hongquan842001

New Member

Download miễn phí Sigmund Freud -Người khai phá những miền sâu của cảm xúc con người





Freud coi những giấc mơ như là “con đường trực tiếp dẫn tới những hiểu biết về
trạng thái vô thức”. Những giấc mơ là sự thực hiện một cách trá hình những mong
muốn vô thức. Khi lý giải ý nghĩa của những giấc mơ thông qua một quá trình giải
thích, Freud dựa vào sự khác biệt cơ bản giữa nội dung biểu hiện (giấc mơ như
bản thân nó hay như khi đượcnhớ lại lúc tỉnh giấc) và nội dung tiềm tàng (những
suy nghĩ –mơ một cách vô thức). Freud tin chắc rằng, sự giải thích thông qua việc
liên tưởng tới những thành tố đặc biệt của nội dung hiển hiện trái ngược với quá
trình hình thành giấc mơ. Công việc mơ là công việc mà trong đó, rất nhiều cơ chế
bóp méo khác nhau hoạt động vào những phần còn lại của ngày (những nhận thức
và suy nghĩ từ ban ngày trước khi giấc mơ được mơ) và những suy nghĩ –mơ tiềm
tàng để làm nên những giấc mơ hiển hiện. Chủ nghĩa tượng trưng ít nổi bật trong
lý thuyết về giấc mơ của Freud hơn là mọi người vẫn nghĩ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

DANH NHÂN TRIẾT HỌC
Sigmund Freud - Người khai phá những miền sâu của
cảm xúc con người
Sigmund Freud (1856 - 1939) – nhà thần kinh học, tâm lý học
người Áo. Ông sinh ra trong một gia đình Do thái tại Freiburg.
Năm lên bốn tuổi, Freud cùng gia đình chuyển đến Vienne sinh
sống và ông nghiên cứu gần như trọn cuộc đời mình tại đây.
Ngay từ khi còn nhỏ, Freud đã luôn thể hiện là một người thông
minh, học giỏi. Năm 1873, ông thi đỗ và theo học ngành y tại Đại học Tổng hợp
Vienne với thành tích rất tốt. Freud bắt đầu những nghiên cứu về một số hiện
tượng giải phẫu – sinh lý học của hệ thần kinh, khi ông làm việc tại phòng thí
nghiệm của E.W.Brucke vào năm 1876. Người có ảnh hưởng lớn nhất đến tư
tưởng của Freud trong nghiên cứu về những nguyên nhân tâm lý đối với bệnh tâm
thần là Jean Martin Charcot (1825 - 1893) - một nhà bệnh lý học và thần kinh học
nổi tiếng người Pháp. Chính xuất phát từ đây, bằng kinh nghiệm chữa bệnh lâu
năm và việc không ngừng tìm tòi nghiên cứu, Freud đã dần dựng nên nền tảng của
ngành phân tâm học. Với những công trình nghiên cứu này, ông đã được thừa
nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về tinh thần. Mặc dù
cho đến nay, lý thuyết về phân tâm học của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi,
nhưng có một điều không thể phủ nhận được rằng, ông là một nhà tư tưởng có ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng hiện đại.
Những ý niệm của Freud về trạng thái vô thức, về tinh thần bị phân liệt để chống
lại chính nó, về ý nghĩa của những hành vi tưởng chừng như vô nghĩa, về sự thay
thế và hoán chuyển của xúc cảm, về những giai đoạn của sự phát triển tâm lý tính
dục và nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, về sự lan tỏa và tầm quan trọng của
động cơ tình dục cũng như rất nhiều ý niệm khác nữa của ông, đã giúp hình thành
nên quan điểm hiện đại về ý thức. Ngôn ngữ của ông và cả của các bản dịch tác
phẩm của ông như là những phần rõ rệt của tinh thần (Ví dụ: cái ấy, cái tui và cái
siêu tôi), những kiểu rối loạn (như rối loạn thần kinh chức năng gây ra ám ảnh…)
hay cấu trúc của kinh nghiệm (ví dụ: phức cảm Oedipus, sự tự kỷ…) đã trở thành
ngôn ngữ mà ngày nay, chúng ta hiện đang sử dụng để mô tả và tìm hiểu về bản
thân và về những người khác. Theo đó, có thể nói, Freud chính là nhà tư tưởng tiên
phong trong việc khai phá những miền sâu của cảm xúc con người.
Bước khởi đầu cho những khám phá của Freud về những miền sâu của cảm xúc
con người là những nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh hysteria –
trạng thái rối loạn bao gồm một hệ thống những triệu chứng mà dường như, không
có các nguyên nhân rõ ràng. Freud đã đi đến nhận định rằng, “chứng hysteria chịu
tác động chủ yếu của sự hồi tưởng”, đặc biệt là sự chôn vùi, che giấu quá khứ bị
tổn thương và những xúc cảm bị đè nén đã thể hiện ra ngoài dưới hình thức bóp
méo của các triệu chứng thể chất. Từ nhận định đó, ông đưa ra cách “điều trị” bao
gồm sự hồi tưởng những ký ức bị dồn nén nhằm dần loại bỏ, giải tỏa những mặc
cảm và những xúc cảm bị đè nén trong quá khứ. Đó chính là phương pháp ám thị
thôi miên - điều mà sau này tạo nền tảng cho lý thuyết về sự cám dỗ của Freud. Lý
thuyết đó chỉ ra rằng, những triệu chứng hysteria là do những chấn thương bởi sự
tấn công về tình dục từ thời niên thiếu, đặc biệt là từ người cha. Tuy nhiên, về sau,
Freud đã từ bỏ lý thuyết này vì giả thuyết năng lượng vẫn còn mơ hồ của mình.
Freud cho rằng, những hình ảnh tưởng tượng có thể có tác động giống như những
ký ức về các sự kiện thực tế. Theo ông, sự lặp lại của các triệu chứng luôn được
kích thích bởi năng lượng nội tâm, đặc biệt là năng lượng tình dục.
Trên con đường khám phá những miền sâu của tâm lý con người, lấy cái vô thức
làm đối tượng nghiên cứu chính, Freud đã nhận thấy nội dung của cái vô thức gắn
liền với vấn đề tính dục một cách trực tiếp. Điều này đã được ông trình bày một
cách khá rõ ràng trong các lý thuyết của mình, đặc biệt là lý thuyết về tình dục. Có
một điều chắc chắn rằng, Freud đã nhận thấy ảnh hưởng của tính dục ở hầu hết
mọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không chỉ bao hàm sự giao hợp, mà còn là tình
yêu. Thứ tình yêu đó, theo ông, là thứ tình yêu mãnh liệt, một thứ tình yêu đủ sức
hấp dẫn tới mức, khi cần, người ta có thể hy sinh cả cuộc sống của chính mình. Và
do vậy, nó phải là một cái gì mãnh liệt hơn tình yêu thông thường cả về số lượng
và chất lượng(1). Freud còn cho rằng, bản năng tính dục (sex instinct) là nguồn
gốc của mọi công trình mang tính sáng tạo nhất; nó được hiểu là cái được cấu
thành từ các thành tố luôn biến thiên theo những chiều kích khác nhau (như nguồn
gốc, mục đích và đối tượng). Trong cuốn Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục (1905),
Freud cho rằng rất khó có thể hiểu được những biến dạng phong phú của tính dục,
mặc dù nó khác khái niệm thông thường về bản năng tính dục. Khái niệm tính dục
được mở rộng của ông đã tạo ra sự dễ hiểu về những ưu tiên tình dục, nhấn mạnh
đến những nguồn khác nhau của bản năng tính dục (những trung tâm kích thích
trên cơ thể), những mục đích (những hành động, kiểu như sự giao hợp và nhìn
nhau được thiết kế để đạt đến khoái cảm và sự thoả mãn), và những đối tượng (có
thể cùng giới hay khác giới, hay thậm chí không phải là những người đang
sống). Nó cũng cho phép nhận ra bản năng tính dục ở trẻ con, những hiện tượng
mà bề ngoài tưởng như không mang dục tính (ví dụ trẻ sờ ti mẹ) đã thể hiện những
đặc điểm bản chất của các hành vi tính dục rõ ràng (cảm giác của trẻ còn đang bú
mẹ bao gồm sự kích thích dễ chịu của cùng khu vực gợi tình như ở người lớn, ví
dụ như miệng, tương tự như sự kích thích ở các hành vi tình dục của người lớn,
chẳng hạn như hôn) và có thể được hiểu như là những giai đoạn đầu trong sự phát
triển của bản năng tính dục và thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau của bản
năng này khi chúng trưởng thành.
“Chứng nhiễu tâm”, cái mà Freud coi là “tính tiêu cực của sự đồi truỵ” (nghĩa là, ở
một số người, những mong muốn bị kiềm chế có thể dẫn họ đến những hành vi đồi
truỵ, kết quả là dẫn tới chứng nhiễu tâm), thường có thể dẫn tới sự đấu tranh với
phức cảm Oedipus “hạt nhân của chứng nhiễu tâm”. Phức cảm Oedipus, trong
hình thức tích cực của nó, quy định những cảm giác mang dục tính đối với cha hay
mẹ thuộc giới khác và sự chống đối một cách nước đôi với cha hay mẹ thuộc cùng
giới. Nó gợi ý rằng, hình dáng phổ biến của trạng thái con người là một hình tam
giác. Sự xung đột đạt đến đỉnh điểm vào khoảng giữa 3 đến 6 tuổi, trong giai đoạn
dương vật của sự phát triển tâm lý tính dục (Freud chia sự tiến triển tâm lý giới
tính ở con người làm ba giai đoạn: giai đoạn th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top