korea_huy

New Member
Download Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ trong chiến lược chuyển đổi các tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế

Download miễn phí Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ trong chiến lược chuyển đổi các tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế





Chiến lược đầu tư mang tính chủ động: áp dụng chiến
lược này, danh mục đầu tư thường tập trung vào các công cụ tài
chính mang tính mạo hiểm, mức độ rủi ro cao như đối với việc
đầu tư - kinh doanh cổ phiếu, các công cụ tài chính phái sinh và
liên quan nhiều đến yếu tố tạo lập thị trường.
Với việc áp dụng chiến lược này, các nhà hoạch định kỳ vọng vào
sự tăng trưởng về giá trị tương lai hay vào sự phát triển đột biến
để lựa chọn ngành, lĩnh vực và các chứng khoán cụ thể. Điều này
đòi hỏi phải sử dụng thuần thục cả hai loại công cụ phân tích nêu
trên để có thể phát huy tính chủ động, không ngừng chuyển hóa
cơ cấu tài sản và đổi mới chứng khoán.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ trong chiến
lược chuyển đổi các tổng công ty nhà nước
theo mô hình tập đoàn kinh tế
Để thực hiện việc đầu tư - kinh doanh chứng khoán trên thị
trường tài chính, đòi hỏi công chúng và các nhà đầu tư không chỉ
có kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK)
mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát thực
trạng, phân tích xu hướng phát triển của thị trường vốn. Để làm
được điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tiến hành khảo sát
thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích từng
chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm hạn
chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Với lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt này, chỉ những
chuyên gia và các nhà đầu tư chuyên nghiệp mới có thể thực
hiện được. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư với khả năng
hạn chế về tri thức, thông tin và công nghệ đã được giải quyết
bởi quá trình hợp tác và phân công lao động xã hội trong hoạt
động đầu tư - kinh doanh chứng khoán. Từ nhu cầu thực tiễn đã
dẫn đến sự hình thành từng bước những mối quan hệ kinh tế tất
yếu trên cơ sở của sự phân công và phối hợp những quan hệ về
sở hữu vốn, quản trị và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư một
cách có tổ chức... Cùng với nó, những người chủ sở hữu vốn đầu
tư thành lập những tổ chức tài chính dưới mô hình như: “quỹ đầu
tư”, “công ty đầu tư”, “công ty quản lý quỹ đầu tư”...
Quỹ đầu tư (QĐT) và công ty quản lý quỹ đầu tư (CtyQLQ) ra đời
xuất phát từ nhu cầu nội tại của thị trường tài chính và khi TTCK
đã phát triển ở mức độ nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng,
mặc dù TTCK đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XV nhưng các QĐT,
CtyQLQ mới chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và phát
triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX đến nay.
QĐT và CtyQLQ thường được hình thành một cách tuần tự, từ
đơn giản đến phức tạp, quy mô từ nhỏ đến lớn và mô hình tổ
chức - quản lý ngày càng hoàn thiện, phạm vi hoạt động từ quốc
gia đến quốc tế. Lịch sử phát triển của các QĐT, CtyQLQ cho
thấy, mô hình khởi điểm là các QĐT tập thể, chưa phải là pháp
nhân, sau đó là thời kỳ phát triển của các QĐT dưới dạng công ty
theo mô hình “đóng” rồi mới xuất hiện và phát triển dưới mô hình
“mở”.
Từ thực tiễn, sự phát triển không ngừng của các QĐT và CtyQLQ
trên thị trường tài chính là một trong những kết quả trực tiếp của
sự phát triển của phân công lao động xã hội trong lĩnh vực tài
chính.
Các QĐT và CtyQLQ đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu như
sau:
- Huy động vốn đầu tư;
- Quản lý và thực hiện quá trình đầu tư trên cơ sở các nguồn vốn
đã huy động được;
- Lưu ký, bảo quản tài sản và tổ chức giám sát các hoạt động đầu
tư;
Để thực hiện những nhiệm vụ này, QĐT và CtyQLQ đầu tư phải
giải quyết tốt những mối quan hệ trên TTCK, thị trường tiền tệ.
Trong đó, có những mối quan hệ với các ngân hàng, công ty tài
chính… với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành, lưu ký, bảo
quản tài sản, giám sát hoạt động của các CtyQLQ đầu tư hay
thực hiện các hợp đồng ủy thác huy động vốn, quản lý danh mục
đầu tư cho các QĐT.
Những nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư là nhiệm vụ quan trọng nhất, giữ vai trò quyết
định đến sự thành công hay thất bại đối với mọi QĐT, CtyQLQ
đầu tư. Vì vậy, để tiến hành đầu tư, các QĐT, CtyQLQ đầu tư
phải tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình hoạt động đầu tư
(theo Sơ đồ a)
Để nghiên cứu đầu tư, các QĐT và CtyQLQ đầu tư sử dụng công
cụ phân tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ
mô như: phân tích sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách
kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế quốc tế… tác động tới hoạt
động đầu tư - kinh doanh chứng khoán; phát hiện, đoán
khuynh hướng phát triển và những biến động có thể sảy ra đối
với toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là đối với thị trường tài chính và
triển vọng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng
thời, để tính toán khả năng sinh lời, triển vọng tăng trưởng, phân
tích rủi ro đối với từng loại chứng khoán cụ thể; QĐT, CtyQLQ
đầu tư sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để thực hiện điều này.
Mục tiêu đầu tư được xác định và thiết lập trên cơ sở những kết
quả nghiên cứu thị trường và phân tích lợi nhuận, rủi ro theo quy
trình như sơ đồ 3. Đồng thời, phải xuất phát từ khả năng tài
chính, khả năng tham gia của các nhà đầu tư, những đặc điểm và
mục tiêu thành lập quỹ... Trên cơ sở đó, phải xác định mục tiêu
đầu tư là thu nhập, lãi vốn hay kết hợp cả hai mục tiêu này để
bảo tồn và phát triển quỹ một cách hiệu quả nhất.
Mục tiêu đầu tư được thực hiện thông qua các chiến lược đầu tư.
Nghĩa là, chiến lược đầu tư phải được thành lập trên cơ sở mục
tiêu đầu tư. Căn cứ vào mục tiêu đầu tư chủ động xây dựng
chiến lược đầu tư để xác định cơ cấu tài sản (phân bố tài sản) và
lựa chọn chứng khoán theo hướng năng động hay theo cơ cấu
ổn định. Từ đó hình thành chiến lược đầu tư mang tính chủ động
hay thụ động hay sử dụng chiến lược hỗn hợp cả hai thuộc tính
này để hình thành danh mục đầu tư.
Chiến lược đầu tư mang tính chủ động: áp dụng chiến
lược này, danh mục đầu tư thường tập trung vào các công cụ tài
chính mang tính mạo hiểm, mức độ rủi ro cao như đối với việc
đầu tư - kinh doanh cổ phiếu, các công cụ tài chính phái sinh và
liên quan nhiều đến yếu tố tạo lập thị trường.
Với việc áp dụng chiến lược này, các nhà hoạch định kỳ vọng vào
sự tăng trưởng về giá trị tương lai hay vào sự phát triển đột biến
để lựa chọn ngành, lĩnh vực và các chứng khoán cụ thể. Điều này
đòi hỏi phải sử dụng thuần thục cả hai loại công cụ phân tích nêu
trên để có thể phát huy tính chủ động, không ngừng chuyển hóa
cơ cấu tài sản và đổi mới chứng khoán.
Ngược lại, chiến lược đầu tư mang tính thụ động thường dàn trải
tài sản và đa dạng hóa chứng khoán trong danh mục đầu tư;
nhằm bù đắp giữa lợi nhuận và rủi ro để có được thu nhập ổn
định, hạn chế rủi ro đến mức có thể chấp nhận được đối với từng
chứng khoán cụ thể. Với việc áp dụng chiến lược này, các nhà
hoạch định thường phân bổ tài sản chủ yếu vào các công cụ tài
chính có thu nhập tương đối ổn định như trái phiếu Chính phủ,
hay thiết lập danh mục đầu tư theo kết cấu chỉ số. Về bản chất,
đây chỉ là sự sao chép lại một cách thụ động mức lợi nhuận của
toàn thị trường và không kỳ vọng vào loại hình chứng khoán và
lĩnh vực kinh tế cụ thể nào, còn kết quả hoạt động đầu tư thì bị lệ
thuộc vào diễn biến khách quan của thị trường. Trong những điều
kiện đặc biệt, chiến lược này phát huy được hiệu quả
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top