anh_peo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Tổng quan về tranh chấp chủ quyền biển đảo và tòa án công lý quốc tế. Thực tiễn xét xử của tòa án công lý quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển đảo. Giải pháp đề xuất đối với Việt nam khi tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án công lý quốc tế về chủ quyền biển đảo

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Toà án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc ( gọi tắt là ICJ) là một
thiết chế tài phán có ảnh hưởng trên thế giới, Tòa đã có những đóng góp lớn cho
việc duy trì hòa bình và công lý trên thế giới. Khi các tranh chấp đã đưa ra Tòa để
giải quyết thì phán quyết của Toà có giá trị pháp lý quốc tế và có hiệu lực bắt buộc
các bên phải tuân theo. Phán quyết sẽ được thi hành dưới sự bảo trợ của Đại hội
đồng và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Thứ hai, khi xét xử và ra phán quyết Toà căn cứ vào các Quy phạm chứa đựng
trong các Nguồn cơ bản như các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc Tế (Jus cogens),
Hiến chương của Liên Hợp Quốc, Quy chế của Toà ( Statute of the Court) và Luật
của Toà ( Rules of the Court), các điều ước quốc tế (viết tắt là ĐƯQT) mà các bên
tham gia tranh chấp ký kết, các luận cứ pháp lý và thực tiễn được các bên tham gia
tranh chấp cung cấp .... Từ đó có thể thấy quy trình xét xử và ra phán quyết của Toà
tuân theo quy chuẩn rất phức tạp và kết quả tố tụng phụ thuộc rất lớn đến quá trình
tranh tụng của các bên. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, hiểu rõ quy chế hoạt động
và thủ tục tố tụng của Toà để khi quốc gia tham gia có thể thực hiện đúng quy trình
làm việc của Toà.
Thứ ba, Biển chiếm hơn 71% bề mặt hành tinh, được xem là cái nôi cuối cùng
của sự sống trên Trái đất, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái và được xem là
“hy vọng cuối cùng”, là “nơi nương tựa cuối cùng” của loài người [1]. Trong hơn
20 thế kỷ vừa qua, con người đã khai thác gần như cạn kiện các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên đất liền. Ngày nay, con người có xu hướng nghiên cứu, thăm dò và
đã khai thác các nguồn tài nguyên còn tiềm ẩn trên biên và lòng đất dưới đáy biển,
các nguồn tài nguyên này có thể kể đến như thuỷ sản, dầu khí, tài nguyên thiên

nhiên khác … Mặc khác, nhiều nơi biển đảo chiếm một ví trí vô cùng quan trọng
trong giao thương hàng hoá và vị trí địa chính trị. Nhân loại đã nhận thức rằng, thế
kỷ 21 là kỷ nguyên tiến ra biển, làm chủ biển, điều này được hiểu trong thế kỷ này
loài người sẽ từng bước khai thác các nguồn lợi tiềm ẩn vô cùng lớn ở trên biển để
phục vụ cho phát triển kinh tế. Một nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển
mà ở trên đất liền. Biển không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ
quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực. Nói
cách khác, biển đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy mà
các vấn đề liên quan đến biển trên thế giới diễn ra rất phức tạp. Ngày nay, các cuộc
tranh chấp liên quan đến vấn đề trên biển diễn ra ngày càng gay gắt không những ở
Việt Nam nói riêng và toàn thể thế giới nói chung.
Thứ tư, thực tiễn Việt Nam hiện nay đã và đang đối đầu với những vấn đề liên
quan đến tranh chấp trên biển rất phức tạp. Hiện tại nước ta đang ở thế “nước bé”
bên cạnh các cường quốc sát sườn cùng hướng đến những lợi ích trên biển. Chính
thực trạng này dẫn đến các tranh chấp trên biển vừa mang màu sắc chính trị vừa
mang yếu tố kinh tế. Nhận thức rõ điều này, tại Cương lĩnh xây dựng đất nước quá
độ lên CNXH được báo cáo tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua cũng đã
khẳng định quyết tâm của Đảng ta:
“ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự
chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh
thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”.
Đặc biệt, Tại phiên họp ngày 21/06/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển
Việt Nam với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối (99,8%). Với việc thông qua
Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế
độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
(viết tắt là UNCLOS 1982). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và
phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Qua đó cho thấy quyết tâm của toàn Đảng,

toàn nhân dân trong việc gìn giữ chủ quyền thiêng liêng trong thời kỳ xây dựng đất
nước thời đại mới.
Với những lý do nêu trên mà đề tài này được thực hiện vì tính cấp thiết và
thiết thực đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Những nội dung cần đạt được khi thực hiện luận văn
Một là, lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ICJ. Nguyên tắc hoạt động và
thẩm quyền của Tòa.
Hai là, nội dung các vụ việc tranh chấp liên quan đến biển điển hình mà Tòa
đã xét xử. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở lịch sử để Tòa căn cứ ra phán quyết,
từ đó rút ra những cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm cho nước ta khi tham gia
giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại Tòa.
Ba là, các tranh chấp hiện này của nước ta trên biển, thực trạng của các tranh
chấp đó. Tính cấp thiết phải có cơ chế pháp lý hữu hiệu để chúng ta tự bảo vệ trong
mọi tình huống trên cơ sở phù hợp với Luật pháp Quốc tế.
Bốn là, trong tương lai các vấn đề trên biển của Việt Nam có thể được đưa ra
Toà để phân xử, chúng ta cần chuẩn bị những gì để tham gia tranh tụng.
Năm là, các cơ chế để đảm bảo phán quyết của Tòa được thực thi.
Sáu là, các kiến nghị, đề xuất để xây dựng một đội ngũ các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu khoa học, các luật sư, thẩm phán đủ khả năng tham gia vào tất cả
các hoạt động của Toà.
2. Tính mới và mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số đề tài có nội dung liên quan, các bài viết
trên các tạp chí luật học, tạp chí khoa học nhận thấy đề tài này ở nước ta chưa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

theduong95na

New Member
Re: Quy chế và thực tiễn xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế về giải quyết chủ quyền biển đảo : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

Link die rồi
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình chế biến sữa tiệt trùng và công nghệ bao gói vô trùng Khoa học kỹ thuật 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
K Hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân Công ty Điện toán và truyền số liệu ( Luận văn Kinh tế 0
O Khảo sát quy trình chế biến Fillet cá Tra đông lạnh tại công ty 404 và ảnh hưởng của phương pháp tan Khoa học Tự nhiên 0
N Phương pháp tính lương và quy chế lương thực tế tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh Hợp Nhất Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần Cavico Điện lực và Tài nguyên Luận văn Kinh tế 0
T Chế định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn thiện các quy định tư Luận văn Kinh tế 0
I Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu, xác lập quy trình chế tạo bột màu đỏ Fe2O3 từ xỉ của quá trình sản xuất H2SO4 từ FeS2 và Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top