Ardell

New Member

Download miễn phí Quan niệm triết học về sự phát triển mang tính văn hóa





Nếu chúng ta xem sự phát triển thuần túy mang ý nghĩa phát triển kinh tế hay
phát triển công nghệ thì điểm H ở lược đồ trên sẽ thể hiện vị trí của những sản
phẩm nền kinh tế v à sản xuất công nghiệp có năng suất với số lượng lớn hơn
điểm L. Ở trường hợp này, một quốc gia như Hoa Kỳ sẽ phát triển vượt bậc
hơn so với chính nó 100 năm trước. Và điều chắc chắn rằng, xét ở khía cạnh
này, Hoa Kỳ cũng sẽ phát triển mạnh hơn so với Kenya hay Liên bang Xô
viết.
Chúng ta cũng xem xét việc định lượng sự phát triển như là yêu cầu đầu
tiên của sự phát triển. Việc định lượng này tạo nên một sự tương phản đáng
chú ý với cái mà tôi gọi là yêu cầu thứ hai của sự phát triển, đó là sự phát
triển mang tính chất văn hóa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN MANG TÍNH VĂN HÓA
H. ODERA ORUKA (*)
Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm sáng tỏ quan niệm triết
học về sự phát triển mang tính văn hoá. Vấn đề được tác giả tập trung vào
ba khía cạnh: một là, quan niệm về phát triển nói chung và phát triển
mang tính văn hoá; hai là, về đạo đức và nội lực (quyền năng) – những vấn
đề đặt ra với các nền văn hoá; ba là, những vấn đề phổ quát và riêng biệt
trong văn hoá.
Trong một công trình được xuất bản nhằm chuẩn bị cho Thập kỷ văn hóa
của Liên hợp quốc (1988 - 1997), Giáo sư Ioanna Kucuradi đã đúng khi
cho rằng, với tư cách kết quả của việc bỏ qua các khía cạnh văn hóa trong
sự phát triển và nhấn mạnh quá mức sự phát triển kinh tế - công nghiệp
dưới ảnh hưởng của các nước phương Tây, các nước ngoài phương Tây
hiện đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, còn bản thân các nước
phương Tây cũng lâm vào một cuộc khủng hoảng giá trị.
Người đi trước lo sợ sẽ đánh mất di sản của mình, trong khi những người đi
sau lại phân vân liệu những giá trị thật sự của họ là như thế nào. Giáo sư
I.Kucuradi cho rằng, những cuộc khủng hoảng ấy đã góp phần tạo nên lý
do căn bản thúc đẩy sự ra đời thập kỷ văn hóa của Liên hợp quốc (1988 –
1997) với tên gọi Thập kỷ của sự phát triển văn hóa(**).
Quả thực, việc chỉ chú trọng phát triển theo hướng công nghiệp mà quên đi
những khía cạnh văn hóa của sự phát triển đã mang lại những phản ứng
được đăng tải trong cuốn Tương lai chung của chúng ta, một bản báo cáo
của Ủy ban Thế giới nhấn mạnh sự tàn phá môi trường do việc phát triển
công nghiệp không được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra, xuất bản tại
Brundland năm 1989. Ngay cả việc bảo vệ môi trường cũng sẽ không khả
thi nếu chúng ta không có sự hiểu biết sâu sắc về những giá trị, những tập
quán văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Một trong những học giả nổi tiếng châu Phi chuyên nghiên cứu lĩnh vực
văn hóa, Giáo sư Ali A.Mazrui, gần đây đã cho xuất bản cuốn Động lực
văn hóa trong đời sống chính trị thế giới (1990). Ông cho rằng, những
khác biệt văn hóa thường nằm ở vị trí tận cùng trong các vấn đề toàn cầu
và những chênh lệch kinh tế - xã hội.
Chúng ta đều biết rằng, vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX,
nhiều quốc gia châu Phi đã có những kế hoạch hoàn hảo nhằm thúc đẩy sự
cất cánh của công nghiệp. Họ nhấn mạnh đến lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là
giáo dục công nghệ, kỹ thuật; lập những kế hoạch có tính khả thi cho
những dự án phát triển đột phá; đào tạo nhân lực và nhập khẩu tư bản từ
mọi nơi trên thế giới. Nhưng chẳng bao lâu, châu Phi đã phải chứng kiến
tình trạng xung đột dân tộc, chủ nghĩa cục bộ địa phương, chủ nghĩa quân
phiệt trong chính trị, tham nhũng, độc tài công khai và sự áp đặt ý thức hệ
từ bên ngoài. Và đã xuất hiện những biện pháp cơ bản để giải quyết những
bước thoái bộ này với nguyên nhân chính được xác định là do châu Phi đã
bỏ qua những khía cạnh văn hóa trong sự phát triển. Những vấn đề xung
đột dân tộc, chuyên quyền và áp đặt ý thức hệ từ bên ngoài là dấu hiệu của
những nhân tố văn hóa làm chia rẽ một quốc gia với phần còn lại của thế
giới.
Mục đích chủ yếu của tui trong bài viết này là đưa ra một ý kiến rõ ràng
mang ý nghĩa “phát triển có tính văn hóa” và làm thế nào để điều này có
thể liên hệ với vấn đề kinh tế hay sự phát triển công nghiệp.
Quan niệm về phát triển nói chung và phát triển mang tính văn hóa
Có lẽ không ai phủ nhận sự phát triển là quá trình vận động từ một vị trí
này đến một vị trí khác, thường là từ những vị trí thấp lên vị trí cao hơn.
L H
Nếu chúng ta xem sự phát triển thuần túy mang ý nghĩa phát triển kinh tế hay
phát triển công nghệ thì điểm H ở lược đồ trên sẽ thể hiện vị trí của những sản
phẩm nền kinh tế và sản xuất công nghiệp có năng suất với số lượng lớn hơn
điểm L. Ở trường hợp này, một quốc gia như Hoa Kỳ sẽ phát triển vượt bậc
hơn so với chính nó 100 năm trước. Và điều chắc chắn rằng, xét ở khía cạnh
này, Hoa Kỳ cũng sẽ phát triển mạnh hơn so với Kenya hay Liên bang Xô
viết.
Chúng ta cũng xem xét việc định lượng sự phát triển như là yêu cầu đầu
tiên của sự phát triển. Việc định lượng này tạo nên một sự tương phản đáng
chú ý với cái mà tui gọi là yêu cầu thứ hai của sự phát triển, đó là sự phát
triển mang tính chất văn hóa.
Ở yêu cầu thứ hai này, tui xem xét điểm H ở một thứ hạng cao hơn hay giá
trị hơn điểm L, nhưng dưới dạng chất lượng cao hơn của quá trình tự nhận
thức của một nền văn hóa nhất định hay của các nền văn hóa khác nhau
cùng với sự nhận thức mang tính đạo đức, nguyện vọng chính đáng của
những quốc gia, những dân tộc đã đạt đến điểm H trong sự so sánh với
những dân tộc, những quốc gia khác mới đang ở điểm L. Ví dụ, theo cách
hiểu thông thường thì điều này có nghĩa là, những công dân ở điểm H nhận
thức được những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong văn hóa của
mình và sẵn sàng loại bỏ những hạn chế đó để thay thế bằng những giá trị
phù hợp mà họ vay mượn từ bên ngoài. Một cá nhân như vậy sẽ không bị
giam hãm bởi sự cuồng tín trong nền văn hóa tinh khiết của anh ta và những
điều vô lý của những nền văn hóa xa lạ khác; do vậy, cá nhân đó sẽ có được
ý chí vững vàng để hướng tới tiếp nhận các giá trị từ những nền văn hóa xa
lạ ấy.
Những nền văn hóa xa lạ không nhất thiết là những nền văn hóa của các
quốc gia bên ngoài; chúng cũng có thể nằm ngay trong một tiểu bang hay
trong một quốc gia nhất định nào đó. Ở châu Phi, khía cạnh tiêu cực của việc
đề cao dân tộc thường được những thành viên của một sắc tộc nhất định
khuyến khích, động viên khi họ cho rằng, văn hóa tộc người của họ cùng
những giá trị của nó là cao quý và coi văn hóa của những tộc người khác là
vô lý, lố bịch.
Chính vì vậy, ở khía cạnh thứ hai này, sự phát triển được hiểu là khả năng
giải phóng của các cá nhân khỏi sự kiềm tỏa cũng như những thành kiến
văn hóa, đồng thời mang đến cho họ những nhận thức hợp lý nhằm trao đổi
văn hóa với các chủng tộc và các dân tộc khác. Ý nghĩa này của sự phát
triển, như Julius Nyerere đã từng nhận định, là “sự phát triển của dân tộc”
không phải là sự phát triển thuần túy về mặt vật chất, mà là yêu cầu đầu
tiên của sự phát triển.
Với nghĩa thứ hai của sự phát triển - sự phát triển mang tính văn hóa, Hoa
Kỳ không hẳn đã phát triển hơn Kenya hay Nigeria. Và nói chung, thế giới
phương Tây chưa hẳn đã “văn hóa”(***) hơn thế giới ngoài phương Tây.
Trong khi triển khai bài viết này, ngày 1 tháng Tư năm 1991, tui đọc được
bản tin về cuộc điều tra mới của Hoa Kỳ với tiêu đề Tình trạng tội phạm
gia tăng đang kìm hãm nước Mỹ đăng trên tờ Kenya’s Daily Nation; trong
đó nói rõ: ở Hoa Kỳ ngày nay, “...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top