Ely

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên - cơ sở triết học cho sự phát triển bền vững của xã hội. Tìm hiểu thực trạng việc giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số giải pháp về dân số, chính sách, pháp luật, giáo dục, đào tạo cán bộ, phát huy nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam
CHƢƠNG 1: TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ........................ 8
1.1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế ...................................................... 8
1.2. Môi trường và bảo vệ môi trường ................................................................ 16
1.3. Phát triển bền vững ...................................................................................... 29
1.4. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên vì sự
phát triển bền vững.............................................................................................. 37
CHƢƠNG 2: KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 48
2.1. Thực trạng quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay........................................................................................................................ 48
2.2. Một số giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự
nhiên nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay…….. ............................................................................................................. 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ….. ..................................................... 98
được các quy luật của tự nhiên. Nhờ đó mà chi phối và cải biến được giới
tự nhiên. Khi đã nắm bắt được các quy luật của tự nhiên, con người đã:
“tạo ra những biến đổi đó mà bắt tự nhiên phải phục vụ những mục đích
của mình mà thống trị giới tự nhiên” [11,654]. “Con người bắt đầu thống trị
giới tự nhiên và cứ mỗi lần thống trị đó tiến lên một bước là mỗi lần nó mở
rộng thêm tầm mắt của con người” [11,644]. Đó là những hoạt động có tính
toán trước, có kế hoạch trước và hướng vào những mục đích nhất định. Con
vật trong quá trình tồn tại cũng không ngừng tác động vào giới tự nhiên,
nhưng sự tác động của chúng tới tự nhiên dường như là con số không và
điều đặc biệt quan trọng là chúng hoàn toàn không hề có ý thức về những
hành động của chúng. Con vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên để thoã mãn nhu
cầu bản năng. Trái lại, con người với những mục đích đã định trước, bằng
những phương pháp và cách thức khác nhau đã và đang dần khám phá tự
nhiên, chinh phục tự nhiên và “chỉ có con người mới in được cái vết của ý
chí lên trái đất mà thôi” [11,654].
Như vậy, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động riêng có ở con
người, là hoạt động mang tính mục đích, được thực hiện thông qua lao
động của con người. Con người phải tiến hành lao động, tác động vào tự
nhiên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm tăng trưởng kinh tế, đó là yêu
cầu khách quan của xã hội, là điều kiện cơ bản và tiên quyết mà ngày nay
cũng như hàng ngàn năm trước đây con người phải tiến hành từng ngày
từng giờ cốt để duy trì sự sống của mình và đảm bảo sự phát triển của xã
hội. Mặt khác, tác động vào tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất không
những là cơ sở đảm bảo sự sinh tồn của xã hội mà còn là cơ sở để hình
thành nên các mối quan hệ xã hội khác, tạo ra mối liên hệ của con người
với con người và con người với tự nhiên. Tuy nhiên, sự tác động đó không
được quá mức để dẫn tới việc phá vỡ hệ thống tự nhiên - con người - xã
hội, một hệ thống lớn và bao trùm nhất trong hệ thống sống, vì rằng chúng

đều là những yếu tố thống nhất một cách biện chứng và chặt chẽ với nhau,
quy định và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển.
Tác động vào tự nhiên và cải biến tự nhiên, dần dần con người đã
thống trị tự nhiên. Đó chính là thắng lợi của con người, nhưng chúng ta lại
đang dần quên đi điều mà Ph.Ăngghen đã nhắc nhở từ lâu rằng: “Trong
giới tự nhiên không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả, hiện tượng này
tác động đến hiện tượng khác và ngược lại” [11,652]. Con người tác động
đến tự nhiên, biến đổi tự nhiên nhằm phục vụ mục đích cho mình thì tự
nhiên cũng tác động trở lại con người bằng những hậu quả tương ứng. Con
người càng quan hệ tác động mạnh đến tự nhiên bao nhiêu thì càng làm cho
xã hội đạt được những bước tiến về khoa học kỹ thuật bấy nhiêu. Nhưng sự
tác động đó nếu không dựa trên sự hiểu biết những quy luật tự nhiên, quy
luật xã hội thì kết quả mà chúng ta đạt được chỉ là “cái gốc ban đầu”. Khi
nói đến vấn đề này, Ph.Ăngghen cũng đồng thời phê phán quan điểm tự
nhiên chủ nghĩa về lịch sử cho rằng: “chỉ có tự nhiên mới tác động đến con
người, chỉ có những điều kiện tự nhiên mới quy định ở khắp mọi nơi sự
phát triển lịch sử của con người. Quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng
con người cũng tác động trở lại giới tự nhiên, cải biến tự nhiên” [11,720].
Tự nhiên luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật khách quan - quy
luật tự nhiên sẵn có. Xã hội là một bộ phận của tự nhiên - bộ phận đặc biệt
được tách ra từ giới tự nhiên. Con người tồn tại trong xã hội, là sản phẩm
của quá trình tiến hoá của giới tự nhiên, luôn phải tuân theo cả quy luật tự
nhiên lẫn quy luật xã hội. Từ khi con ngưòi và xã hội loài người xuất hiện
tự nhiên đã phát triển một cách phong phú và sinh động hơn. Sự tác động
của tự nhiên vào xã hội mang tính tự phát, còn xã hội tác động vào tự nhiên
lại mang tính chủ đích, do dó sự tác động của con người vào tự nhiên sẽ
diễn ra theo hai hướng khác nhau: nếu tác động đúng quy luật thì làm cho
tự nhiên ngày càng phong phú, xã hội tiến bộ và làm cho đời sống con
người được cải thiện. Ngược lại khi con người tác động vào tự nhiên không
theo quy luật thì sẽ làm cho tự nhiên ngày càng cùng kiệt nàn kiệt quệ, mối
quan hệ giữa tự nhiên - con người - xã hội sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ trả
thù con người. Trong lịch sử, chúng ta đã từng có những nền văn minh phát
triển một cách rực rỡ và huy hoàng như nền văn minh Maya mà
Ph.Ăngghen đã dẫn chứng [xem 11], nhưng đáng tiếc đến ngày này nó chỉ
còn ghi lại dấu tích trên những trang sử sách. Sở dĩ như vậy là vì chính con
người và do bàn tay con người đã tác động đến tự nhiên một cách quá mức.
Vì thế mà Ph.Ăngghen đã nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta hoàn toàn
không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân
tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên… Tất cả sự thống trị
của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các
sinh vật khác là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có
thể sử dụng những quy luật đó một cách chính xác” [11,655]. Mặt khác để
giải quyết được mối bất hoà giữa con người với tự nhiên, con người chỉ dựa
vào nhận thức thôi thì chưa đủ mà cần có sự thay đổi trong hành động
của mình, cụ thể là sự thay đổi trong quá trình sản xuất.
Một lần nữa khẳng định rằng, chúng ta hoàn toàn thống trị được tự
nhiên với những mức độ khác nhau nhưng “chúng ta cũng không nên quá
tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên bởi vì cứ mỗi
lần ta đạt được thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”
[11,654]. Sự trả thù đó “thường không lường trước được” và “thường phá
huỷ tất cả những kết quả đầu tiên” [11,654].
Thế giới là vật chất - tính thống nhất vật chất của thế giới được thể
hiện ở mối liên hệ quy định ràng buộc lẫn nhau của các yếu tố tự nhiên -
con người - xã hội. Đây chính là cơ sở triết học để chúng ta nghiên cứu mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với sự phát triển bền
vững.
1.4.2. Phát triển bền vững - Sự thống nhất giữa tăng trƣởng kinh
tế với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top