daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................3
4. Nguồn tài liệu.................................................................................................4
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu......................................................4
6. Đóng góp của luận án.....................................................................................5
7. Bố cục của luận án .........................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Singapore .......................................................7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc..................................................13
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở một số nước khác trên thế giới .....................17
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tập trung giải quyết ..........................................................................................21
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ SINGAPORE
- TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010............................................24
2.1. Nhân tố quốc tế .........................................................................................24
2.1.1. Bối cảnh quốc tế................................................................................24
2.1.2. Tình hình khu vực .............................................................................26
2.2. Nhân tố địa lý, văn hóa và lịch sử..............................................................29
2.2.1. Nhân tố địa - kinh tế, địa - văn hóa ....................................................29
2.2.2. Quan hệ Singapore - Trung Quốc trước năm 1990.............................34
2.3. Tình hình Singapore ..................................................................................37
2.3.1. Sự phát triển kinh tế và tình hình chính trị - xã hội ............................37
2.3.2. Chính sách đối ngoại .........................................................................39
2.3.3. Vai trò của Lý Quang Diệu................................................................412.4. Tình hình Trung Quốc...............................................................................44
2.4.1. Sự trỗi dậy kinh tế và cải cách chính trị .............................................44
2.4.2. Chính sách đối ngoại .........................................................................46
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................50
Chương 3. QUAN HỆ SINGAPORE - TRUNG QUỐC TRONG CÁC
LĨNH VỰC TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010.....................................................52
3.1. Quan hệ chính trị- ngoại giao và quốc phòng - an ninh..............................52
3.1.1. Chính trị - ngoại giao.........................................................................52
3.1.2. Quốc phòng - an ninh ........................................................................59
3.2. Quan hệ kinh tế .........................................................................................62
3.2.1. Thương mại.......................................................................................62
3.2.2. Đầu tư ...............................................................................................70
3.3. Một số lĩnh vực quan hệ khác....................................................................83
3.3.1. Văn hóa.............................................................................................83
3.3.2. Khoa học - kỹ thuật ...........................................................................87
3.3.3. Giáo dục và đào tạo ...........................................................................88
3.3.4. Du lịch ..............................................................................................92
3.3.5. Xuất khẩu lao động............................................................................95
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................97
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ SINGAPORE -
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2010............................................99
4.1. Thành tựu và hạn chế ................................................................................99
4.1.1. Thành tựu ..........................................................................................99
4.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 106
4.2. Đặc điểm của quan hệ Singapore - Trung Quốc.......................................112
4.2.1. Quan hệ hai nước mang tính thực dụng cao và khá linh hoạt ...........112
4.2.2. Quan hệ hai nước chịu anh hưởng của nhân tố người Hoa ...............116
4.2.3. Quan hệ hai nước thể hiện rõ vai trò chủ động của Chính phủ Singapore...118
4.2.4. Quan hệ hai nước mang tính bổ sung nhiều hơn cạnh tranh, nhất
là trên lĩnh vực kinh tế.....................................................................120
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4.3. Tác động của quan hệ Singapore - Trung Quốc .......................................122
4.3.1. Đối với Singapore ...........................................................................122
4.3.2. Đối với Trung Quốc ........................................................................126
4.3.3. Tác động đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam ..................... 129
KẾT LUẬN........................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 138
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ..........................................................................................................150
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 1: Thống kê kim ngạch mậu dịch Singapore Trung Quốc (1990 - 2010).......62
Bảng 2: Thống kê cơ cấu hàng hóa trong thương mại Singapore - Trung
Quốc (1992 - 2009) ................................................................................68
Bảng 3: Đầu tư của Singapore vào Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2010........71
Bảng 4: Thống kê tỷ lệ tăng trưởng đầu tư Singapore tại Trung Quốc giai
đoạn từ năm 1990 đến 2010....................................................................74
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CSFTA China - Singapore Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Trung
Quốc - Singapore
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
JCBC Joint Council for Bilateral
Cooperation
Hội đồng hợp tác song phương
JSC Joint stock company Công ty cổ phần
NTU Nanyang Technlogical University Đại học Công nghệ NanYang
NAFTA North American Free Trade
Agreement
Hiệp định mậu dịchTự do Bắc Mỹ
NXB Nhà xuất bản
PAP People's Action Party Đảng Hành động nhân dân
SARS Severe acute respiratory syndrome Hội chứng hô hấp cấp tính
SAT Scholastic Assessment Test Kiểm tra đánh giá học thuật
SCO Shanghai Cooperation
Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
SGD Singapore Dollar Đô la Singapore
SIP Suzhou Industrial Park Khu Công nghiệp Tô Châu
TLTK Tài liệu tham khảo
TLTKĐB Tài liệu tham khảo đặc biệt
TTG Tin thế giới
USD United States dollar Đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, việc xích lại gần nhau của các
quốc gia, dân tộc, khu vực và vùng lãnh thổ để cùng hợp tác và phát triển trở thành
một trong những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh ấy, mọi
quốc gia trên thế giới đều chủ trương đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ nhằm
tận dụng ngoại lực, phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó,
nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa các quốc gia đã và đang là vấn đề hấp dẫn, thu hút
sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nghiên cứu về quan hệ giữa
Cộng hòa Singapore và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nằm trong xu thế đó.
1.2. Singapore là quốc đảo nhỏ bé về diện tích, cùng kiệt về tài nguyên và thiếu
nhân lực, song lại sở hữu vị trí địa chiến lược đặc thù trong an ninh khu vực và giao
thương quốc tế. Singapore lại là “con rồng Châu Á”, là quốc gia đứng trong hàng
ngũ các nước phát triển, có công nghệ kỹ thuật cao, có nguồn tài chính dồi dào, có
kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc thù riêng, quá trình
xây dựng và phát triển của Singapore phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên ngoài.
Quan hệ đối ngoại trở thành một trong những cách tối quan trọng đối với sự
sống còn của Singapore. Trên thực tế, Singapore đã triệt để theo đuổi chính sách đối
ngoại mở cửa, hội nhập và mang tính thực dụng trong mọi tình huống.
Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, nơi có sẵn
đội ngũ nhân công giá rẻ đông đảo. Trung Quốc cũng là cường quốc đang trỗi dậy, là
“công xưởng của thế giới”, là thị trường thương mại khổng lồ, nơi thu hút sự chú ý
đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Singapore. Cùng với sự trỗi dậy
về kinh tế, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng chính trị - kinh tế của mình một cách
mạnh mẽ ra bên ngoài, trước hết là mở rộng sự ảnh hưởng xuống Đông Nam Á.
Singapore và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về chủng tộc, ngôn ngữ và
văn hóa với cộng đồng người gốc Hoa chiếm ¾ dân số Singapore [24; tr26]. Trong
lịch sử, quan hệ giữa vùng đất Singapore ngày nay với Trung Quốc có nhiều nét đặc
thù. Cũng từ nhân tố Người Hoa đông đảo mà Singapore từng bị các quốc gia láng
giềng nghi ngờ là “con ngựa thành Troy” của Bắc Kinh ở Đông Nam Á. Vì vậy,
ngày 3/10/1990, Singapore trở thành nước Đông Nam Á cuối cùng chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Từ sự tương đồng và khác biệt cũng như nhu cầu hợp tác của cả Singapore
lẫn Trung Quốc đã đặt ra vấn đề cần được giải thích rõ: mục tiêu hướng tới của
Singapore và Trung Quốc trong mối quan hệ này là gì? Một nước nhỏ như Singapore,
làm cách nào để đồng thời bảo vệ nền độc lập, lại có thể tận dụng để khai thác tối đa
lợi ích từ một nước lớn đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc? Về phía Trung
Quốc được lợi gì khi quan hệ với Singapore? Bản chất quan hệ Singapore - Trung
Quốc trong 20 năm kể từ thời điểm thiết lập quan hệ đối ngoại là gì? Quan hệ này có
nội dung và đặc điểm như thế nào? Người Hoa vai trò gì trong quan hệ hai nước?
Việt Nam chúng ta chịu tác động như thế nào từ mối quan hệ này?
Từ những vấn đề đặt ra đó, nghiên cứu quan hệ Singapore - Trung Quốc từ
năm 1990 đến năm 2010 không chỉ góp phần hiểu rõ hơn xu hướng vận động
trong chính sách đối ngoại của hai nước sau Chiến tranh Lạnh, quan trọng hơn,
việc làm này góp phần nhận diện rõ nét nội dung, tính chất, đặc điểm và tác động
của cặp quan hệ giữa một nước nhỏ với một nước lớn khổng lồ, đầy tiềm năng và
tham vọng.
1.3. Việt Nam và Singapore là hai quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cùng là
thành viên khối ASEAN. Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như quan hệ
ngoại giao của nhau là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Ở Việt Nam
hiện nay, nghiên cứu về Singapore chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở một số công trình
đề cập đến những thành công của Singapore trong vấn đề xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội, quan hệ Việt Nam - Singapore…, nghiên cứu về quan hệ Singapore - Trung
Quốc gần như bỏ ngỏ. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có quan hệ gần gũi với cả
Singapore và Trung Quốc, đi sâu tìm hiểu quan hệ giữa hai nước nhằm rút ra những
kinh nghiệm bổ ích về đường lối đối ngoại, đồng thời góp phần khỏa lấp khoảng
trống nghiên cứu về lịch sử Singapore ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tui quyết
định lựa chọn đề tài “Quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010” để làm
luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu tin cậy, Luận án tập trung làm rõ sự phát
triển của mối quan hệ Singapore - Trung Quốc trong hai mươi năm kể từ thời điểm
hai nước tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến năm 2010, trên các3
lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại và đầu tư và một
số lĩnh vực khác. Từ đó, Luận án đánh giá thực chất, rút ra những đặc điểm và tác
động của chúng.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình vận động và phát triển của quan hệ giữa Cộng hòa Singapore và
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1990 đến 2010.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ giữa Cộng hòa Singapore
và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1990 đến năm 2010. Sở dĩ chúng tui lấy
mốc 1990 (cụ thể là ngày 3/10/1990) làm mốc mở đầu nghiên cứu quan hệ Singapore
- Trung Quốc vì đây là thời điểm hai nước tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể và toàn diện, chúng tui có đề cập một
cách khái quát về quan hệ Singapore - Trung Quốc trước năm 1990. Năm 2010 được
chọn làm mốc kết thúc nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và bằng
chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Tập Cận Bình thăm Singapore từ ngày 14 đến ngày 16/11/2010.
Về không gian và tên gọi:“Quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010”
hiểu một cách trọn vẹn là quan hệ giữa nước Cộng hòa Singapore và nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa. Trong luận án, chúng tui gọi tắt Cộng hòa Singapore là
Singapore và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc. Luận án chỉ tập trung
nghiên cứu quan hệ Singapore với Trung Quốc (Trung Quốc lục địa, không bao
gồm Hong Kong và Ma Cao) trong khuôn khổ quan hệ song phương, quan hệ theo
cơ chế đa phương không nằm trong phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:
- Những nhân tố tác động đến quan hệ Singapore - Trung Quốc từ năm 1990
đến năm 2010
- Quan hệ song phương Singapore - Trung Quốc trên các mặt: Chính trị -
ngoại giao, quốc phòng – an ninh; Quan hệ hợp tác kinh tế (thương mại và đầu tư)
và một số lĩnh vực quan hệ khác (bao gồm: văn hóa, giáo dục đào tạo, du lịch, xuất
khẩu lao động, khoa học - kỹ thuật). Những nội dung khác không thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận án.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ hai chiều, có tác động qua lại. Tuy
nhiên, với mong muốn làm sáng tỏ tính đặc thù trong quan hệ của Singapore với
Trung Quốc, chúng tui dành dung lượng nhiều hơn đối với chủ thể Singapore.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Làm rõ vai trò, vị trí, mức độ của các nhân tố tác động đến sự vận động, phát
triển của quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010.
- Làm rõ quá trình phát triển và nội dung của quan hệ giữa Singapore và Trung
Quốc từ 1990 đến 2010 thông qua việc đi sâu phân tích các lĩnh vực hợp tác cụ thể.
- Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế, chỉ rõ những đặc điểm riêng,
đánh giá tác động quan hệ Singapore - Trung Quốc đối với một số chủ thể.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:
- Tài liệu gốc
Để thực hiện đề tài, chúng tui khai thác và sử dụng các văn bản, văn kiện
ngoại giao của Chính phủ Singapore và Trung Quốc có liên quan đến quan hệ hai
nước như: Hiệp định hợp tác, tuyên bố chung, thông cáo báo chí nhân các chuyến
thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chúng tui cũng tiếp cận và khai thác
các nguồn tài liệu thống kê, lưu trữ của chính phủ Singapore và Trung Quốc có liên
quan đến đề tài luận án. Đây là nguồn tư liệu chính thống, cung cấp những thông tin
có cơ sở, số liệu thống kê chính xác, đáng tin cậy, là căn cứ chân thực để chúng tôi
tiếp cận nghiên cứu vấn đề này.
Tài liệu tham khảo:
Trong quá trình triển khai luận án, chúng tui đã tiếp cận các công trình chuyên
khảo của các học giả trong và ngoài nước có nội dung đề cập trực tiếp quan hệ
Singapore - Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tui còn khai thác một số bài viết đăng
trong kỷ yếu các hội thảo khoa học hay được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành, các luận văn, luận án, báo chí chính thống định kỳ và một số trang
website uy tín trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến quan hệ Singapore -
Trung Quốc.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Đây là đề tài nghiên cứu thuộc phạm trù lịch sử quan hệ quốc tế nên cách
tiếp cận hệ thống cấu trúc giúp chúng tui xây dựng nên khung phân tích. Ngoài ra,
trong phạm vi nhất định, chúng tui có sử dụng một số lý thuyết thuộc chuyên ngành5
quan hệ quốc tế trong quá trình nghiên cứu để làm rõ sự vận động của quan hệ
Singapore - Trung Quốc trong những năm 1990 đến 2010.
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Với các phương pháp này, quan hệ Singapore -
Trung Quốc sẽ được tái hiện thông qua việc phân tích các sự kiện cụ thể, qua từng
thời kỳ một cách logic và có tính liên kết. Bên cạnh đó, chúng tui cũng sử dụng
phối kết hợp một số phương pháp liên ngành như tổng hợp, thống kê, phân tích, đối
chiếu, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án giới thiệu một cách tương đối đầy đủ về tình hình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung “quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010” theo phân
vùng địa lý.
- Làm rõ các nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ song phương Singapore -
Trung Quốc.
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống
và toàn diện về quan hệ Singapore - Trung Quốc từ 1990 đến 2010 trên các lĩnh
vực: chính trị, ngoại giao, an ninh, quân sự, kinh tế đến văn hóa xã hội trong hai
thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh.
- Từ việc nghiên cứu thực trạng của mối quan hệ song phương trên, Luận án đã
đánh giá thành tựu, rút ra đặc điểm và tác động của mối quan hệ này với các chủ thể.
- Luận án góp phần bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu và lập luận khoa học
đối với việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á, Đông
Nam Á nói chung và quan hệ Singapore - Trung Quốc nói riêng trong hai thập kỷ
sau Chiến tranh Lạnh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được
trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những nhân tố tác động đến quan hệ Singapore - Trung Quốc từ
năm 1990 đến năm 2010
Chương 3. Quan hệ Singapore - Trung Quốc trong các lĩnh vực từ năm 1990
đến năm 2010
Chương 4. Một số nhận xét về quan hệ Singapore - Trung Quốc từ năm
1990 đến năm 2010
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
có xu hướng quan tâm hơn trong việc nghiên cứu lịch sử các nước khu vực Đông
Nam Á , trong đó có Singapore. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu tập trung chủ yếu
vào mô hình phát triển kinh tế, về cộng đồng người Hoa ở Singapore và quan hệ
Việt Nam - Singapore. Những nghiên cứu có nội dung ít nhiều đề cập trực tiếp đến
quan hệ Singapore - Trung Quốc dừng lại ở một số công trình chính sau:
Bài viết “Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Singapore từ sau khi hai nước chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau (1990 - 2000)” của tác giả Trần Độ,
đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/2001 đã khái quát quan hệ hai
nước trước năm 1990. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày sơ lược về quan hệ chính trị,
đề cập đến các nhân tố mới trong quan hệ Singapore - Trung Quốc và đi sâu tìm
hiểu quan hệ kinh tế giữa hai nước từ năm 1990 đến năm 2000 trên cả hai phương
diện chính là quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư. Bằng những con số thống kê
cụ thể, tác giả phác thảo cơ bản những nét chính trong quan hệ kinh tế và khẳng
định: “Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Singapore đã có quy mô tương đối khá, đạt
thành tựu to lớn, tiềm lực hợp tác kinh tế Trung Quốc - Singapore vẫn còn rất
nhiều, cần có cơ chế và biện pháp phù hợp để khai thác và phát huy” [7; tr18].
Cuốn sách “Singapore, đặc thù và giải pháp”của PGS.TS Dương Văn Quảng,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2007), đã chỉ ra những điểm đặc thù đất nước
Singapore với những thuận lợi và khó khăn; phân tích các giải pháp mà Chính phủ
áp dụng nhằm đáp ứng điều kiện đặc thù trên để phát huy lợi thế, khắc phục bất lợi,
khiếm khuyết phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước trở thành một quốc
gia có vị thế ở Đông Nam Á. Chương 7 cuốn sách bàn về quan hệ Singapore -
Trung Quốc với 3 nội dung quan trọng: Quan hệ giữa Singapore - Trung Quốc trước
khi chính thức được thiết lập; Singapore với vấn đề Đài Loan; Quan hệ Singapore -
Trung Quốc từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế. Tác giả đã làm rõ quá trình Trung
Quốc học tập Singapore những kinh nghiệm về phát triển kinh tế, về quản lý, đề cập
khá rõ những vấn đề trọng yếu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước và sự điều chỉnh
quan hệ giữa hai nước trong tình hình mới. Về thời gian, chương sách nghiên cứu7
dừng lại ở năm 2005. Nhìn chung, nghiên cứu này mang tính chất đặt vấn đề, chưa
có sự hệ thống hóa, phân tích và đánh giá sâu. Mặc dầu vậy, công trình đã cung cấp
cho chúng tui khá nhiều tư liệu quý khi nghiên cứu về mối quan hệ này.
Liên quan đến vấn đề luận án quan tâm còn có một số nghiên cứu như: Luận
án Tiến sĩ: “Vai trò người Hoa trong sự phát triển của Trung Quốc từ 1978 đến
2005” của Đỗ Ngọc Toàn bảo vệ năm 2009 tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cũng
đã đề cập đến vấn đề dưới góc độ quan hệ và tác động của người Hoa Singapore đối
với Trung Quốc. Tác giả khai thác hai lĩnh vực quan trọng trong quan hệ song
phương bao gồm quan hệ kinh tế và quan hệ văn hóa. Những kết quả nghiên cứu
của tác giả đã được chúng tui kế thừa khi triển khai đề tài.
Ngoài ra, một số vấn đề có liên quan đến quan hệ Singapore - Trung Quốc
được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về Singapore nói chung, về chính
sách đối ngoại và về người Hoa ở Singapore. Trong số đó, một số công trình có đề
cập về Singapore và quan hệ Singapore - Trung Quốc như: Trần Khánh (1993), “Vị
trí Singapore trong hợp tác kinh tế quốc tế” (in trong cuốn Đông Nam Á trên đường
phát triển); Trần Khánh (2003), “Vị trí Singapore trong ASEAN” (Chuyên đề của
đề tài cấp Nhà nước Độc lập “Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI”);
Châu Thị Hải (1998), Vị trí kinh tế người Hoa ở các nước ASEAN, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 3; Dương Văn Quảng, “Về chính sách đối ngoại độc lập tự
chủ và năng động của Singapore”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3/2007… Về cơ
bản, các công trình trên ít nhiều có nội dung liên quan đến quan hệ Singapore -
Trung Quốc. Đây là nguồn tư liệu có thể sử dụng, giúp chúng tui định hình góc nhìn
tổng thể và sâu sắc hơn vấn đề mà đề tài đặt ra.
Nhìn chung, ở Việt Nam, nghiên cứu về quan hệ Singapore - Trung Quốc còn
rất khiêm tốn. Các công trình đã công bố chủ yếu viết về điều kiện đặc thù của
Singapore, giải thích những nguyên nhân thành công của nước này trong phát triển
kinh tế, chưa đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa Singapore với các đối tác bên ngoài,
đặc biệt là với Trung Quốc.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Singapore
Quan hệ với Trung Quốc có vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại của
Singapore. Vì vậy, các nhà khoa học Singapore đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Singapore, có thể điểm qua một số
công trình tiêu biểu như: "Rising Dragon, Crouching Tigers? Comparing the
Foreign Policy Responses of Malaysia and Singapore Toward a Re-emerging
China, 1990 - 2005" của tác giả Kuik Cheng - Chwee, Lee Research, Biblio Asia
Vol.3.No4 (2008); "Singapore and Southeast Asia in a Fast changing Landscape:
Coping with the Rise of China and India" của tác giả Amitav Acharya in trong cuốn
“Singapore’s foreign policy: the search for regional order” Nhà xuất bản World
Scientific năm 2007; “Between rising powers China, Singapore and India” của tác
giả Asad Latif do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) xuất bản năm 2007.
Về cơ bản, các công trình trên làm rõ chính sách đối ngoại của Singapore
trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy với tham vọng hướng tới mở rộng hơn nữa
phạm vi ảnh hưởng ở Đông Nam Á, bước đầu đã khẳng định, chính sách đối ngoại
của Singapore đối với Trung Quốc nhằm cân bằng giữa các sức mạnh trong khu
vực. Do tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Singapore, cho nên nội
dung quan hệ Singapore - Trung Quốc trong các công trình kể trên chỉ được đề cập
khái quát. Mặc dầu vậy, đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp chúng tôi
trong việc đi sâu tìm hiểu và đánh giá tổng thể về chính sách của Singapore đối với
Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Nghiên cứu chung về quan hệ Singapore - Trung Quốc từ năm 1990 đến
2010, Giáo sư John Wong và Lye Liang Fook đã có bài viết "20 Years of China -
Singapore: Diplomatic Relations: An Assessment", Viện Nghiên cứu Đông Á
Singapore, năm 2012. Bài viết có tính chất tổng kết quan hệ hai nước vào thời điểm
kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thông qua các sự kiện có chọn lọc,
tác giả đã phục dựng bức tranh quan hệ hợp tác giữa hai nước, khẳng định sự tiến
triển có tính liên tục, ngày càng sâu rộng của mối quan hệ trên. Các tác giả cho
rằng, “Quan hệ song phương Singapore - Trung Quốc được thể hiện ở nhiều cấp độ
khác nhau, từ quan hệ giữa chính phủ với chính phủ, quan hệ giữa các nhà lãnh
đạo cấp cao và quan hệ ngoại giao nhân dân” [125]. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng
lại ở việc hệ thống hóa các sự kiện, chưa đi sâu phân tích và đánh giá tổng thể về
mối quan hệ song phương khá đặc biệt này.
Nghiên cứu về quan hệ an ninh - quốc phòng Singapore - Trung Quốc phải kể
đến: “Singapore’s reaction to rising China: Deep engagement and strategic
adjustment” của tác giả Evelyn Goh, Viện Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng,9
Đại học Nanyang xuất bản 2004; “A Formal Sino - Singapore Defense Relation:
Myth or realyty?”, Luận văn Thạc sỹ về nghệ thuật quân sự và chiến lược của tác
giả Maj Kelvin Koh Chi Wee, Đại học Quốc gia Singapore (1997); CPT Cai Dexian
với bài viết “Hedging for Maximum Flexibility: Singapore's Pragmatic Approach
to Security Relations with the US and China", Tạp chí Pointer, Vol.39 số 2. Các
công trình trên đã làm rõ tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như
tác động của chúng đối với lợi ích chiến lược của Singapore. Các học giả cho rằng,
phản ứng của Singapore trước sự trỗi dậy của Trung Quốc bị chi phối bởi yếu tố
kinh tế. Điều này có tác động đến cách tiếp cận của Singapore trong quan hệ với
Trung Quốc. Các nghiên cứu đề cập rõ, Singapore chủ động trong việc để Trung
Quốc “tham gia sâu” thông qua ngoại giao song phương, trao đổi, hợp tác kinh tế,
cũng như thông qua các tổ chức đa phương khu vực. Mặt khác, Singapore đã xây
dựng sức mạnh quân sự của mình, tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ. Đây là
cách nhằm cân bằng quyền lực và bảo đảm vị trí của nước này ở khu vực
cũng như sự độc lập trong quan hệ với Trung Quốc
Quan hệ kinh tế giữa hai nước là nội dung mà các nhà nghiên cứu Singapore có
số lượng lớn các bài viết. Những nghiên cứu chung về hợp tác kinh tế phải kể đến
như: Henry Wai - Chung Yeung, “The Political Economy of Singaporean Investments
in China” (Tài liệu số 22, Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore,
1999); Các bài viết của nhiều tác giả trong cuốn “Advancing Singapore - China
Economic Relations” Saw Swee - Hock, John Wong đồng chủ biên, Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á Singapore (2014). Những nghiên cứu trên làm rõ sự phát triển nhanh
và liên tục của quan hệ kinh tế Singapore - Trung Quốc sau năm 1990, đi sâu thảo
luận về cơ chế, khuôn khổ, cách thức liên kết kinh tế, về thực trạng hợp tác tại một số
dự án quan trọng, về quan hệ đầu tư, tài chính, thương mại giữa hai nước... Đặc biệt,
tác giả Henry Wai - Chung Yeung đã khắc họa rõ nét về sự liên kết của Chính phủ
Singapore và các địa phương của Trung Quốc trong hợp tác đầu tư. Các cơ hội, thách
thức trong hợp tác kinh tế ở hai nước cũng được các tác giả nghiên cứu và xem xét.
Lĩnh vực hợp tác đầu tư giữa hai nước được các học giả Singapore đã đề cập ở
các công trình như: Yunhua Liu, Facing the challenge of rising China: Singapore’s
responses (2007); Luận văn Thạc sĩ của Han Minli, bảo vệ tại Đại học Quốc gia
Singapore năm 2008: ‘The China - Singapore Suzhou Industrial Park’: Can he
Singapore Model of Development be Exported? What Worked, What Didn’t, and

4.3.2. Đối với Trung Quốc
Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa trong điều kiện nền kinh tế kém phát
triển. Vốn đầu tư, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và nguồn nhân lực kỹ
thuật cao trở thành nhu cầu hết sức lớn của Trung Quốc đối với công cuộc hiện đại
hóa đất nước. Trên thực tế, có thể khẳng định rằng, những thành tựu trong quan hệ
Singapore - Trung Quốc có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã
hội cũng như củng cố ổn định chính trị và tăng cường quan hệ đối ngoại của
Trung Quốc.
Quan hệ Singapore - Trung Quốc mang lại lợi ích đáng kể, góp phần xây dựng
cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực và phát triển kinh tế Trung Quốc.
Đầu tư của Singapore giải quyết nhu cầu thiếu vốn của Trung Quốc. Trong giai
đoạn 1990 - 2010, vốn của Singapore đầu tư vào Trung Quốc không ngừng tăng lên,
thời điểm cao nhất chiếm 7,49% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Điều này cho thấy lượng vốn của Singapore đầu tư vào Trung Quốc không nhỏ.
Những kết quả trong đầu tư của Singapore ở Trung Quốc góp phần giúp Trung Quốc
xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, mời gọi và thu
hút đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia. Singapore cũng góp phần thúc
đẩy một số lĩnh vực quan trọng của Trung Quốc phát triển như dịch vụ giáo dục, du
lịch, công nghệ thông tin, hóa dầu, bất động sản, dịch vụ lao động.
Vốn đầu tư của Singapore hướng tới việc khai thác thị trường lao động giá rẻ
ở Trung Quốc nên tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp (60%) [72;
tr167]. Riêng vấn đề này, Singapore đã góp phần trong việc biến Trung Quốc trở
thành “công xưởng của thế giới”. Bên cạnh đó, việc Singapore chuyển giao các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang Trung Quốc thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc từ các ngành công nghệ thấp sang sản
xuất với công nghệ cao, góp phần giúp Trung Quốc nâng cao khả năng cạnh tranh
trong ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ. Quá trình đầu tư của Singapore
vào Trung Quốc đi liền với việc Singapore đầu tư và lắp đặt các dây chuyền công
nghệ, chuyển giao máy móc. Quá trình tiếp nhận các dây chuyền đầu tư trên của
Singapore và vận hành nó đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển đội ngũ
các nhà quản lý, công nhân lành nghề của Trung Quốc được tiếp cận với công nghệ
hiện đại, nâng cao trình độ, cũng là những tập dượt nhằm tiếp nhận các dây chuyền
kỹ thuật từ các đối tác quan trọng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và đối tác Âu, Mỹ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top