Meldryk

New Member
Hoãn Thông tư 36: Được và mất



17:27 Thứ sáu, 02/01/2015

(NDH) Kể từ khi được ban hành Thông tư 36 đã có không ít ý kiến đề nghị hoãn thời điểm thi hành vì lo ngại tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, nhất là TTCK. Tuy nhiên, cũng nhiều chuyên gia cho rằng không cần thiết phải lùi thời hạn thi hành Thông tư 36.



[​IMG]





Được có bao nhiêu



Những lo ngại về Thông tư 36 xuất phát từ những quy định mang tính giới hạn về sở hữu và đầu tư của ngân hàng. Cụ thể, yêu cầu ngân hàng không được sở hữu quá 2 ngân hàng khác và tỷ lệ sở hữu tối đa là 5%. Với việc sở hữu chéo như hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có không ít TCTD phải bán bớt cổ phần ngân hàng đang nắm giữ. Nếu NHNN hoãn thi hành Thông tư 36 thì thị trường sẽ không phải chịu áp lực cung cổ phiếu ngân hàng ồ ạt trước ngày Thông tư có hiệu lực.



Một điểm tích cực được kỳ vọng khi Thông tư 36 được hoãn là nguồn vốn cho thị trường chứng khoán. Trước đây, tại Thông tư 13 tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Đến Thông tư 36 tỷ lệ cho vay chứng khoán giảm xuống chỉ còn 5%. Ngoài ra, với yêu cầu các TCTD muốn cho vay kinh doanh chứng khoán thì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì nguồn vốn từ NHTM cho kinh doanh chứng khoán theo ước tính chỉ còn khoảng 8.000 tỷ đồng. Đây là được coi là lý do khiến những phiên giao dịch của TTCK cuối năm trở nên èo uột.



Theo Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, ông Nguyễn Thanh Kỳ khi Thông tư 36 có hiệu lực sẽ giảm sức cầu của công chúng đầu tư với cổ phiếu, trong đó có cả những đợt cổ phần hóa DNNN. Thực tế, từ đầu năm tốc độ cổ phần hóa rất chậm so với kế hoạch phải thực hiện đến cuối năm 2015 là 432 DNNN. Vì vậy, VASB đề nghị NHNN nên xem xét có lộ trình thích hợp cho việc triển khai thông tư 36 nhằm ổn định thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.



...mà mất thì nhiều



Cái được từ hoãn Thông tư 36 được nhiều người phân tích mà dường như quên đi những thiệt hại. Trên quan điểm người viết, thiệt hại lớn nhất nếu Thông tư 36 được hoãn chính là lòng tin thị trường với NHNN. Còn nhớ, tại buổi họp báo cuối năm 2014, trả lời câu hỏi phóng viên về bài học trong chính sách điều hành của NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định chính là “kiên định, đồng lòng”. Nhờ có kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá mà chính sách tiền tệ từng bước ổn định, tạo dựng lòng tin với nhà đầu tư.



Còn nhớ khi ban hành thông tư 02, sau một loạt kiến nghị của ngân hàng, các cơ quan quản lý đã hoãn thi hành thông tư này đồng thời ban hành quy định về tái cơ cấu nợ. Tại hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF, nhóm công tác ngân hàng đã bày tỏ sự thất vọng rất lớn với NHNN. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế lúc đó và lo ngại sức khỏe các ngân hàng, quyết định hoãn Thông tư 02 có thể “châm chước”. Với tình hình như hiện nay, theo đánh giá của chính NHNN đã cải thiện hơn nhiều, thanh khoản hệ thống an toàn, nợ xấu được rốt ráo xử lý đã có kết quả nhất định thì hoãn hay lùi thi hành Thông tư 36 chắc chắn sẽ đánh mất lòng tin của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mất lòng tin sẽ là sự mất mát lớn lao nhất đối với nhà hoạt định chính sách.



Như báo cáo của Bộ phận phân tích CTCK SSI: “Thông tư mới phản ánh sự quyết tâm của NHNN trong việc quản lý chặt hoạt động cho vay với cá nhân, tổ chức đang nắm giữ, kiểm soát hoạt động của TCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng”. Nói theo cách khác, Thông tư 36 là tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với “nhóm lợi ích” trong hệ thống ngân hàng. Do đó, một sự thay đổi hay hoãn thi hành Thông tư 36 có thể khiến thị trường hoài nghi về quyết tâm của người đứng đầu ngành ngân hàng khi đối diện trực tiếp với những “nhóm lợi ích”, nhân tố thao túng và gây bất ổn cho hệ thống những năm qua.



Không chỉ có vậy, nếu như VASB lo ngại nguồn vốn cho TTCK bị giảm mạnh bởi Thông tư 36 thì nhìn vào chiến lược phát triển TTCK cũng như tuyên bố của Thống đốc trong xây dựng thị trường vốn lành mạnh, quy định này rất cần thiết. Muốn thị trường vốn phát triển, lớn mạnh như thị trường tín dụng thì điều kiện cần là nguồn vốn cho thị trường tự huy động chứ không phải là dòng vốn từ kênh tín dụng. Tiếp tục coi nguồn vốn từ ngân hàng là thiết yếu sẽ khiến TTCK mãi phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng.



Cho đến hiện nay, chưa có bất kỳ phát biểu, tuyên bố nào từ phía cơ quan quản lý ngân hàng về hoãn Thông tư 36. Do đó, thay vì kỳ vọng vào hoãn, lùi thi hành Thông tư 36, nhà đầu tư nên thích nghi với “luật chơi mới” cùng tầm nhìn dài hạn hơn trong quyết định đầu tư của mình.


--- Gộp bài viết, 02/01/2015 lúc 17:59, Bài cũ: 02/01/2015 lúc 17:59 ---

http://m.ndh.vn/hoan-thong-tu-36-duoc-va-mat-2015010211512546p4c149.news
 

Heardind

New Member
Sẽ sớm đi vào dĩ vãng thôi Jean, chỉ là cái cớ cho chúng nó thực hiện ý đò của mình thôi...
 

Ho_Lj

New Member
Năm 2015: Nới lỏng trần lãi suất huy động

Thứ Sáu, 02/01/2015 | 12:47 GMT+7



Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết năm 2015 NHNN sẽ có những chính sách nới lỏng hỗ trợ doanh nghiệp.



Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN khẳng định hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2014 đã có những bước chuyển biến tích cực nhờ bám sát các chỉ tiêu định hướng của chính phủ. Trong năm 2015, tùy từng điều kiện cụ thể, NHNN sẽ có những chính sách nới lỏng trần lãi suất huy động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục vụ sản xuất kinh doanh…



- Thưa bà, có nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng không đạt mục tiêu đề ra?



Tính đến ngày 19/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65%. Về huy động vốn tăng 15,15%, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 16,31%. Tăng trưởng tín dụng năm 2014 dự kiến đạt chỉ tiêu định hướng 12 - 14% đề ra từ đầu năm; trong đó, đến ngày 19/12, tín dụng tăng 11,8% so với cuối năm 2013.



Mặt bằng lãi suất hiện giảm 1,5 - 2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5 - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm. Theo đó, lãi suất của các khoản vay cũ được các tổ chức tín dụng (TCTD) tích cực điều chỉnh giảm; dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3%; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 10,65%, giảm so với tỷ trọng 19,72%.



Đặc biệt, đường cong lãi suất hình thành rõ nét, qua đó tạo điều kiện cho các TCTD huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ và giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế, hỗ trợ DN trong sản xuất kinh doanh…



- Vậy còn các thị trường tỉ giá, ngoại hối và vàng sẽ bình ổn ra sao, thưa bà?



Ngay từ đầu năm bám sát các mục tiêu của Chính phủ, NHNN đưa ra các giải pháp, đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và vàng; triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt gắn kết với các chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng.



Thị trường vàng năm 2014 có diễn biến ổn định, NHNN không phải tổ chức đấu thầu bán vàng miếng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng để nhập khẩu vàng trên thị trường quốc tế. Diễn biến ổn định của thị trường vàng đã góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô.



Quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD tiếp tục được thực hiện theo đúng Đề án đã được phê duyệt, trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, an toàn hệ thống TCTD và khả năng chi trả của các TCTD được đảm bảo. Các giải pháp xử lý nợ xấu đã được ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt, nợ xấu tiếp tục được xử lý.



Chính sách tiền tệ đã có sự phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là phối hợp với chính sách tài khóa, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.



- Bà có nói đến chính sách tiền tệ đã được tổ chức hợp lý nhưng nợ xấu vẫn là những “điểm nghẽn” không dễ khắc phục?



Kế hoạch năm nay, NHNN giao cho VAMC mua nợ 80.000 tỷ đồng đến 120.000 - 125.000 tỷ đồng. Việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ khó khăn, là công việc của cả nền kinh tế, các cấp, các ngành mà VAMC, theo tui chỉ là một công cụ.



Đến thời điểm này, VAMC đã xử lý nợ xấu trong năm 2014 được khoảng hơn 4.000 tỷ đồng, bao gồm xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ… Ngoài ra, VAMC còn tham gia hỗ trợ đắc lực các TCTD giải quyết nợ xấu như thực hiện cơ cấu nhiều khoản nợ cho khách hàng thông qua việc điều chỉnh lãi suất về mức thấp hơn.



Chúng ta cần nhìn nhận thực tiễn nợ xấu là quá trình tích tụ do nhiều nguyên nhân, nên cách thức xử lý cần được triển khai đồng thời trên nhiều giải pháp, chứ không có một công cụ nào giải quyết triệt để. Thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp trong phạm vi hệ thống như tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu… Trong quá trình cấp tín dụng mới, các TCTD và NHNN rất thận trong kiểm soát để hạn chế nợ xấu mới phát sinh.



- Định hướng quản lý của NHNN trong năm 2015 sẽ nhấn mạnh vào trần lãi suất, thưa bà?



tui khẳng định, trần lãi suất đã được dỡ bỏ đối với kỳ hạn trên 6 tháng và hiện nay, mức trần chỉ áp dụng với kỳ hạn dưới 6 tháng. Diến biến trên thị trường cho thấy, nhiều TCTD đã hạ lãi suất thấp hơn trần quy định. Như vậy, trần lãi suất đóng vai trò là “barie” để từ đó các ngân hàng có lợi thế huy động với lãi suất thấp, còn những ngân hàng quy mô nhỏ hơn huy động ở mức sát trần. Trần lãi suất vẫn đảm bảo linh hoạt cho quy định lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và NHNN tiếp tục theo dõi sát, cân nhắc các yếu tố ổn định vĩ mô, an toàn hoạt động ngân hàng và khả năng kiểm soát mọi vấn đề để khi có điều kiện sẽ bỏ trần huy động.



Về điều hành công cụ lãi suất, NHNN phụ thuộc nhiều vào kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát. Dự báo chung năm 2015, lạm phát khoảng 2%, thậm chí có dự báo thấp hơn. Nhưng nhìn vào số liệu lạm phát bình quân của 11 tháng năm ngoái trên 4%, còn nhìn về tương lai mục tiêu Chính phủ đặt ra là 5%. Như vậy, NHNN điều hành bám sát mức lạm phát trung bình nên điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu 5% về cơ bản sẽ ổn định như hiện nay. NHNN sẽ bám sát diễn biến từng tháng, từng quý để có những điều hành chính sách phù hợp và về tăng trưởng tín dụng năm 2015, NHNN dự tính trong khoảng 13 - 15%...



- Xin Thank bà!
 

vietkute1503

New Member
Thông tư 36 cứ ra,ndt đập chết cái tt này,xem anh bằng với anh bình ăn nói sao với anh 3,quả này cho chúng nó nghỉ việc,chưa kể sẽ lôi sai phạm của nó ra mà..............
 

lifestronger

New Member
Ông Andy Hồ: Dòng vốn FII vào Việt Nam đang trong xu hướng tăng

Thứ Sáu, 02/01/2015 | 14:42 GMT+7



Theo CIO của Tập đoàn VinaCapital, năm 2015 sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam thông qua kênh FDI lẫn FII.



Năm 2015 được dự báo là năm thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường tài chính trong nước, đồng thời các yếu tố đầu vào giảm trong những tháng cuối năm 2014 là tín hiệu quan trọng để các nhà đầu tư lạc quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2015. Xung quanh nội dung này chúng tui đã có trao đổi với ông Andy Ho, Giám đốc điều hành - trưởng bộ phận đầu tư (CIO) của tập đoàn VinaCapital – tập đoàn hàng đầu Việt Nam về quản lý tài sản, quản lý đầu tư và phát triển bất động sản, sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng với tổng tài sản quản lý gần 1,5 tỷ đô la Mỹ.





Ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam năm 2014?



Trong năm 2014, kinh tế Việt Nam đang trong xu hướng cải thiện, các chỉ số vĩ mô chủ yếu khá ổn định và sẽ dần tốt hơn trong năm tới. Giá xăng dầu thế giới hiện đã và đang xuống thấp kỷ lục khiến chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đi rất nhiều và qua đó sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP. Các loại sản phẩm sẽ được điều chỉnh về mức giá cạnh tranh hơn so với thị trường thế giới và qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu.



Khi lạm phát đã được kiềm chế một phần do giá dầu hạ dẫn đến chi phí vận tải giảm, người tiêu dùng sẽ cảm giác mức thu nhập khả dụng của mình cao hơn trước dẫn đến việc nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ tăng mạnh và giúp tăng trưởng GDP trong thời gian tới.



Ông có cho rằng tiến trình cải cách các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện riêng trong năm 2014 thành công không?



Hoạt động tái cấu trúc/cổ phần hóa các DNNN trong năm 2014 đã có rất nhiều khởi sắc. Một số doanh nghiệp đã thực hiện thành công việc IPO và được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.



Tuy nhiên để cổ phần hóa trên 400 DNNN với thời gian 2 năm 2014-2015, việc thực hiện cần rất nhiều nỗ lực và chúng tui tin rằng, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng sẽ có sự điều chỉnh kịp thời cho những kế hoạch IPO tiếp theo được thành công hơn.



Tại hội nghị của VinaWealth vào đầu tháng 12, ông khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2015, điều gì khiến ông tin là kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn trong năm 2015 khi mà cầu đang yếu, các doanh nghiệp vẫn khó khăn cục bộ?



Lý do để chúng tui lạc quan vào triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2015 rất dễ thấy:



Về mặt chủ quan, các chính sách kinh tế đang đi đúng hướng, chỉ ra những vấn đề chính cần cải thiện, nổi bật nhất có thể kể đến việc cải tổ hệ thống ngân hàng, kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, từng bước giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.



Các yếu tố trên đã giúp giảm nhẹ chi phí tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp họ có thêm các cơ hội tiếp cận vốn vay nhằm phát triển sản xuất, góp phần khơi thông dòng tiền nhàn rỗi trong dân đưa vào các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, bất động sản hay tiêu dùng, làm cho hoạt động của các lĩnh vực này khởi sắc, thị trường bất động sản “ấm” dần hơn ...



Về mặt khách quan, các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng bắt đầu hồi sinh, nhu cầu tiêu dùng tăng hơn trước, đặc biệt là khi giá dầu giảm mạnh, các thị trường hàng hóa khởi sắc và Việt Nam, với nền kinh tế phụ thuộc khá lớn vào việc xuất khẩu, lợi ích sẽ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP thế giới.



Ông cũng từng cho rằng, năm 2015 thu nhập của các doanh nghiệp sẽ tăng. Đâu là lý do chính (ngoài lý do tăng trưởng kinh tế) để ông cho rằng thu nhập của các doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 10%-15% trong năm 2015?



Thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi doanh thu tăng lên và chi phí sản xuất kinh doanh giảm đi. Hiện tại, lãi suất cho vay đang ở mức "chịu đựng được",các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất với chi phí tài chính giảm hơn rất nhiều so với trước đây.



Giá dầu đang trên đà giảm, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí vận hành, vận tải không nhỏ.



Hơn thế nữa, do lãi suất ngân hàng tại Việt Nam và ở các nền kinh tế lớn trên thế giới đã và đang được điều chỉnh giảm, điều này sẽ khiến người dân chuyển tiền từ việc gửi tiết kiệm sang các kênh kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như địa ốc, chứng khoán hay sử dụng cho tiêu dùng...qua đó, tạo ra nhiều nhu cầu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, mở rộng độ rộng thị trường giúp các doanh nghiệp có động lực để phát triển, tạo thêm sản phẩm để đáp ứng nhu cầu nhu cầu tiêu dùng nội địa và nhu cầu xuất khẩu.



Các yếu tố này (giá dầu, chi phí tài chính, nhu cầu tiêu dùng) có thể được coi là những yếu tố chính giúp thu nhập doanh nghiệp có thể tăng 10-15% trong năm 2015.



Vì sao ông cho rằng năm 2015 sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng? Cụ thể là nhà đầu tư trực tiếp hay gián tiếp (trên TTCK) sẽ tăng?



Lượng giải ngân FDI đã đạt khoảng 12-13 tỉ USD trong năm 2014 và dự kiến trong năm 2015, có thể cả những năm tiếp theo, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng cao hơn các năm trước.



Chỉ tính khoản đầu tư trực tiếp cam kết của tập đoàn Samsung đã vượt trội so với các năm qua, chưa kể đến các tập đoàn khác trong đó LG đã điểu chỉnh chiến lược sản xuất dài hạn của mình bằng việc mở thêm các cơ sở tại Việt Nam ... những hoạt động này sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm mới chuyên về sản suất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.



FDI là dòng tiền đầu tư khá ổn định, dựa trên các yếu tố vĩ mô và không phụ thuộc vào những biến động tạm thời của thị trường nên có thể nói rằng, các nhà đầu tư quốc tế đang đáng giá cao sự phát triển kinh tế Việt Nam về mặt vĩ mô, môi trường đầu tư cũng như sự ổn định về mặt chính trị. Niềm tin của nhà đầu tư đối với Việt Nam đã trở lại mạnh mẽ hơn mà ví dụ gần đây nhất là việc Moody’s và Fitch nâng mức đánh giá về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.



Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã đạt 200-250 triệu USD trong năm 2014 và đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. Thị trường chứng khoán là 1 kênh đầu tư hấp dẫn nhưng thị trường bất động sản cũng là một kênh đầu tư rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của nền kinh tế cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top