daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế - xã hội. Mục tiêu xã hội của Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư-
ớc. Trong nền kinh tế thị trường và sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu
hoá, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tạo ra những điều kiện cần
thiết và cơ hội thuận lợi cho Việt Nam phát triển. Báo cáo Chính trị tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu “Giáo dục -
Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, những người cán bộ quản lý trong
nhà trường phổ thông (đứng đầu là Hiệu trưởng) phải có trách nhiệm rèn
luyện phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý cho bản thân mình, cho đội ngũ
Giáo viên trong đó đặc biệt là đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm lớp vì họ là
những người có trách nhiệm quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách cho
học sinh. Luật Giáo dục năm 2005 trong điều 31, mục 2, điểm a đã nêu Giáo
viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ “Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp
về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự
tiến bộ của cả lớp”.
Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động giáo dục chủ yếu trong
nhà trường phổ thông, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người thay mặt hiệu trưởng, trực
tiếp triển khai những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của nhà trường đến từng
học sinh trong lớp, đồng thời họ là người chịu trách nhiệm đánh giá học sinh.
Có thể nói người Giáo viên chủ nhiệm lớp là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng
đến từng học sinh để khuyến khích các em nỗ lực học tập, rèn luyện, kịp thời
uốn nắn những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức của học sinh trong lớp mình
phụ trách. Ngày nay do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và một số lý do
khác, có nhiều Giáo viên chủ nhiệm thiếu quan tâm đến công tác quản lý lớp,
theo dõi đánh giá học sinh một cách cảm tính, không tìm hiểu và nắm vững về
học lực, đạo đức cũng như hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của học
sinh, tình cảm giữa Giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh không gắn bó.
Để hoạt động chủ nhiệm lớp đạt được hiệu quả không chỉ cần có sự nỗ
lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần có sự quản lý, chỉ đạo của Ban
giám hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhà trường. Nếu Hiệu trưởng triển
khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động chủ nhiệm
lớp sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao hiệu quả của công tác này.
Hiện nay, việc quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng trong các
nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng còn có những bất cập, hạn
chế, chưa tạo ra động lực cho đội ngũ GVCN nhiệt tình, say mê với công
việc, có một số còn vi phạm đạo đức nhà giáo như trù dập học sinh, nâng
điểm sai quy chế, ép học sinh học thêm để dạy thêm, tình trạng bạo lực học
đường, học sinh sử dụng ma tuý, thuốc lắc...không thể nói đó không phải là
trách nhiệm của nhà trường, của GVCN. Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị
33/2006/CT-TTg về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cuộc vận động “Hai không” với 4 nội
dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục;
nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp của học sinh.
Ngoài ra, chương trình giảng dạy của các trường Đại học Sư phạm đào
tạo giáo viên nói chung có giảng dạy về công tác chủ nhiệm lớp nhưng thời
gian kiến tập và thực tập Sư phạm còn ít, khi mới ra trường giáo viên trẻ thư-
ờng gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý lớp. Họ chưa biết cách tìm hiểu
tâm lý học sinh, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội của học sinh đang
sống, làm cho hiệu quả của công tác chủ nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng được
với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi giàu truyền thống cách mạng, đa số
học sinh THPT trên địa bàn tỉnh là con em nông dân, công nhân, cán bộ công
chức, gia đình buôn bán nhỏ, khá nhiều em thuộc diện cùng kiệt khó nhưng có
tinh thần hiếu học, muốn phấn đấu vươn lên. Người Hiệu trưởng cần có
những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT một cách
phù hợp để giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công việc của mình,
giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Vấn đề này chưa thật sự được
quan tâm, nghiên cứu sâu ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác chủ
nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ
GVCN lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp của các Hiệu trưởng trường
THPT tỉnh Thái Nguyên, tác giả đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ
nhiệm lớp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường
Trung học phổ thông
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của
Hiệu trưởng trường THPT tỉnh Thái Nguyên
4. Giả thuyết khoa học
Nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng
trường THPT giữ vai trò quan trọng trong việc tạo động cơ học tập và hình
thành nhân cách, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh.
Nếu xác lập được các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng được với yêu cầu đổi mới đối
với giáo dục Trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý công tác chủ
nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT tỉnh Thái Nguyên
5.3. Đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT tỉnh
Thái Nguyên, góp phần thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
THPT một cách toàn diện.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung : Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác
chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Về địa bàn: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 6 trường THPT
thay mặt cho các vùng miền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
6.3. Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá trong
khoảng thời gian 5 năm học liền kề (Từ năm học 2005-2006 đến năm học
2009-2010).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Các quyết định, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan
đến nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, Luật Giáo dục, Điều lệ trường Phổ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top