nhất (80 – 90% và 5%/tổng
chi phí). Tuy nhiên, có những điểm khác nhau giữa 3 hình thức sản xuất này
là: mật độ nuôi ở hình thức HTX thấp hơn (48 con/m2) so với ND và ND-DN
(56 con/m2). Năng suất cao nhất đạt được là 363 tấn/ha/vụ ở hình thức ND-DN
và thấp nhất là 323 tấn/ha/vụ đối với HTX. Tuy nhiên, lợi nhuận ở hình thức
ND-DN thấp hợn (140 triệu đ/ha/vụ) so với hình thức ND và HTX (193 triệu
đ/ha/vụ). Tổng chi phí nuôi thấp nhất ở hính thức HTX (5 tỷ đ/ha/vụ) và cao
nhất ở hình thức ND-DN (5,7 tỷ đ/ha/vụ). Giá thành sản xuất thấp nhất ở hình
thức HTX (15.500 đ/kg) và cao nhất ở hình thức ND-DN (15.800 đ/kg). Giá
cá bán tại ao của các hình thức liên kết nuôi này là 16.300 đ/kg (ND), 16.100
đ/kg (HTX) và 16.200 đ/kg (ND-DN). Tỷ lệ số hộ bị thua lỗ cao nhất ở hình
thức ND (12%). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 3 hình
thức sản xuất này là: mật độ nuôi, số năm kinh nghệm, chi phí con giống, tỷ lệ
sống, chi phí thuốc, chi phí thức ăn, FCR và giá bán. Hình thức HTX thể hiện
nhiều ưu điểm hơn so với hình thức ND và ND-DN như: nông dân được cung
cấp thức ăn cho cá và bao tiêu sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Nhìn chung,
đây là hình thức liên kết sản xuất mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay, giảm
thiểu rủi ro và giúp nông dân nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ.
Từ khóa: Cá tra, hiệu quả, kinh tế, liên kết sản xuất, Pangasianodon
hypophthalmus
Lời cảm tạ ............................................................................................................i
Tóm tắt................................................................................................................ii
Danh sách bảng...................................................................................................v
Danh sách hình...................................................................................................vi
Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt......................................................................vii
Chương 1 Đặt vấn đề.........................................................................................1
1.1 Giới thiệu..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ......................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................2
Chương 2 Lược khảo tài liệu ............................................................................3
2.1 Tình hình của nghề nuôi cá tra trên thế giới...........................................3
2.2 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở Việt Nam ...........................................3
2.3 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL..............................................4
2.4 Tổng quan TP. Cần Thơ........................................................................5
2.4.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ...................................................5
2.4.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội...........................................6
2.4.3 Tình hình nghề nuôi cá tra ở TP.Cần Thơ......................................7
2.5 Các nghiên cứu có liên quan..................................................................7
Chương 3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu ..........................................10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................10
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...............................................10
Chương 4 Kết quả thảo luận...........................................................................11
4.1 Thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất cá tra ở TP.Cần Thơ .11
4.1.1 Mô tả các hình thức liên kết sản xuất cá tra ................................11
4.1.2 Động thái phát triển các hình thức liên kết trong nuôi cá tra ở
TP. Cần Thơ......................................................................................................13
4.2 Thông tin về các hộ nuôi .....................................................................13
4.2.1 Thông tin chung về chủ hộ ..........................................................13
4.2.2 Về khía cạnh kỹ thuật..................................................................15
4.2.3 Về khía cạnh kinh tế....................................................................20
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các
hình thức sản xuất .............................................................................................22
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của 3 hình thức sản xuất.....22
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 3 hình thức sản xuất.....26
4.4 Đánh giá những thuận lợi khó khăn của hình thức sản xuất không liên
kết và có liên kết ở TP. Cần Thơ. ......................................................................29
Chương 5 Kết luận đề xuất.............................................................................32
5.1 Kết luận...............................................................................................32
5.2 Đề xuất................................................................................................32
Tài liệu tham khảo...........................................................................................33
Phụ lục .............................................................................................................34
năng suất nuôi. Theo Cao Tuấn Anh (2010) thì chi phí thuốc dưới 500 đồng/kg
sẽ cho năng suất lớn nhất và chi phí thuốc lớn hơn 700 đồng/kg cho năng suất
thấp nhất. Bên cạnh đó, số năm kinh nghiệm, diện tích mặt nước, chi phí con
giống, hệ số FCR cũng tỷ lệ nghịch với năng suất nuôi. Diện tích mặt nước
càng lớn thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý ao nuôi cũng làm ảnh
hưởng đến năng suất. Mặt khác, chi phí con giống tăng là do tỷ lệ hao hụt cao,
nên cũng ảnh hưởng đến năng suất.
Ngược lại, phân tích tương quan các biến còn lại cho kết quả có mối tương
quan thuận với năng suất nuôi, điều này có nghĩa khi mật độ và tỷ lệ sống tăng
thì năng suất nuôi cũng sẽ tăng. Theo Cao Tuấn Anh (2010) thì mật độ nuôi
lớn hơn 60 con/m2 thì sẽ cho năng suất nuôi cao hơn so với các mật độ khác.
Khi người nuôi quan tâm nhiều đến khâu vệ sinh ao nuôi, thường xuyên hút
bùn đáy ao sẽ hạn chế được dịch bệnh nên sẽ làm tăng năng suất.
Phương trình tương quan đa biến đối với năng suất nuôi của hình thức ND thể
hiện như sau
Y= -538,815 - 39,362X1 - 217,906X2 + 4,136X3 - 2,252X4 - 295,630X5 +
42,790X6 - 0,045X7
(R=0,998; R2 =0,996; R2 hiệu chỉnh=0,997; F giá trị=345,535; F-Sig=0,003).
Trong đó:
Y: năng suất (tấn/ha/vụ)
X1: Số năm kinh nghiệm
X2: Diện tích mặt nước/ao (ha)
X3: Mật độ (con/m2)
X4: Chi phí con giống (triệu đồng)
X5: FCR
X6: Số lần hút bùn/vụ (triệu đồng)
X7: Chi phí thuốc/kg cá (đồng)
Hình thức HTX
Kết quả phân tích tương quan đa biến giữa các biến độc lập với năng suất nuôi
(Phụ lục C) cho thấy các biến: chi phí thức ăn, số lần hút bùn/vụ, tỷ lệ sống có
mối tương quan thuận với năng suất nuôi. Khi các biến này tăng thì năng suất
nuôi cũng tăng. Trong đó, khi người nuôi quan tâm đầu tư quản lý ao nuôi tốt,
thường xuyên vệ sinh ao bằng cách hút bùn sẽ làm hạn chế dịch bệnh làm tăng
năng suất nuôi. Chi phí thức ăn tăng là do khả năng bắt mồi của cá tốt, lượng
thức ăn sử dụng nhiều hơn, chất lượng thức ăn tốt, cá nuôi khỏe mạnh, nên
cũng sẽ làm tăng năng suất.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh hiệu quả của Olanzapin và Haloperidol trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện t Y dược 0
D Giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng IP, đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS của Diff Công nghệ thông tin 1
F Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và Diff Công nghệ thông tin 0
S Hiệu quả kinh tế và lơi thế so sánh sản xuất khoai tây vùng Đồng bằng sông Hồng Nông Lâm Thủy sản 0
N Wise Care 365 Pro 3.22 Build 280 - Chăm sóc máy tính chuyên nghiệp và hiệu quả, có thể so sánh với An toàn - Tối ưu hệ thống 0
A So sánh hiệu quả của trâm protaper quay tay và protaper quay máy trong sửa soạn ống tủy Tài liệu chưa phân loại 0
C So sánh hiệu quả của hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser và acid tyrode trong thụ tinh trong ống nghiệ Tài liệu chưa phân loại 0
D Phân tích so sánh về hiệu quả của các ngành sản xuất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0
N Đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa Tài liệu chưa phân loại 0
D So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top